Thai 27 tuần là mấy tháng chỉ số hình ảnh

Tác giả:
Lê Tiến Đạt
Ngày
13/4/2024

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi thường xuyên theo từng tuần. Đặc biệt là thai 27 tuần là mấy tháng - đây là thời điểm chuyển tiếp quan trọng sang tam cá nguyệt thứ 3 (giai đoạn cuối thai kỳ). Thời điểm này mẹ ăn nhiều hơn và thai nhi cũng tăng cân nhanh hơn. Nhiều mẹ bầu thắc mắc 27 tuần là mấy tháng và chỉ số thai nhi như thế nào là bình thường, nặng bao nhiêu thì phù hợp. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp các mẹ nhé.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Xem thêm:

Thai 27 tuần là mấy tháng - các chỉ số cơ bản

Thai 27 tuần là mấy tháng
Thai 27 tuần là mấy tháng

Khi theo dõi sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần quan tâm đến các chỉ số phát triển của con, có thể kể đến như: cân nặng, siêu âm hình ảnh, chu vi vòng đầu, vòng bụng, đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài đùi. Những chỉ số này thay đổi phản ánh phần nào sự phát triển của thai nhi.

Mang thai 27 tuần là mấy tháng, câu trả lời: tương đương với 6 tháng 3 tuần. Như vậy mẹ bầu đã trải qua hơn một nửa thai kỳ và bắt đầu bước vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, và còn khoảng 13 tuần nữa sẽ đến thời điểm dự kiến sinh.

Một số chỉ số của thai nhi ở tuần thứ 27 mẹ bầu cần biết:

  • Cân nặng: khoảng 900g
  • Chiều dài: từ đỉnh đầu đến gót chân khoảng 36,8cm
  • Chu vi vòng đầu: 241 - 280 mm
  • Chu vi vòng bụng: 205 - 273 mm
  • Chiều dài xương đùi: 46 - 59 mm
  • Đường kính lưỡi đỉnh: 62 - 77 mm

Dựa vào những thông số trên nếu chỉ số của trẻ phát triển nhỏ hơn nhiều, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân, kích thích thai hấp thụ phát triển để đảm bảo bé ra đời sức khỏe ổn định. Đối với trường hợp thai nhi phát triển quá to cũng cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng kiểm soát sự phát triển.

Ở tuần thứ 27 tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh đặc biệt về cân nặng, kích thước, các giác gian và não bộ.

  • Kích thước của con lúc này tương đương một bông súp lơ, bé đã có thể mở mắt và võng mạc đang hình thành, có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ thông qua tử cung của mẹ.
  • Bé đã biết nấc và đạp nhiều hơn
  • Khả năng nghe của bé cũng đang được hình thành, nhạy bén với âm thanh hơn, có thể nghe được tiếng của bố mẹ, tiếng xe cộ, tiếng nhạc mà bạn mở cho bé nghe. Trong giai đoạn này bố mẹ nên tâm sự với bé nhiều hơn nhé.
  • Bé cũng đang hình thành thói quen ngủ của riêng mình, mẹ có thể cảm nhận được các hoạt động của bé, thời gian bé nằm yên và khi ngủ.
  • Não bé vẫn tiếp tục phát triển dù chưa có bằng chứng cụ thể nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng ở giai đoạn 27 tuần bé đã biết nằm mơ.
  • Bé ngày càng bụ bẫm hơn, cơ bắp phát triển giúp bé trông cân đối hơn
  • Da của bé cũng không còn trong suốt như trước mà chuyển sang màu đỏ, nhăn và được bao phủ bởi lớp sáp trắng vernix.

Nhiều mẹ bầu lần đầu mới mang thai không chỉ thắc mắc 27 tuần là mấy tháng mà còn băn khoăn ở thời điểm này bé đã quay đầu chưa. Mặc dù bé chuyển động mạnh trong bụng mẹ những đây vẫn chưa là thời điểm bé con quay đầu, thông thường khi chạm mốc 32- 36 tuần bé sẽ từ từ quay đầu, chuẩn bị cho quá trình chào đời.

Hình ảnh thai nhi 27 tuần

Hình ảnh thai nhi 27 tuần
Hình ảnh thai nhi 27 tuần

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần 27 thai kỳ?

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần 27 thai kỳ?
Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần 27 thai kỳ?

Ở tuần thứ 27 thai kỳ, cơ thể mẹ bầu xuất hiện nhiều thay đổi, cảm giác thèm ăn hơn, và thường xuyên ợ nóng. Nếu thấy khó chịu và muốn giảm cảm giác ợ nóng, mẹ bầu cần tránh những thực phẩm cay nóng, ăn nhẹ nhàng. Còn nếu tình trạng này ảnh hưởng đến giấc ngủ, chế độ ăn uống, sinh hoạt thì hãy chia sẻ với bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp cải thiện.

Trong suốt quá trình mang thai, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên chọn những loại thực phẩm lành mạnh, hạn chế đồ ngọt, dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều carbohydrate, đồ ăn nhanh, ăn vặt, đồ ăn cay hoặc quá mặn đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Từ thời điểm này mẹ bầu sẽ thấy cân nặng tăng nhanh, cố gắng duy trì tăng cân ở mức cho phép, không nên kìm hãm hay cố tăng cân quá mức.

Thời điểm này mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh hoạt động, làm việc nặng, tránh để kiệt sức nếu không sẽ gây tăng huyết áp, ngất xỉu. Mẹ bầu cũng không nên ở trong môi trường có nhiệt độ cao, tránh tắm nước nóng sẽ gây tăng huyết áp đột ngột, chảy máu mũi và khiến cơ thể mệt mỏi hơn.

Không những thế trong giai đoạn này cũng nên chăm sóc da cẩn thận, bởi vì da vùng bụng ngày càng căng ra, có dấu hiệu của bị rạn. Mẹ bầu có thể sử dụng các loại dầu, kem dưỡng thể lành tính được bác sĩ khuyên dùng để cung cấp độ đàn hồi cho da và hạn chế tình trạng rạn da. Mặc dù không thể khiến vết rạn biến mất nhưng sẽ giúp ít nứt nẻ hơn.

Rốn của mẹ bầu có thể đang dần lồi ra, và hiện dưới lớp quần áo, và trên bụng xuất hiện dải sắc tố tối màu dọc trên bụng, đây được gọi là “vạch trái dấu” - là một trong những biểu hiện thường thấy khi mang thai mà không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi .

Mẹ bầu cũng có thể thấy những biểu hiện khác ở tuần thai thứ 27 như đau ngực, khó thở, tay, chân sưng, mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn sẽ thấy các triệu chứng giảm bớt.

Lời khuyên của chuyên gia Sản phụ khoa để thai nhi ở tuần 27 phát triển tốt

Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ Sản phụ tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh 380 Xã Đàn, Hà Nội chia sẻ để giúp thai nhi ở tuần thứ 27 phát triển tốt:

  • Tập thể dục đều đặn: Trong giai đoạn mang thai mẹ bầu vẫn nên tập thể dục đều đặn vừa giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn nhanh lấy lại dáng sau sinh. Việc tập thể dục giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, trạng thái khỏe mạnh, tâm trạng thoải mái tốt hơn và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể đi bộ, hoặc tập yoga nhẹ nhàng,...
  • Kê gối khi ngủ: Bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, bụng mẹ bầu đã dần to hơn, việc sử dụng một chiếc gối kê bên dưới bụng khi nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn, giảm áp lực lên lưng, duy trì tư thế tốt khi ngủ.
  • Không đứng quá lâu: Việc đứng quá lâu sẽ tăng áp lực từ bụng lên vùng kín
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn đầy đủ chất gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa tốt hơn
  • Uống đủ nước mỗi ngày:  mẹ bầu nên uống đủ lượng nước mỗi ngày để đường tiêu hóa vận hành trơn tru, phân mềm, và cung cấp tạo nước ối cho bé yêu.
  • Thường xuyên massage thư giãn, nắn khớp xương để thai phụ cảm thấy thoải mái hơn
  • Đi khám sức khỏe thai sản định kỳ tại những cơ sở y tế chuyên khoa như phòng khám Sản phụ khoa Hưng Thịnh, vừa nắm bắt tình hình hiện tại của con, sức khỏe của mẹ, vừa xử lý kịp thời những thay đổi, biến chứng xấu có thể xảy ra.

Bài viết trên đã giải đáp cho chị em biết thai 27 tuần là mấy tháng, các chỉ số bình thường từ đó mẹ bầu có thể theo dõi được thai nhi có khỏe mạnh hay không. Ngoài ra mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu và giải pháp cho những thay đổi sắp tới của cơ thể để có kế hoạch chăm sóc, nghỉ ngơi tốt hơn.

Mang thai 27 tuần là mấy tháng, câu trả lời: tương đương với 6 tháng 3 tuần. Như vậy mẹ bầu đã trải qua hơn một nửa thai kỳ và bắt đầu bước vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, và còn khoảng 13 tuần nữa sẽ đến thời điểm dự kiến sinh.
Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ