“Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm” sẽ là nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người lần đầu tiên làm mẹ. Những chuyển động bên trong của thai nhi giúp cho mẹ bầu có thể cảm nhận được em bé trong bụng có khỏe mạnh hay không, do đó khi thai không đạp chính là điểm bất thường cần chú ý. Theo như các bác sĩ Sản phụ khoa chia sẻ nếu không kịp thời thăm khám điều trị vấn đề này rất có thể đây là hiện tượng báo lưu thai. Vậy “thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm” hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Thai máy là gì và cách theo dõi thai máy
Những thông tin về thai máy là gì?
Trước khi giải đáp vấn đề “thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm” thì mẹ bầu cần nắm bắt kiến thức về thai máy. Thai máy là gì, đây là thuật ngữ dùng trong y học chỉ các cử động, chuyển động của thai nhi và điều này thường xảy ra khi thai nhi 18-24 tuần tuổi (có trường hợp sớm hơn 16 tuần tuổi).
Trong giai đoạn đầu thai nhi còn quá nhỏ, những cử động thường rất nhẹ, do vậy mà mẹ bầu khó cảm nhận được thai máy, và chỉ có thể thấy những hành động của con khi đi khám thai qua màn hình siêu âm. Đến tam cá nguyệt thứ 2 ( khoảng từ 18-20 tuần) mẹ bầu đã bắt đầu có thể cảm nhận được chuyển động của con. Tuy nhiên nếu không thực sự để ý hay lần đầu tiên mang bầu không có kinh nghiệm, mẹ bầu thường không nhận ra, dễ nhầm lẫn với những biểu hiện khác về đường tiêu hóa như sôi bụng.
Từ tuần 20 khi kỳ thai nhi phát triển, các cử động của thai nhi dần rõ ràng, mạnh mẽ, mẹ bầu có thể cảm nhận được sự co duỗi, cú đạp, xoay người khiến mẹ kinh ngạc và thích thú với cảm giác này.
Đến cuối thai kỳ, khi thai nhi đã lớn, không gian trong bụng chật hẹp, mẹ sẽ không cảm nhận những cú lộn nhào của con nữa, mà thay vào đó là cú thúc bởi khuỷu tay, thậm chí có lúc còn sờ được vào bàn chân, tay của con nữa.
Cách theo dõi thai máy cho mẹ bầu như thế nào?
Như đã biết, tần suất chuyển động là cách để nhận biết tình trạng hiện tại của thai nhi, nếu con giảm cử động thì có thể là lời cảnh báo thai nhi không khỏe hay đang gặp vấn đề cần mẹ bầu thì kiểm tra thăm khám ngay. Mẹ bầu không nhất thiết phải ghi chép chi tiết những cú đạp, chuyển động của con nhưng cần dành thời gian chú ý, ghi nhớ những thói quen của con từ ngày này sang ngày khác, nhờ đó khi có thay đổi bất thường mẹ sẽ nhận biết sớm.
Để phát hiện thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm, mẹ bầu cần biết cách đếm cử động thai, cụ thể như:
- Mẹ bầu nên chọn 1 thời điểm nhất định trong ngày hoặc sau bữa ăn để đếm cử động của thai nhi.
- Trước khi đếm thai máy mẹ bầu nên đi tiểu để bàng quang trống. Sau đó đặt tay lên bụng để cảm nhận những cử động của thai trong vòng một giờ.
- Khi thai nhi có ít nhất 4 cử động trong 1 giờ thì đó là thai nhi khỏe mạnh. Còn trong lúc tỉnh giấc, thai nhi sẽ cử động ít nhất 3-4 lần/giờ
- Nếu thai nhi cử động ít hơn mức này, thì chính là thai máy đang bất thường. Còn khi thai máy hơn 20 lần cũng là thai máy quá nhiều.
Thai nhi đang gặp vấn đề rất có thể đến từ bản thân của người mẹ đang bị căng thẳng, stress, lúc này mẹ bầu cần bình tĩnh, nghỉ ngơi, nếu thấy thai nhi cử động nhẹ nhàng lại thì không sao, nhưng nếu thai máy vẫn nhanh, dồn dập thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm?
Khi theo dõi chuyển động của thai nhi, mẹ bầu nên tìm một không gian yên tĩnh để tập trung đếm số lần đạp của thai nhi trong khoảng 1 giờ. Theo như chia sẻ kinh nghiệm của bác sĩ Sản phụ khoa cho biết. khi bé thức, thường sẽ có 10 cử động trong khoảng 20 phút, cử động 4-5 lần/ 1 giờ hoặc 6-10 lần/ 2 giờ được xem là bình thường.
Vậy thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm thì khuyến cáo thai phụ khi thấy 4 giờ liên tục không cảm nhận được sự bất kỳ một chuyển động của thai nhi bởi đây có thể là biến chứng thai kỳ như huyết áp cao hay đái tháo đường.
Tuy nhiên không có quy định tiêu chuẩn vào về số lượng cử động của thai nhi phải hoạt động trong một ngày, hơn nữa, mỗi thai nhi sẽ có thói quen sinh hoạt trong bụng mẹ khác nhau, cho nên không phải lúc nào bé cử động ít đi cũng là điều xấu, nên mẹ bầu đừng quá lo lắng, suy nghĩ nhiều.
Thông thường bé sẽ hoạt động nhiều hơn vào những thời điểm nhất định như khi mẹ vừa mới ăn xong, khi mẹ đang nằm nghỉ ngơi. Bên cạnh đó thì cũng có những thai nhi sẽ hoạt động nhiều hơn khi mẹ đang ngủ và sẽ ngủ khi mẹ thức, dẫn đến nhiều tình trạng mẹ bầu hay mất ngủ do con “quậy” bên trong.
Khi thai nhi khỏe mạnh thì chu kỳ của bé thường kéo dài từ 20 phút đến 40 phút và sẽ không kéo dài quá 90 phút, trong lúc ngủ thai nhi thường không cử động. Do đó thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm đó là sau 90 phút liên tục bé không có bất kỳ cử động nào, mẹ bầu cần bình tĩnh và theo dõi thêm.
Nhìn chung mẹ bầu không cần quá lo lắng, suy nghĩ nhiều đến vấn đề thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm, nhưng cũng cần phải biết và chú ý, khoảng 90 phút liên tục không cảm nhận thai máy thì đó là điều bất thường.
Khi thai máy bất thường thì cần xử lý như thế nào?
Trong quá trình theo dõi thai máy, mẹ bầu cảm nhận thai máy đang có điểm bất thường kể trên, đặc biệt trong giai đoạn cuối thai kỳ thì cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Khi đến cơ sở y tế kiểm tra, bác sĩ có thể thực hiện một số kiểm tra, quan sát biến động của thai tim từ đó đánh giá tình hình sức khỏe thai. Cụ thể những bài kiểm tra như:
- NST ( Non stress test): Kiểm tra cử động của thai nhi nhưng không tác động kích thích hay gây ảnh hưởng đến thai nhi
- CST ( Contraction stress test): Theo dõi nhịp tim thai qua cơn gò tử cung
- OCT (Oxytocin Challenge test): Kiểm tra sức khỏe thai nhi qua sử dụng oxytocin gây cơn gò tử cung.
Cách giảm nguy cơ thai máy bất thường
Tự động theo dõi thai máy là điều cần chú ý nhưng không vì thế mà mẹ bầu quá để ý, đôi khi chính lo lắng căng thẳng ấy khiến thai nhi không an toàn. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cũng như giảm nguy cơ thai máy bất thường, mẹ bầu nên chú ý đến những điều dưới đây:
Theo dõi chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng chính là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi, cũng như tránh tình trạng thai máy bất thường. Do đó mẹ bầu cần chú ý tăng cường bổ sung các loại dưỡng chất có trong thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình:
- Tinh bột như các loại bánh mì, ngũ cốc; đạm trong thịt, đậu, trứng, sữa,..; chất xơ trong rau xanh, nước ép trái cây,...; các loại vitamin như canxi, sắt, A, D,...
- Uống đủ lượng nước phù hợp với cơ thể
- Tránh những loại thực phẩm cay nóng, có tính hàn, đồ ăn nhanh, chưa được tiệt trùng
- Tránh đồ uống có gas, rượu bia, hay các chất kích thích
- Hạn chế ăn loại thực phẩm mềm có thể dẫn đến co thắt tử cung như dứa, đu đủ, các loại cá chứa nhiều thủy ngân,...
Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ là việc làm bắt buộc mà mẹ bầu cần thực hiện, các chuyên gia khuyến cáo trong suốt thai kỳ nên đi khám thai khoảng 8 lần. Thông qua khám thai, mẹ bầu sẽ biết được sự phát triển của thai nhi, có thể kịp thời phát hiện những nguy cơ dị tật hay biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình mang thai.
Những dấu hiệu chết lưu hay nguy cơ bị sảy thai xảy ra không thể kiểm soát được, do đó việc để ý đến thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm cũng là cách mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ xấu có thể xảy đến cho bản thân.
Nhận biết dấu hiệu, triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ
Chú ý nhận biết sớm đến một số triệu chứng gây nguy hiểm đến thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu có những biện pháp can thiệp kịp thời:
- Đau bụng âm ỉ, dữ dội ở giữa bụng, trong thời gian dài, kèm theo cảm giác buồn nôn do dạ dày, ngộ độc thực phẩm hoặc tiền sản giật,...
- Đau bụng dưới một hoặc 2 bên cảnh bảo nguy cơ sinh non, sảy thai, mang thai ngoài tử cung,...
- Sưng phù chân tay, thị lực giảm sút, đau đầu, buồn nôn, cảnh báo tiền sản giật
- Sốt cao nhưng không có triệu chứng cảm lạnh, cúm thì rất có thể mẹ bầu đang bị nhiễm trùng.
Một số lưu ý khuyến cáo dành cho thai phụ
Bên cạnh những điều cần lưu ý tránh tình trạng thai máy bất thường thì các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu những vấn đề sau:
- Tránh xoa hay massage bụng bởi điều này có thể kích thích sinh non
- Không nên lạm dụng siêu âm, chỉ nên đi khám theo lịch khám thai định kỳ mà bác sĩ dặn
- Vận động sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh các hoạt động mạnh hoặc không phù hợp
- Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ
- Không xoa nắn ngực hay sờ đầu ti trong quá trình mang thai bởi điều này dễ gây co thắt tử cung dẫn đến sinh non, động thai hoặc sảy thai.
- Nếu cơ thể dị ứng với lông cần tránh tiếp xúc với động vật, bởi có thể gây dị ứng, hay chứa vi khuẩn gây hại.
- Kiêng quan hệ trong thời gian mang thai giai đoạn đầu và cần chú ý đến tư thế phù hợp, tránh động tác khó, vận động mạnh.
Bài viết trên đã giải đáp vấn đề “ thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm” để từ đó đưa ra những lời khuyên, khuyến cáo từ chuyên gia nhằm giúp thai phụ có chu kỳ thai kỳ khỏe mạnh. Thay vì quá để ý, lo lắng đến vấn đề thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm, mẹ bầu nên thoải mái tư tưởng, chăm sóc tốt cho bản thân và theo dõi thai nhi theo đúng chỉ dẫn, như vậy sẽ giảm thiểu tối đa những nguy cơ xấu có thể xảy ra.
“Thai không đạp bao lâu thì nguy hiểm” sẽ là nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người lần đầu tiên làm mẹ. Những chuyển động bên trong của thai nhi giúp cho mẹ bầu có thể cảm nhận được em bé trong bụng có khỏe mạnh hay không