Bà bầu sau sinh mổ ăn thịt vịt được không là thắc mắc được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, bởi sau thời điểm sinh mổ cơ thể người mẹ cần một khoảng thời gian nhất định mới trở lại như bình thường. Thực tế vấn đề này hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, do vậy để có câu trả lời chính xác nhất từ chuyên gia hãy cùng chúng tôi tham khảo những thông tin trong bài viết sau đây.
Thịt vịt vốn được biết đến là thực phẩm vô cùng quen thuộc có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, tuy nhiên nhiều người vẫn luôn thắc mắc ăn thịt vịt có tốt không. Theo các chuyên gia sức khỏe, trong thịt vịt chứa rất nhiều dưỡng chất đem lại lợi ích đối với cơ thể. Bảng thành phần dinh dưỡng cho thấy 100 gam thịt vịt chứa tới 25 gam protein, nhiều hơn cả các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, trứng…
Không chỉ vậy, thịt vịt còn bao gồm cả nhiều loại vitamin cần thiết (A, B1, B2, B5, B12, D, E) cùng hàm lượng canxi, photpho, magie, sắt, kẽm… dồi dào. Nhờ đó, thịt vịt là món ăn thích hợp để bồi bổ cho những người ốm yếu, suy nhược cơ thể, hỗ trợ trị sốt, ra mồ hôi trộm, tốt cho dạ dày và tim mạch… Chính vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn thịt vịt có tốt không thì đừng ngại ngần bổ sung loại thực phẩm này vào thực đơn dinh dưỡng.
Đối với câu hỏi bà bầu ăn nhiều thịt vịt có tốt không, hãy yên tâm sử dụng bởi thịt vịt sẽ cung cấp đủ lượng chất đạm cần thiết, gia tăng sản sinh tế bào hồng cầu, cải thiện trao đổi chất và sức khỏe thần kinh đồng thời hỗ trợ hoạt động tuyến giáp. Tuy vậy, bà bầu chỉ được sử dụng vịt đã nấu chín và cũng không nên ăn quá thường xuyên, cần phải cân bằng với các nhóm thực phẩm khác.
Với những dưỡng chất có lợi và công dụng kể trên, vậy sau sinh mổ ăn thịt vịt được không? Nhiều người thường cho rằng thịt vịt lành tính lại bổ dưỡng nên cần bổ sung ngay cho phụ nữ sau sinh, nhưng thực tế điều này lại có thể gây ra chứng đầy bụng khó tiêu và nhiều vấn đề bất thường khác. Đặc biệt, những trường hợp sinh mổ lại càng phải kiêng ăn thịt vịt trong khoảng 2 tháng đầu tiên.
Lý giải về điều này, chuyên gia dinh dưỡng cho biết theo Đông y thịt vịt mang tính hàn, vị tanh nên sẽ không tốt cho người vừa mới được tiến hành làm mổ mở, phẫu thuật. Việc ăn thịt vịt ngay sau khi sinh mổ rất dễ khiến cho vết thương lâu lành, một số trường hợp còn bị phù nề và mưng mủ.
Cơ thể của chúng ta có khả năng sản sinh ra một loại dịch tế bào đặc biệt giúp làm lành các vết thương sau mổ. Tuy nhiên, khi bổ sung loại thực phẩm chứa nhiều hàm lượng protein như thịt vịt sẽ đồng nghĩa với việc chất dịch kể trên hoạt động mạnh hơn dẫn đến quá trình làm lành tổn thương tiến triển một cách thái quá. Từ đó phần da sẽ bị đùn lên nhanh chóng, gây vết sẹo lồi cứng vô cùng mất thẩm mỹ. Đây là những lý do giải thích tại sao bà bầu sau sinh mổ nên tránh ăn các món từ thịt vịt mặc dù nó chứa nhiều dưỡng chất.
Từ tuần thứ 6 trở đi sau sinh mổ, các cơ quan trong cơ thể người mẹ mới có thể hoạt động trở lại như bình thường, đông thời vết thương đã lành tương đối. Chính vì vậy, nếu có nhu cầu sử dụng thịt vịt thì tốt nhất là nên ăn sau khoảng thời gian từ 1 tháng rưỡi tới 2 tháng (6 - 8 tuần) sau mổ. Mặc dù vậy, các mẹ cũng chưa thể ăn thịt vịt thoải mái mà phải biết cách dùng sao cho đúng thì mới đảm bảo an toàn.
Bên cạnh những thông tin về câu hỏi bà bầu sau sinh mổ ăn thịt vịt được không, các mẹ còn phải nắm rõ một số lưu ý quan trọng khi bắt đầu sử dụng thịt vịt như dưới đây:
Đối với các mẹ có tiền sử bệnh gout, hệ tiêu hoá kém, thận có vấn đề thì nên hạn chế, ăn càng ít thịt vịt càng tốt, thậm chí nên kiêng ăn. Lượng protein cao trong thịt vịt có thể làm tăng cao axituric gây nguy hiểm cho người bệnh. Tính hàn đặc trưng của thịt vịt cũng dễ gây nhiễm lạnh với người có hệ miễn dịch và tuần hoàn kém.
Lưu ý sau sinh mổ không nên ăn kèm thịt vịt với thịt ba ba nhiều hoạt chất sinh học hoặc quả dâu hay mận làm nóng ruột, khó tiêu.
Hy vọng rằng những chia sẻ từ chuyên gia trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi sau sinh mổ ăn thịt vịt được không và nên ăn như thế nào tốt. Từ đó xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho người mẹ giúp bảo đảm sức khỏe để chăm sóc bé yêu của mình