[Giải đáp thắc mắc ] Thai 36 tuần là mấy tháng, chỉ số cân nặng

Tác giả:
Lê Tiến Đạt
Ngày
18/11/2023

Thai 36 tuần là mấy tháng, chỉ số thai, hình ảnh và cân nặng là những thông tin sẽ được bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Hưng Thịnh tư vấn tại bài viết dưới đây. Nắm được độ tuổi thai chính là điều mà mẹ bầu cần biết để chăm sóc sức khỏe cho thai nhi tốt hơn, hỗ trợ cho con phát triển tốt nhất. Để có những kiến thức chính xác về thời kỳ này thì bài viết mà phòng khám Hưng Thịnh đưa ra dưới đây sẽ rất cần thiết và hữu ích đối với mẹ bầu. Mời bạn đọc cùng theo dõi tìm hiểu ngay những thông tin sau.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Thai 36 tuần là mấy tháng, chỉ số thai , hình ảnh, cân nặng

Thai 36 tuần là độ tuổi mà thai nhi đã có sự phát triển toàn diện, lúc này thai đã có đủ các bộ phận và đang dần hoàn thiện thêm trước khi chào đời. Thai 36 tuần cũng là khoảng thời gian gần đến thai kỳ cuối cùng, là thời điểm mẹ bầu cần lưu ý. Cụ thể, thai 36 tuần là mấy tháng, chỉ số thai, hình ảnh, cân nặng như sau:

Thai 36 tuần là mấy tháng?

Thai 36 tuần là mấy tháng
Thai 36 tuần là mấy tháng

Thai 36 tuần được mấy tháng được bác sĩ tư vấn là thai đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ, chỉ cần khoảng 1 tháng nữa thôi thì mẹ bầu đã có thể đón thai nhi chào đời. Với thai nhi ở tháng thứ 8 là nằm trong tam cá nguyệt thứ 3, những tháng cuối của thai kỳ. Tại thời điểm này, thai đã có sự phát triển lớn, mẹ bầu đã có thể nhìn rõ được hình ảnh con yêu qua việc siêu âm hiện đại.

Thai 36 tuần là mấy tháng cũng là lúc mà mẹ bầu đã có thể biết chắc chắn về giới tính thai, để có những sự chuẩn bị tốt nhất cho con khi chào đời. Vậy thai 36 tuần có chỉ số thai, hình ảnh và cân nặng tiêu chuẩn như thế nào. Mời bạn đọc cùng theo dõi tiếp những thông tin chi tiết dưới đây.

Chỉ số thai, hình ảnh, cân nặng của thai 36 tuần

Ngoài câu hỏi thai 36 tuần là mấy tháng thì những thông tin về chỉ số thai, hình ảnh, cân nặng cũng là kiến thức mà mẹ bầu cần nắm được. Hiểu được những thông tin này chính là cách để mẹ bầu hiểu hơn về sự phát triển của con, xem rằng con đã phát triển đúng tiêu chuẩn chưa để chăm sóc con tốt hơn trong giai đoạn cuối này.

Đối với hình ảnh thai 36 tuần thì bé con trong bụng đã có hình dạng với đầy đủ các bộ phận, mặt mũi đã rõ và bộ phận sinh dục cũng phát triển. Còn đối với chỉ số thai và cân nặng thể hiện cụ thể theo từng mục như sau:

  • Cân nặng (EFW): Thai 36 tuần đã có lượng cân nặng khá ổn định, chỉ số cân nặng lúc này sẽ dao động khoảng từ 2,8 - 3kg. Ở một số trường hợp chỉ số cân nặng có thể lớn hơn hoặc thấp hơn nhưng không đáng kể.
  • Chiều dài (CRL): Để đo được chiều dài thai 36 tuần thì bác sĩ sẽ đo từ đầu cho tới chân của thai. Con số được ước tính về chiều dài của thai nhi lúc này sẽ khoảng 48 đến 51cm.
  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): Đối với chỉ số này thì bác sĩ sẽ đo dựa trên bán kính vòng đầu của thai nhi. Giới hạn của chỉ số lưỡng đỉnh sẽ khoảng 83 - 95mn, trung bình là khoảng 89mm.
  • Chiều dài xương đùi (FL): Giới hạn của đường kính xương đùi theo tiêu chuẩn sẽ dao động trong khoảng 64 - 76mm. và trung bình là 68mm. Chiều dài xương đùi này có thể đánh giá được sự phát triển về chiều cao của bé.
  • Chu vi đầu (HC): Đây là chỉ số để đánh giá về sự phát triển của não bộ thai 36 tuần. Giới hạn của chu vi đầu sẽ nằm trong khoảng 309 - 347mm, trung bình theo tiêu chuẩn sẽ được tính là khoảng 328mm.
  • Chu vi bụng (AC): Chỉ số chu vi vòng bụng được xác định để đánh giá về sự phát triển tại các bộ phận tại vùng này. Thai 36 tuần sẽ có chỉ số chu vi bụng giới hạn khoảng 285 - 358mm, trung bình khoảng 322mm.

Sự phát triển của thai 36 tuần

Sự phát triển của thai 36 tuần‍
Sự phát triển của thai 36 tuần

Thai 36 tuần là mấy tháng như đã giải đáp ở trên, đây là thời điểm mà thai đã có thể chuẩn bị cho sự ra đời sau khoảng một thời gian nữa. Trong khoảng độ tuổi này thì thai nhi cũng có sự phát triển nhất định về cơ thể, nhận thức và hành động trong bụng mẹ. Theo bác sĩ chuyên khoa tư vấn thì thai 36 tuần sẽ có những thay đổi điển hình là:

Thai 36 tuần tăng trưởng chậm lại

Sự tăng trưởng của thai 36 tuần khi đã gần cận kề với ngày chào đời thì thai sẽ phát triển chậm lại. Lúc này thai nhi chủ yếu là phát triển về mặt cân nặng và một chút về chiều dài cơ thể, các chỉ số khác sẽ không thay đổi đáng kể. Với sự hoàn thiện về cơ thể và các bộ phận bên trong thì thai nhi lúc này đã có thể sẵn sàng cho việc chào đời. Ngoài ra, thai 36 tuần cũng đã chủ động nằm yên để dự trữ nguồn năng lượng, việc này rất cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở trong quá trình tới.

Phần xương toàn thân và hộp sọ mềm

Tuy đã có sự phát triển toàn diện nhưng thai nhi sau này vẫn cần di chuyển ra khỏi âm đạo nên phần xương toàn thân và hộp sọ còn mềm. Không chỉ có vậy mà xương và sụn của thai nhi ở thời kỳ cuối cùng khá mềm để phục vụ cho quá trình sinh nở sau này diễn ra trơn tru và dễ dàng hơn. Mẹ cầu cũng không cần quá lo lắng về trường hợp này, vì sau khi sinh ra thì hộp sọ và dưỡng toàn thân sẽ dần cứng cáp trong vài ngày đầu sau khi con chào đời.

Đôi tai của thai nhi phát triển hơn

Trong những tuần gần cuối thai kỳ thì hầu như bé đều phát triển rất tốt về thính giác, đặc biệt là đội nhạy cảm về âm thanh. Theo một số nghiên cứu cho thấy thì thai nhi lúc này còn có thể nhận biết được giọng nói quen thuộc, một số bài hát mà mẹ thường xuyên truyền tải đến. Thời điểm này cũng là khoảng thời gian rất tốt để mẹ bầu thai giáo thêm cho bé, mỗi tối mẹ nên dành thời gian để trò chuyện cùng con, đọc truyện hay cho bé nghe những bản nhạc phù hợp để kích thích sự phát triển não bộ của bé.

Lớp sáp bã nhờn bao phủ biến mất

Ở hầu hết thai nhi trong bụng mẹ đều có một chất sáp màu trắng hay còn gọi là bã nhờn, chất nhầy thai nhi bao phủ khắp cơ thể suốt thai kỳ. Nhưng đến khi thai 36 tuần thì lớp bao phủ này sẽ tự tan biến đi, đây là một cơ chế tự nhiên và hoàn toàn không gây ra sự ảnh hưởng nào nên mẹ bầu không nên lo lắng. Khi lớp bã nhờn này tan biến thì bé sẽ nuốt chúng giống như các chất dinh dưỡng khác để giúp cho ruột bắt đầu hoạt động. Đó là lý do mà mẹ bầu sẽ thấy phân su màu xanh đen trong lần đầu tiên bé thải các chất ra ngoài.

Hệ tiêu hóa của thai 36 tuần chưa hoàn thiện

Thai 36 tuần đã hoàn thiện về chức năng của các bộ phận trên cơ thể, đồng thời bé cũng đã có hệ miễn dịch đủ để chống khỏi những tác động bên ngoài gây ra viêm nhiễm sau khi ra khỏi bụng mẹ. Lúc này chức năng tuần hoàn máu của thai nhi cũng đã phát triển toàn diện để nuôi dưỡng cơ thể. Bên cạnh đó, ở một số bộ phận trên cơ thể như hệ tiêu hóa lúc này cần thêm thời gian để có thể hoàn thiện hơn về chức năng.

Lý do vì sao mà thai 36 tuần lại chưa hoàn thiện về hệ tiêu hóa? Đó là bởi vì khi thai phát triển trong bụng thì chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thông qua dây rốn. Điều này đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa chưa chính thức hoạt động dù đã hình thành. Để có thể hoàn thiện với chức năng chính thức thì thai nhi sinh ra sẽ cần khoảng 1 - 2 năm đầu thì hệ tiêu hóa mới hoạt động đúng theo tác dụng của nó.

Mẹ bầu 36 tuần có những thay đổi nào?

Mẹ bầu 36 tuần có những thay đổi nào?
Mẹ bầu 36 tuần có những thay đổi nào?

Không chỉ thai 36 tuần có sự thay đổi mà mẹ bầu ở thời điểm này cũng có những thay đổi rõ rệt. Đây cũng là một thông tin mà mẹ bầu cần biết để hiểu hơn về sự thay đổi của cơ thể, tránh tình trạng lo lắng không đáng có. Những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn này là:

  • Sa bụng bầu: Tình trạng sa bụng bầu là khi mà quá trình thai nhi di chuyển xuống vùng dưới bắt đầu. Quá trình này sẽ diễn ra khoảng trước một vài tuần trước khi mẹ bầu bắt đầu chuẩn bị sinh con. Bụng của mẹ lúc này cũng có dáng xệ xuống dưới hơn và to rõ ràng.
  • Đau xương chậu và đi tiểu nhiều: Sa vùng chậu thường kéo theo tình trạng đau vùng chậu, bụng càng xuống dưới thì sẽ càng nặng nề và đau hơn. Vì thai lớn nên sự chèn ép tại bàng quang sẽ càng mạnh, vậy nên mẹ bầu sẽ có biểu hiện đi tiểu càng nhiều hơn. Tuy nhiên, không vì lý do này mà mẹ bầu hạn chế uống nước, cần lưu ý uống đủ lượng nước mỗi ngày.
  • Tay chân phù nề: Sự thay đổi rõ nhất khi thai 36 tuần của mẹ bầu là tay chân phù nề, đặc biệt là bàn chân và mắt cá chân. Tình trạng này thường thấy ở tất cả mẹ bầu, sự phù nề có thể nhiều hay ít tùy vào thể trạng của mỗi người. Lúc này mẹ bầu nên sử dụng những loại giày dép phù hợp, tạo cảm giác thoải mái cho đôi chân và có thể massage để thoải mái hơn.
  • Mất ngủ: Vì thai 36 tuần đã phát triển lớn, vòng bụng mẹ cũng sẽ phát triển to nên việc lựa chọn một tư thế ngủ sẽ rất khó khăn. Bụng chèn ép quá lớn còn khiến cho mẹ khó ngủ, nhất là khi ngủ ở một tư thế không thoải mái. Theo bác sĩ tư vấn thì tư thế mà mẹ bầu nên áp dụng để dễ ngủ hơn là nằm nghiêng sang bên trái, chân phai co lên và đặt tự vào một chiếc gối.
  • Ngứa bụng: Đây là tình trạng cũng do nguyên nhân thai lớn và bụng tăng kích thước. Khi da ở cùng bụng căng ra thì sẽ kéo theo tình trạng rạn ngứa, khó chịu. Để khắc phục hiệu quả thì mẹ bầu nên sử dựng các loại kem bôi lành tính, có tác dụng làm mềm và ẩm da.
  • Thay đổi về tâm lý: Vì là giai đoạn cuối của thai kỳ nên mẹ bầu thường rất lo lắng, tâm lý không được ổn định nên thường xuyên stress hơn. Việc nên làm để ổn định tâm lý mà mẹ bầu nên tập thêm yoga, ngồi thiền hay nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện với chồng...để giải tỏa tâm lý hiệu quả.
  • Một số thay đổi khác: Ngoài những sự thay đổi điển hình khi thai 36 tuần trên thì mẹ bầu còn có thể thay đổi về vòng 1 to, căng tràn hơn, âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn và có chừng đầy hơi, ợ nóng và khó tiểu,...Để hạn chế những thay đổi này thì mẹ bầu nên chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bản thân.

Lưu ý khi thai 36 tuần mẹ bầu cần biết

Lưu ý khi thai 36 tuần mẹ bầu cần biết
Lưu ý khi thai 36 tuần mẹ bầu cần biết

Để chuẩn bị tốt cho quá trình sinh sản sắp tới, mẹ bầu không chỉ cần hiểu rõ về những thông tin về thai 36 tuần là mấy tháng, chỉ số thai, hình ảnh, cân nặng. Mà thêm vào đó là chị em cần trang bị cho mình những kiến thức cần lưu ý như sau:

Thai 36 tuần cần khám những gì?

Khám sức khỏe thai kỳ là việc mà mẹ bầu cần lưu ý thực hiện đúng theo chỉ định để nắm bắt được chính xác các vấn đề trong quá trình mang thai. Đối với thai 36 tuần thì mẹ bầu cần lưu ý thực hiện khám những hạng mục sau:

  • Khám sức khỏe tổng quát, đo huyết áp, xét nghiệm máu theo tư vấn của bác sĩ.
  • Siêu âm màu để có thể theo dõi chi tiết về doppler động mạch rốn, động mạch não, kiểm tra dây rốn, nước ối, động mạch tử cung,...
  • Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm những biến chứng liên quan đến tiền sản giật, kiểm tra đường huyết thai kỳ và những biến chứng khác.
  • Nghe tim thai và đo chiều cao của tử cung, cũng như kiểm tra cổ tử cung, đánh giá độ dài, mở của cổ tử cung để chẩn đoán và điều trị sớm những vấn đề về dọa sinh non nguy hiểm.
  • Kiểm tra và tiến hành xác định ngôi thai sớm nhằm đưa ra những giải pháp sinh sản phù hợp với mỗi chị em.

Một số lưu ý cần ghi nhớ khác

Ngoài lưu ý về việc thăm khám đúng hạng mục và đúng thời điểm thì mẹ bầu còn cần lưu ý thêm một số điều sau đây:

  • Chú ý theo dõi về những sự chuyển động của thai, đếm số lần thai máy và đi khám ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường.
  • Tìm hiểu về những dấu hiệu chuyển dạ sớm để có những cách xử lý kịp thời.
  • Giai đoạn cuối này, mẹ bầu vẫn cần bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng để thai có thể phát triển toàn diện hơn, sẵn sàng trước khi chào đời.
  • Thường xuyên theo dõi nhịp tim và huyết áp của cơ thể để nắm được rõ những vấn đề bất thường, ảnh hưởng khiến cho mẹ bầu sinh non.
  • Thời kỳ thai 36 tuần thì mẹ bầu cũng cần thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Vì nếu cứ giữ tâm lý như vậy thì thai phụ rất dễ mắc trầm cảm sau khi sinh.
  • Khi lựa chọn khám sức khỏe sinh sản thì tuyệt đối lưu ý lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để thực hiện khám, tránh tình trạng sai lệch về kết quả khiến cho mẹ hoang mang, lo lắng không đáng có.

Tóm lại, bài viết trên là toàn bộ những thông tin mà bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh muốn tư vấn cho mẹ bầu về những vấn đề: Thai 36 tuần là mấy tháng, chỉ số, hình ảnh, cân nặng và những kiến thức liên quan khác. Nếu còn câu hỏi nào cần được giải đáp thêm thì mẹ bầu hãy liên hệ ngay tới số điện thoại 0366.655.466 để được tư vấn nhanh chóng và  miễn phí 24/24. Chúc cho tất cả chị em sẽ có một thai kỳ thật khỏe mạnh, an toàn.

Thai 36 tuần tương đương với 9 tháng kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Đây là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ và đồng thời là giai đoạn mà sự phát triển của thai nhi đã đạt đến mức độ hoàn thiện cao.

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvan