Thai máy là gì? Nằm ở vị trí nào? Xuất hiện vào thời điểm nào?

Ngày
26/4/2023

Trong chu kỳ mang thai theo dõi quá trình thai máy là điều cần thiết mà mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm để nắm được tình hình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Nhờ vào thai máy mà mẹ sẽ kịp thời phát hiện những vấn đề sức khỏe của thai nhi. Thai máy ở mỗi thai nhi khác nhau, có những bé tinh nghịch cử động liên tục, có những bé lại “hiền” cử động nhẹ nhàng. Vậy thai máy là gì, thai máy ở vị trí nào, thai máy như thế nào là bình thường, mẹ bầu cùng tham khảo qua bài viết được các chuyên gia sản phụ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ thông tin.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Thai máy là gì? Thai máy nằm ở vị trí nào?

Thai máy hay cử động thai là thuật ngữ sử dụng để miêu tả chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ. Những chuyển động này của bé thường là đạp bụng, vặn mình, khua chân tay, vươn vai. Sự vận động của bé khi ở trong bụng mẹ phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác nhau mà vị trí thai máy cũng như thời gian xảy ra thai máy ở mỗi mẹ bầu là khác nhau.

Thai máy thông thường xuất hiện vào thời điểm cuối thai kỳ, càng gần thời điểm sinh thì hiện tượng thai máy sẽ càng nhiều hơn và mạnh hơn. Nhiều khi bé đạp vào thành tử cung hoặc bụng khiến mẹ cảm thấy nhói đau. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường, bởi thai máy chính là một dấu hiệu cho mẹ biết bé đang phát triển một cách bình thường, khỏe mạnh, trong bụng của mẹ.

Thai máy chính là phản ứng của bé với các yếu tố bên ngoài xung quanh như âm thanh to, âm thanh yêu thích, ánh sáng chói vào bụng, mẹ bầu vui vẻ thích thú về điều gì đó, bé cũng có thể biểu thị suy nghĩ của mình bằng cách đạp hoặc trườn trong bụng mẹ,...

Thai máy là gì?
Thai máy là gì?

Thai máy ở vị trí nào là hợp lý?

Thai máu ở vị trí nào là mối quan tâm lớn của chị em phụ nữ, đặc biệt lần đầu làm mẹ khi không biết chính xác vị trí của em bé. Theo nghiên cứu, khảo sát các chuyên gia kết luận thai nhi sẽ chuyển động nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng, bởi vì khi mẹ nằm ở tư thế này bé sẽ thấy thoải mái nhất được hấp thụ nhiều máu và có thể cử động nhiều. Với mỗi vùng thai máy ở vị trí nào thì sẽ có những dấu hiệu đặc điểm riêng phản ánh sức khỏe và hiện tại tình trạng của bé.

  • Thai máy ở vị trí bụng dưới: Thai máy ở vị trí nào là hợp lý thì đó là phần bụng dưới, bởi vì:
  • Do mẹ bầu ăn no: Thai máy xuất hiện ở phần bụng dưới là do mẹ ăn no, bé cũng nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn khiến việc hoạt động của bé nhiều hơn.
  • Tác động từ môi trường bên ngoài: Với những âm thanh ồn, thì bé cũng máy nhiều hơn biểu thị sự khó chịu.
  • Do tư thế nằm: Thai máy ở vị trí nào phụ thuộc nhiều vào tư thế nằm của mẹ bởi điều này ảnh hưởng đến lượng máu và oxy mà bé được cung cấp.
  • Thai máy ở phần bụng bên trái: Mẹ bầu không cần quá lo lắng bởi điều này chứng tỏ bé đang lớn dần và bụng mẹ không còn đủ chỗ để phát triển, lúc này đầu bé đang quay về phía tử cung của mẹ để chuẩn bị cho sự ra đời.

Tuy nhiên dù thai máy ở vị trí nào thì mẹ bầu vẫn nên thực hiện khám thai theo định kỳ để chắc chắn sự phát triển của bé là hoàn toàn bình thường. không đáng lo ngại.

Thai máy xuất hiện vào thời điểm nào?

Thai máy xuất hiện vào thời điểm nào?
Thai máy xuất hiện vào thời điểm nào?

Khi mang thai ở tuần thứ 8, thai nhi đã bắt đầu có nhịp tim và biết cử động, tuy nhiên bé còn quá nhỏ để mẹ có thể cảm nhận những chuyển động này. Nhưng đến tuần thứ 15 trở đi mẹ đã có thể cảm nhận cử động thai máy của thai nhi rõ ràng hơn. Thường trong giai đoạn giữa thai kỳ, cử động của thai nhi không đều đặn, nhưng càng về sau càng đều đặn và rõ rệt hơn.

Thai máy xuất hiện vào thời điểm nào thì rõ ràng nhất? Thai máy đạt đỉnh trong giai đoạn từ tuần 30 đến tuần 38, lúc này mẹ sẽ cảm nhận cử động của bé khoảng 130 lần mỗi ngày, và số lần, cường độ thai máy sẽ diễn ra theo quy luật nhất định.

Để phát hiện được thai máy xuất hiện vào tuần thứ mấy còn phụ thuộc vào đây là lần thứ mấy mẹ mang thai. Đối với con rạ ( con thứ 2 trở đi) bình thường mẹ có thể cảm nhận thấy chuyển động của thai nhi vào khoảng trung bình tuần thứ 16, và với con so ( con đầu lòng) thì khoảng tuần thứ 22.

Thông thường bé cử động ít vào sáng sớm nhưng lại tinh nghịch nhiều hơn vào chiều tối, và đêm. Chính vì vậy mà nhờ thai máy người mẹ sẽ nắm được tình hình sức khỏe và phát triển của con. Tuy nhiên nếu thai máy có dấu hiệu bất thường ít đi hoặc bé đạp mạnh hơn thì đây chính là tín hiệu của bé đang thiếu một lượng lớn oxy hoặc bé đang khó chịu về một điều gì đó. Trong trường hợp này xảy ra thường do nhau thai bị lão hóa, nếu không kịp thời phát hiện, thai nhi dễ bị chết lưu.

Bên cạnh cảm giác hạnh phúc mong ngóng từng ngày thì thai phụ cần học cách theo dõi sức khỏe của thai nhi qua theo dõi thai máy như thời gian thai máy xuất hiện, cách đếm số lần thai máy. Đây là phương thức tích cực nhất để ba mẹ cùng bác sĩ có thể theo dõi bé một cách hoàn chỉnh, đặc biệt chú ý khi bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ.

Thai máy như thế nào là bình thường?

Thai máy như thế nào là bình thường?
Thai máy như thế nào là bình thường?

Những dấu hiệu thai máy như thế nào là bình thường là điều mà các mẹ bầu phải đặc biệt chú ý. Số cử động trung bình mỗi ngày của thai nhi là khoản 16-45 lần, và khoảng cách tối đa ghi nhận giữa các lần khoảng 50-75 phút. Thời gian ngủ của thai nhi trung bình thường kéo dài từ 20-40 phút và hiếm khi quá 90 phút, do vậy mà trong khoảng thời ngủ của bé, mẹ sẽ không cảm nhận được cử động thai máy.

Số lần thai máy cao nhất ở giai đoạn tuần 28-31 và giảm chút ít cho đến khi sinh. Theo điều tra, thì ở thời điểm chuẩn bị sinh số thai máy trung bình thường khoảng 31 lần trong 1 giờ hoạt động.

Tại sao mẹ bầu nên chú ý theo dõi thai máy thường xuyên?

Thai máy vừa là biểu hiện tình trạng sức khỏe vừa là cách bé thể hiện thái độ của mình với thế giới bên ngoài. Khi số lần cử động của bé giảm đó là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe của bé đang kém đi, khi bé cử động mạnh, có thể bé đang khó chịu, không hài lòng về thế giới bên ngoài hoặc bé đang kích thích, vui thích với điều gì đó. Với trường hợp thai nhi không thai máy hoặc thai máy yếu thì mẹ cần chú ý bởi có khả năng đã suy thai hoặc thai đã chết.

Để giảm thiểu tối đa tình trạng này cũng như giúp mẹ và bác sĩ nắm rõ hơn về tình trạng của bé, các chuyên gia khoa sản khuyến nghị mẹ bầu nên tự đếm số lần cử động thai mỗi ngày bắt đầu từ tuần thứ 28.

Hướng dẫn mẹ bầu cách theo dõi thai máy

Hướng dẫn mẹ bầu cách theo dõi thai máy
Hướng dẫn mẹ bầu cách theo dõi thai máy

Tần suất thai máy bao nhiêu lần mỗi ngày đều do nhịp tim sinh học của bé quyết định, vì vậy không có tiêu chuẩn rõ ràng nào để nhận biết thai máy như thế nào là bình thường, bất bình thường. Tuy nhiên bé càng lớn thì cử động càng nhiều, nhất là trong hai tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý theo dõi thai máy để đánh giá tình hình sức khỏe của bé con.

Mỗi ngày mẹ bầu nên chọn cùng một thời điểm, thường sau giờ ăn tối, nằm nghỉ ngơi và tập trung đến số cử động thai của bé ( đấm, đá, đạp, xoay, cuộn) trong vòng một giờ, cùng thời gian 10 cử động trong bao lâu, ghi lại và lập thành một biểu đồ. Tránh đếm thai máy khi bé ngủ nên chọn buổi tối bởi mẹ có thời gian nghỉ ngơi và bé cũng hoạt động nhiều nhất trong thời gian này.

Mẹ cần đi tiểu trước để bàng quang trống trước khi thực hiện đếm thai máy. Mẹ đặt tay lên bụng để cảm nhận những chuyển động của bé, và đếm.

Một thai nhi khỏe mạnh sẽ có ít nhất 4 lần cử động trong 1 giờ. Tuy nhiên nếu hôm nào đó bé yên lặng, ít đạp hơn bình thường thì mẹ có thể hoạt động một chút để kích thích phản ứng của bé:

  • Chuyển từ nằm sang đứng và đi lại nhẹ nhàng
  • Ăn đồ ăn ngọt, bánh sữa và đồ ăn yêu thích
  • Mát xa nhẹ nhàng toàn thân. xoa nhẹ bụng, hoặc gọi, gõ nhẹ lên bụng để gọi bé dậy

Sau đó mẹ tiếp tục theo dõi cử động của con, nếu số lần đạp của bé ít đi, chưa đến 10 lần trong 12 tiếng hoặc không được 4 lần cử động trong vòng 1 giờ thì đây là dấu hiệu cần chú ý, báo hiệu sự bất thường, lúc này mẹ bầu cần đi khám kiểm tra cụ thể ngay lập tức.

Cần làm gì khi thai máy bất thường?

Trong suốt thai kỳ, nhất là những tháng cuối nếu thai máy có dấu hiệu ít đi, bất thường thì mẹ cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra và phương pháp xử lý kịp thời. Khi thấy thai máy bất thường thì mẹ bầu nên làm gì?

  • Đi khám bác sĩ ngay lập tức: Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi, biến động của thai.
  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng với mẹ bầu và thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Nếu như không đủ chất dinh dưỡng cơ thể mẹ bầu sẽ bị suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về sức khỏe và trí tuệ của thai nhi.

Mẹ bầu nên bổ sung các dinh dưỡng như chất đạm từ thịt , cá, các loại đậu, sữa, ăn nhiều trái cây, rau xanh,..

  • Mẹ bầu cần tránh căng thẳng trong giai đoạn thai kỳ, cho nên mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, vận động nhẹ nhàng, làm điều mình thích, tâm sự với con nhiều hơn, cùng chồng chia sẻ những lo lắng, chuẩn bị tinh thần hứng khởi để chào đón bé con chào đời.

Quá trình theo dõi thai máy là niềm hạnh phúc của tất cả các mẹ bầu, đồng thời cũng là sợi dây kết nối mẹ và bé, giúp mẹ biết được tình hình sức khỏe của bé. Mẹ hãy dành thời gian quan sát cử động của thai nhi, và đi khám thai định kỳ để nắm rõ tất cả vấn đề về cân nặng, cảm xúc của bé con. Còn thắc mắc hay mẹ bầu chưa biết đi khám thai kỳ ở đâu có thể liên hệ hotline 0366655466 để các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn nhiệt tình miễn phí nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Vậy thai máy là gì, thai máy ở vị trí nào, thai máy như thế nào là bình thường, mẹ bầu cùng tham khảo qua bài viết được các chuyên gia sản phụ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ thông tin
Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ