Thai 37 tuần là mấy tháng, hình ảnh bầu 37 tuần là mấy tháng, chỉ số thai và cân nặng hiện tại như thế nào được hầu hết các mẹ bầu quan tâm. Khi thai nhi đạt 37 tuần tuổi đã có sự phát triển các cơ quan gần như hoàn thiện và mẹ có thể sinh bé bất cứ lúc nào, do đó bạn cần phải thật thận trọng, lưu ý trong các hoạt động đồng thời theo dõi thai đúng cách. Vậy thai 37 tuần là mấy tháng, bé trong giai đoạn này đã phát triển như thế nào? Bài viết sau đây là những thông tin chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia về thai 37 tuần để chị em tham khảo.
Thai 37 tuần là mấy tháng, cân nặng, chỉ số thai và hình ảnh

Bước vào giai đoạn 37 tuần tuổi, thai nhi đã phát triển gần như toàn diện và có khả năng thích ứng được với cuộc sống ở bên ngoài cơ thể mẹ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng phải lưu ý đến các dấu hiệu chuyển dạ, chế độ chăm sóc sức khỏe và thực đơn dinh dưỡng.
Bầu 37 tuần là mấy tháng, cân nặng và các chỉ số thai
Theo đội ngũ chuyên gia về Sản phụ khoa, ở tuần thai thứ 37 thì thai nhi đã được coi là đủ tháng và trong một vài tuần tới bé có thể chào đời. Chính vì vậy mà việc mẹ bầu lo lắng, băn khoăn đến quá trình chuyển dạ cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Đối với câu hỏi thai 37 tuần là mấy tháng thì lúc này mẹ đã ở những tuần thai cuối và cụ thể là tháng thứ 9 trong thai kỳ.
Vào thời điểm tuần 37, bé yêu đã “tròn trĩnh” hơn hẳn so với trước đó, đạt kích thước tương đương với một quả đu đủ lớn. Cân nặng của thai 37 tuần trung bình vào khoảng 2,8 kg, chiều dài tính từ đầu cho đến gót chân khoảng 48,5 cm. Ở những tuần thai cuối cùng, bé yêu sẽ gia tăng cân nặng rất nhanh vào khoảng 14g/ngày và chuẩn bị chào đời.
Ngoài việc biết được thai 37 tuần nặng bao nhiêu kg, mẹ bầu cũng có thể đồng thời tham khảo những chỉ số khác của thai để theo dõi sự phát triển của con được hiệu quả hơn. Cụ thể, thai nhi 37 tuần sẽ có chỉ số đường kính lưỡng đỉnh trung bình 91mm, chu vi đầu trung bình 335mm, chiều dài xương đùi trung bình 71mm và chu vi bụng trung bình 331mm.
Hình ảnh, sự phát triển của thai nhi khi đạt 37 tuần tuổi
Sau khi nắm được thai 37 tuần là mấy tháng, hẳn sẽ có rất nhiều mẹ bầu tò mò về quá trình phát triển của con yêu lúc này. Theo đó, thai nhi 37 tuần sẽ phát triển với các đặc điểm như:
- Thai đạt 37 tuần tuổi thông thường đã ổn định được vị trí đầu, cụ thể là phần đầu của bé chúc xuống phía dưới phần xương chậu của mẹ, đồng thời đè lên xương mu giúp quá trình sinh nở của mẹ về sau đó được dễ dàng hơn. Trong trường hợp thai chưa quay đầu (ngôi thai ngược) thì bạn cần chủ động trao đổi cùng bác sĩ sản khoa để có phương án xử lý, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ an toàn, thuận lợi.
- Tuy rằng thai 37 tuần đã khá cứng cáp, phát triển gần như toàn diện và có thể ra đời, thế nhưng thực tế là ở vài tuần cuối cùng bé sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn chức năng của phổi. Bên cạnh đó, khoảng 2 tuần sau tuần thứ 37 thì não bộ của bé yêu mới đạt mức trưởng thành hoàn thành, đảm bảo thích nghi được với cuộc sống bên ngoài.
- Thai 37 tuần phát triển ra sao, hệ thống miễn dịch của bé vào thời điểm này cũng đã được hoàn thiện. Lúc này, miễn dịch của thai vẫn được trực tiếp tiếp nhận từ mẹ, tiếp tục duy trì đến khi bé chào đời và một thời gian đầu sau đó, cho tới lúc cơ thể của bé có khả năng tự sản xuất được các kháng thể giúp miễn dịch.
- Bé yêu trong bụng không còn đạp nhẹ như trước mà sẽ có những cú đạp mạnh hơn. Lý do là bởi thai 37 tuần đã cứng cáp, thường xuyên vận động liên tục, cộng với việc không gian trong bụng mẹ đã trở nên chật chội. Chính vì thế, trong trường hợp nhận thấy thai ít đạp bất thường thì mẹ bầu phải nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.
- Trong giai đoạn thai ở tháng thứ 9, bé cũng đang tập luyện, thực hiện nhiều hoạt động bên trong bụng mẹ. Điển hình là luyện tập chức năng hô hấp bằng cách hít vào và thở ra trong nước ối, luyện tập phản xạ thị giác bằng cách chớp mắt, mở mắt…
- Quan sát hình ảnh siêu âm thai 37 tuần, mẹ bầu có thể sẽ thấy con yêu làm hành động như mút tay trên miệng. Đây là điều khá thú vị và động tác này cũng cần thiết để chuẩn bị cho việc sau khi chào đời giúp cho bé tập thói quen bú sữa mẹ.
- Ngón tay của thai nhi cũng đã cử động một cách linh hoạt hơn, mẹ bầu qua siêu âm sẽ thấy được tay bé có động tác giống như cầm đồ vật, thậm chí là bé còn có thể tự nắm lấy một bộ phận nào đó trên cơ thể mình, ví dụ như ngón chân, mũi, dây rốn…
Cơ thể mẹ bầu ở tuần thứ 37 có những sự thay đổi nào?

Bên cạnh sự phát triển, hình ảnh thai 37 tuần là mấy tháng thì cơ thể bà bầu vào thời điểm này cũng sẽ có nhiều thay đổi mà bạn nên lưu tâm. Theo đó, vào tuần 37 của thai kỳ mẹ bầu thường có thể nhận thấy một số hiện tượng như dưới đây:
- Cơn co thắt Braxton Hicks (chuyển dạ giả): Triệu chứng cơn co thắt Braxton Hicks sẽ diễn ra với tần suất thường xuyên và kéo dài hơn ở tuần thứ 37 trong thai kỳ. Thậm chí là có đôi khi cường độ và nhịp độ của tình trạng này dễ bị nhầm lẫn với chuyển dạ sớm, vì vậy chị em cần có sự phân biệt rõ giữa cơn co Braxton Hicks với dấu hiệu chuyển dạ và đi khám bác sĩ khi cần thiết để tránh xảy ra vấn đề rủi ro.
- Dịch âm đạo tăng tiết, có thể lẫn đốm máu: Cổ tử cung của mẹ vào thời điểm tuần thai thứ 37 thường dễ bị kích thích dẫn đến tăng lượng dịch âm đạo tiết ra kèm theo một vài đốm máu nhỏ. Đây là hiện tượng bình thường nên chị em không cần phải hoang mang hay quá lo lắng. Ngược lại, với các trường hợp bị ra máu nhiều hơn bất thường thì ngay lập tức phải đi khám để tìm ra nguyên nhân và xử lý cho kịp thời.
- Một số vấn đề về tiêu hóa: Sự phát triển của thai và các hormone thay đổi ở tuần thứ 37 có thể khiến mẹ bầu đối mặt với những triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy hoặc buồn nôn. Để cải thiện điều này, bạn nên uống nhiều nước, chia nhỏ bữa ăn giúp hấp thụ vào cơ thể dễ hơn. Tuy nhiên, một vài trường hợp tiêu chảy kèm khó chịu ở bụng có khả năng là biểu hiện chuyển dạ sớm, vì thế bạn hãy chủ động theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân mình.
- Vết rạn da trên cơ thể: Thai 37 tuần là mấy tháng, lúc này mẹ ở tháng thứ 9 của thai kỳ nên cân nặng cũng đã tăng lên khá nhiều khiến cho làn da bị căng quá mức. Điều này dẫn đến tình trạng các vết rạn tiếp tục xuất hiện trên cơ thể mẹ bầu, tập trung chủ yếu ở những vị trí như bụng, đùi, hông, cánh tay… Chị em phụ nữ nên bổ sung thêm nhiều nước, sử dụng những sản phẩm kem thoa an toàn có thành phần thiên nhiên để hiện tượng rạn da được thuyên giảm bớt.
- Mẹ bầu có thể bị khó ngủ: Trong vài tháng cuối của quá trình mang thai, không ít chị em phụ nữ gặp phải triệu chứng khó ngủ, trằn trọc, xảy ra do nhiều nguyên nhân như đau nhức mỏi cơ thể vào ban đêm, chuột rút, cảm giác ngứa ngáy trên cơ thể, chứng ợ nóng, thai hoạt động mạnh… Mẹ bầu giai đoạn này hãy thử tham khảo một số biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ như vận động nhẹ nhàng, tập Yoga, thiền…
- Tâm lý trở nên hồi hộp: Vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, mẹ chuẩn bị được gặp bé yêu nên tâm lý cũng trở nên lo lắng, hồi hộp nhiều hơn trước, hoặc có những chị em lần đầu tiên mang thai thì còn có thể cảm thấy sợ hãi. Các chuyên gia chia sẻ, tinh thần căng thẳng quá mức có khả năng gây tác động và kích thích một số phản ứng của cơ thể, dẫn tới việc sinh nở gặp trở ngại. Bởi vậy, bà bầu nên duy trì tâm trạng thoải mái, thư giãn đầu óc giúp quá trình “vượt cạn” sắp tới được suôn sẻ.
Những lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu mang thai tuần 37
Từ tuần thai thứ 37, chắc hẳn mẹ bầu đang rất mong ngóng, hồi hộp đợi đến ngày chào đón bé yêu ra đời, đặc biệt là mẹ có thể sinh vào bất kỳ thời điểm nào trong vòng 3 tuần sắp tới. Vì thế, ngoài việc nắm bắt thai 37 tuần là mấy tháng thì chị em đừng quên lưu lại cho mình những lưu ý quan trọng, cần thiết trong kế hoạch chuẩn bị, chăm sóc sức khỏe sau đây:
1. Đi khám thai theo định kỳ ở tuần thứ 37
Việc khám thai tuần 37 có mục đích đánh giá sự phát triển của thai hiện tại, kiểm tra vị trí ngôi thai, dự đoán thời điểm sinh giúp mẹ bầu có thể chuẩn bị một cách đầy đủ. Tương tự như những lần khám thai trước, ở tuần 37 mẹ bầu cũng sẽ được bác sĩ tiến hành siêu âm thai, đo các chỉ số thai, dự tính cân nặng của thai, bên cạnh đó là kiểm tra cơn gò của tử cung, kiểm tra lượng nước ối, đo nhịp tim… Ngoài ra, một số xét nghiệm cần thiết bao gồm:
- Xét nghiệm hồng cầu giúp xác định nhóm máu, kiểm tra mẹ bầu có gặp tình trạng thiếu máu hay không, hoặc trong máu có bị thiếu hụt tiểu cầu, hemoglobin không.
- Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ để kiểm tra lượng đường có trong máu.
- Xét nghiệm kiểm tra virus liên cầu khuẩn nhóm B giúp phòng ngừa nguy cơ em bé sinh ra mắc các bệnh lý nguy hiểm (viêm màng não, nhiễm trùng huyết…).
- Mẹ bầu tuần 37 cũng có thể cần thực hiện xét nghiệm kháng thể Rh, xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục… nếu như trước đó chưa làm.
2. Chế độ dinh dưỡng khi mẹ mang thai 37 tuần

Khi thai đạt 37 tuần tuổi, mẹ bầu vẫn cần duy trì cho mình một chế độ dinh dưỡng đầy đủ với protein từ thịt, cá, trứng, sữa…; Omega - 3 từ cá và các loại dầu thực vật; chất đường bột (bột ngũ cốc, gạo tẻ, gạo lứt…); vitamin và chất xơ có trong rau củ quả tươi, nho, táo, cam, lê, bưởi, đu đủ… Việc ăn nhiều loại rau quả, trái cây tươi ngoài ra còn cung cấp cho cơ thể mẹ chất phytochemical đóng vai trò quan trọng đối với quá trình “vượt cạn” tới đây.
Chuyên gia sức khỏe cũng đưa ra lời khuyên cho mẹ bầu là nên ăn uống chậm rãi để tránh tình trạng ợ hơi gây khó chịu. Bởi việc nhai, nuốt quá nhanh vừa không có lợi cho hệ tiêu hóa, vừa khiến mẹ bầu đồng thời nuốt nhiều không khí vào bên trong bụng.
3. Mẹ bầu tuần 37 nên tập luyện nhẹ nhàng
Việc vận động nhẹ nhàng với những bài tập, động tác phù hợp hàng ngày không những giúp mẹ tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ cho quá trình sinh nở sắp tới được thuận lợi hơn. Theo đó, mẹ bầu hãy thử tham khảo luyện tập hít thở sâu bằng bụng, bài tập nhẹ cho cơ sàn chậu, massage tầng sinh môn (duy trì cho đến ngày cận sinh). Điều này sẽ mang lại lợi ích giúp nâng cao thêm sức mạnh cho vùng cơ bụng, giúp tâm lý của mẹ được thư giãn, thoải mái để sẵn sàng “đối mặt” với quá trình chuyển dạ, đón bé yêu chào đời.
4. Sắp xếp chỗ nghỉ ngơi, chỗ ngủ cho hợp lý
Gần đến thời điểm sinh nở, bụng mẹ đã và đang ngày một to lên khiến cho việc đi đứng, di chuyển cũng gặp nhiều trở ngại. Do vậy, mẹ nên chuẩn bị chỗ nghỉ ngơi sao cho phù hợp, không nên ở tầng quá cao khiến việc đi lại khó khăn, ngoài ra cần đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát. Đồng thời người thân trong gia đình cũng nên ở gần chỗ với mẹ bầu giúp chăm sóc thuận tiện, đặc biệt là kịp thời phát hiện nếu bà bầu chuyển dạ và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế, chuẩn bị sinh nở an toàn, khỏe mạnh.
5. Mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc đi sinh
Chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng đồ dùng đi sinh là việc vô cùng quan trọng và mẹ nên hoàn thành trong thời điểm mang thai ở tuần thứ 37. Bạn có thể tham khảo những đồ đi sinh cần thiết dành cho cả mẹ và bé theo gợi ý như dưới đây của chúng tôi:
- Đối với mẹ: 2 - 3 bộ quần áo, áo khoác, mũ, tất, quần lót giấy, bỉm và băng vệ sinh, miếng lót chống thấm, các loại đồ cần thiết trong việc vệ sinh cá nhân (kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt, lược, khăn tắm, dung dịch phụ khoa…).
- Đối với bé: 6 - 7 bộ quần áo sơ sinh, tất chân và tay, mũ trùm, khăn sữa, khăn ủ ấm cho trẻ sơ sinh, tã lót, miếng lót sơ sinh, miếng lót chống thấm, khăn giấy đa năng, bình sữa và dụng cụ để vệ sinh, nước muối sinh lý, bông y tế, rơ lưỡi, tăm bông…
Chúng tôi hy vọng rằng bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ bầu nắm rõ thai 37 tuần là mấy tháng, hình ảnh bầu 37 tuần là mấy tháng cũng như những sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này. Ngoài ra, mẹ bầu cũng đừng quên tìm hiểu các dấu hiệu thay đổi trên cơ thể mình khi mang thai 37 tuần và lời khuyên của đội ngũ chuyên gia để chuẩn bị cho thời điểm “vượt cạn” sắp tới được thuận lợi, an toàn. Nếu cần được giải đáp câu hỏi, băn khoăn nào khác liên quan đến sức khỏe thai kỳ hay các bệnh phụ khoa, bạn đọc hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0366 655 466 để chuyên gia hỗ trợ kịp thời.
Thai 37 tuần tương đương với 8 tháng và 3 tuần, tính theo chu kỳ thai 40 tuần. Đây là giai đoạn cuối của thai kỳ, bé yêu đã phát triển đủ mạnh mẽ để có thể chào đời mà không gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về thai 37 tuần: