Mang thai hộ là gì? tốt hay xấu có vi phạm không?

Ngày
17/6/2023

Mang thai hộ được xem là “chìa khóa vàng” mở ra niềm hy vọng mới cho những cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn, không thể sinh con. Ở nước ta, quy định này được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Thế nhưng, cho đến hiện nay có rất nhiều người vẫn đang mơ hồ về khái niệm mang thai hộ, thậm chí hiểu sai vấn đề gây ra một vài hậu quả đáng tiếc. Vậy mang thai hộ là gì? Mang thai hộ tốt hay xấu? Mang thai hộ có vi phạm không...Cùng tìm hiểu rõ hơn về những thắc mắc này qua nội dung bài viết mà phòng khám Hưng Thịnh chia sẻ dưới đây.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Mang thai hộ là gì?

Mang thai hộ là gì?
Mang thai hộ là gì?

Trước đây, mang thai hộ là hành vi bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, đến năm 2014, trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Nhà nước ta đã cho phép các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn tìm đến phương pháp mang thai hộ. Tuy nhiên, điều này cũng cần phải tuân thủ theo một số quy định kèm theo.

Cụ thể, trong Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi (HN&GĐ) năm 2014, mang thai hộ là việc một người phụ nữ tự nguyện mang thai con của các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn. Quá trình mang thai được thực hiện bằng cách lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ thai trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai.

Không phải ai cũng có thể nhờ người khác mang thai hộ. Nhà nước ta chỉ chấp nhận những trường hợp phụ nữ gặp phải các vấn đề sau đây được phép tìm người mang thai hộ:

Tử cung gặp phải vấn đề bất thường hoặc đã từng phẫu thuật cắt bỏ tử cung nên không thể mang thai.

Điều kiện sức khỏe nữ giới không tốt, có tiểu sử hoặc đang gặp phải các bệnh lý nguy hiểm như: suy tim, suy thận...Đây là những bệnh lý mà khi nữ giới mang thai sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng của cả mẹ và bé.

Nữ giới đã từng bị sảy thai nhiều lần, khó có khả năng giữ thai.

Nữ giới thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, kích thích buồng trứng...nhưng đều không mang lại kết quả tốt.

Việt Nam là một trong số ít các nước trong khu vực có cái nhìn “mở” về việc làm mang thai hộ. Tuy nhiên, dù đã được hợp pháp hóa vấn đề này từ năm 2014 nhưng mang thai hộ là gì vẫn là một khái niệm mơ hồ với nhiều người. Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy hoang mang, lo lắng vì không biết hành vi này có phạm pháp hay không, ai là người có thể thực hiện?

Bên cạnh đó, cũng có không ít trường hợp vướng phải một số rắc rối về pháp luật do không nắm bắt đầy đủ thông tin quy định. Chính vì thế, nếu không có khả năng có con và có ý định nhờ người khác mang thai, các cặp đôi nên tìm hiểu kỹ lưỡng về những thông tin nay.

Mang thai hộ là tốt hay xấu? Mang thai hộ có phạm pháp không?

Trong điều 3 của Luật HN & GĐ 2014, khái niệm mang thai hộ được chia làm 2 hình thức là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Với hình thức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, người phụ nữ sẵn sàng mang thai con của  các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn bằng cách nuôi cấy trứng đã thụ tinh của họ trong tử cung của mình. Điều này diễn ra hoàn toàn tự nguyện và hai bên không hề có thỏa thuận, điều kiện trao đổi nào.

Ngược lại, với hình thức mang thai hộ vì mục đích thương mại, người phụ nữ chấp nhận mang thai con của vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn nhưng với điều kiện phải đáp ứng được yêu cầu về lợi ích kinh tế hoặc lợi ích khác đã thỏa thuận trước đó. Điều này trên thực tế giống như một hoạt động giao dịch “mua bán người” mà Luật pháp hiện nay nghiêm cấm.

Như vậy, với thắc mắc mang thai hộ có phạm pháp không, câu trả lời là có nếu việc làm này chỉ diễn ra trên mục đích thương mại, kiếm tiền hoặc lợi ích cá nhân. Người bị phát hiện mang thai hộ trái phép, người thuê người khác mang thai hộ sẽ phải chịu những hình thức nghiêm khắc từ pháp luật.

Chưa kể, nếu nữ giới có đủ điều kiện mang thai nhưng lại muốn nhờ đến người khác, làm giả giấy tờ thủ tục xin mang thai hộ cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm. Cơ quan, tổ chức có những hành vi sai trái, giúp đỡ các cặp vợ chồng hoàn thiện hồ sơ trái phép hoặc không xem xét hồ sơ đã đồng ý tiến hành các biện pháp mang thai hộ cũng sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của Pháp luật.

Như vậy, mang thai hộ là một việc làm nhân đạo, không vi phạm pháp luật khi tất cả những điều này được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, giúp đỡ cặp vợ chồng không có khả năng có con mà không cần đòi hỏi điều kiện. Tất nhiên là trên tinh thần tuân thủ theo đúng nguyên tắc, quy định của pháp luật.

Ngược lại, những hành vi trao đổi, thỏa thuận các lợi ích từ việc mang thai hộ, mang thai hộ vì mục đích thương mại là những hành vi xấu, vi phạm pháp luật cũng như chuẩn mực đạo đức. Đây là hành vi đáng lên án và sẽ bị xử lý nghiêm khắc nếu bị phát hiện.

Mang thai hộ là tốt hay xấu?
Mang thai hộ là tốt hay xấu?

Đối tượng nào được phép mang thai hộ?

Về cơ bản, người mang thai hộ sẽ có những liên quan đến vấn đề pháp lý và tâm lý trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó, để kết quả thụ thai thành công, thai nhi phát triển khỏe mạnh cũng sẽ cần phải xem xét đến một số vấn đề về sức khỏe. Vì vậy, người mang thai hộ nên có đủ các điều kiện sau đây:

Người mang thai hộ nên là người thân thích, có họ với người vợ như: chị em ruột, chị em cùng cha khác mẹ, chị em con chú, con bác...Tuyệt đối không được là mẹ ruột hay cháu ruột vì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị dị tật do cận huyết.

Người mang thai hộ phải trong độ tuổi từ 21 - 35, việc mang thai quá sớm hoặc quá muộn sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nữ giới cũng như kết quả đậu thai, sự phát triển của thai nhi

Người mang thai hộ phải là người từng mang thai và sinh được một em bé khỏe mạnh, không mắc các vấn đề dị tật bẩm sinh.

Không mắc phải các bệnh truyền nhiễm như: viêm gan B, HIV, bệnh lậu, giang mai…Tâm lý ổn định, không gặp các vấn đề về thần kinh

Hoàn toàn đồng ý với bản cam kết tự nguyện mang thai hộ và đảm bảo có trách nhiệm trong suốt thai kỳ như: chăm sóc sức khỏe tốt, thăm khám thai định kỳ. Đồng thời chấp nhận hoàn toàn từ bỏ đứa trẻ sau khi sinh ra hoặc có trách nhiệm nuôi dưỡng trong trường hợp cặp vợ chồng mang thai hộ tử vong trước đó .

Như vậy, những thắc mắc thường gặp về quy định mang thai hộ đã được các chuyên gia giải đáp cụ thể trong bài viết. Hy vọng điều này sẽ giúp các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn có thêm hy vọng trong việc có con, sớm đón nhận trái ngọt từ những quy định mới trong luật Hôn nhân và Gia đình 2014 của Nhà nước

Vậy mang thai hộ là gì? Mang thai hộ tốt hay xấu? Mang thai hộ có vi phạm không...Cùng tìm hiểu rõ hơn về những thắc mắc này qua nội dung bài viết dưới đây nhé

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvan