Thai 38 tuần là mấy tháng [Giái đáp từ chuyên gia sức khỏe]

Ngày
20/11/2023

Giai đoạn tuần thứ 38 là những tuần cuối trong thai kỳ và các mẹ cần chuẩn bị tinh thần, vật dụng để đón thiên thần của mình chào đời. Ở thời điểm này thai nhi đã gần nhi trở thành em bé hoàn thiện, các bộ phận sẵn sàng hoạt động, thích nghi với môi trường bên ngoài. Vậy bầu thai 38 tuần là mấy tháng, các chỉ số cơ bản bình thường là bao nhiêu, và mẹ bầu cần lưu ý những điều gì để quá trình sinh con diễn ra thuận lợi, mẹ tròn con vuông.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Thai 38 tuần là mấy tháng và các chỉ số thai bình thường

Thai 38 tuần là mấy tháng?
Thai 38 tuần là mấy tháng?

Mẹ bầu luôn mong ngóng và muốn biết con phát triển như thế nào trong suốt quá trình mang thai theo từng tuần, đặc biệt vào cuối thai kỳ, các mẹ bầu sẽ có tâm trạng lo lắng hơn, và luôn trong trạng thái có thể sinh bé bất cứ lúc nào. Ở tuần thứ 38 thứ là đang ở tháng thứ 9, chỉ còn vài tuần nữa mẹ có thể ôm bé yêu trong vòng tay của mình rồi, tuy nhiên chỉ có 4-5% thai phụ sẽ sinh đúng dự kiến, vì thế đây là thời điểm mẹ đã chuẩn bị xong đồ dùng cho con, và tâm lý thoải mái cho quá trình sinh nở.

Bước vào tuần thứ 38, hầu hết các bé đã sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ, bé đã phát triển gần như hoàn thiện các bộ phận bên trong, cân nặng của con lúc này xấp xỉ gần bằng trái bí đỏ, với cân nặng khoảng 3,08kg và chiều dài khoảng 50cm. Tuy nhiên so với bé gái, thì cân nặng của bé thường nhỉnh hơn xíu, nhưng mức cân này sẽ tiếp tục thay đổi nhanh ở những tuần sau nên mẹ không cần quá lo lắng con sẽ bị nhỏ quá nhé.

Ngoài việc chú ý đến mang thai 38 tuần là mấy tháng thì các mẹ cũng cần chú ý đến các chỉ số cơ bản của con, nếu thấy các chỉ số của con khác xa so với chỉ số tiêu chuẩn thì cần tham khảo ngay ý kiến, lời khuyên của bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Đường kính lưỡng đỉnh khoảng 86-98mm, trung bình khoảng 92mm
  • Chiều dài xương đùi khoảng 67-81mm, trung bình khoảng 71mm
  • Chu vi vòng bụng khoảng 299 - 386mm, trung bình khoảng 342mm
  • Chu vi vòng đầu khoảng 320-360mm, trung bình khoảng 340mm

Trong giai đoạn này mẹ không nên quá căng thẳng nếu các chỉ số chỉ có sự chênh lệch nhỏ, mà dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho quá trình chào đời của bé yêu.

Sự phát triển của thai ở tuần thai thứ 38

Bên cạnh chú ý nhiều vào chỉ số thai thì chị em cùng tìm hiểu các đặc điểm, sự phát triển của con trong giai đoạn tuần thai thứ 38 nhé.

1. Có phản xạ cầm nắm

Thông qua hình ảnh siêu âm, mẹ có thể bắt gặp những hành động của con như mút tay, nắm tay. Sự phát triển này hình thành nên phản xạ cầm nắm, được xem là nền tảng để bé yêu khi chào đời có thể ngậm, mút vú hoặc nắm ngón tay của mẹ.

2. Lông tơ bắt đầu rụng

Theo các bác sĩ Sản phụ khoa tư vấn, ở những tuần cuối thai kỳ cùng với sự mất đi của lớp bã nhờn bên ngoài da em bé, thì lớp lông tơ bên ngoài có nhiệm vụ giữ ấm thai nhi khi còn ở trong tử cung cũng bắt đầu rụng dần. Những thay đổi như này đều chuẩn bị cho sự chào đời của bé yêu trong thời gian sắp tới.

Sự phát triển của thai ở tuần thai thứ 38
Sự phát triển của thai ở tuần thai thứ 38

3. Mọc móng chân

Mặc dù các ngón chân của bé đã được hình thành rõ từ tháng thứ 2 trong tam cá nguyệt thứ nhất nhưng phải đến giai đoạn chuẩn bị chào đời thì móng chân mới bắt đầu mọc và mọc rất nhanh, chạm đến đầu ngón chân. Đây được xem là sự thay đổi, phát triển rõ rệt của bé yêu ở tuần thai thứ 38 trước khi chào đời.

4. Phổi phát triển

Nếu như các cơ quan khác đã phát triển gần như hoàn thiện, thì phổi của thai nhi ở tuần thứ 38 vẫn đang trong quá trình phát triển, và hoàn thiện dần. Nhờ sự trưởng thành của phổi mà các chất có hoạt tính bề mặt được sản xuất nhiều hơn, những chất này sẽ có nhiệm vụ giữ cho khí trong túi phổi không bị xẹp và có liên kết chặt chẽ với nhau mỗi khi bé hô hấp. Bên cạnh đó thì các dây thanh âm cũng đang phát triển điều này chuẩn bị cho tiếng khóc đầu đời của bé yêu.

5. Sự phát triển của não và hệ thần kinh

Vào những tuần cuối thai kỳ, trong đó có tuần thứ 38 thì mẹ bầu cần tiếp tục bổ sung các dưỡng chất để thai nhi có thể nhận được đầy đủ hàm lượng để hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sự phát triển của não ở tuần thứ 38 chủ yếu tạo ra những rãnh sâu và mở rộng diện tích tế bào thần kinh, không những thế não bộ cũng bắt đầu kiểm soát khả năng hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể bao gồm cả việc hô hấp và nhịp tim.

6. Sự phát triển của nhu động ruột ở tuần thai thứ 38

Ở tuần thai thứ 38, bé yêu vẫn tiếp tục nuốt nước ối, chất sáp bã nhờn, chất thải từ mật, ruột, tế bào da chết, lông măng, điều này là bình thường, mẹ không cần quá lo lắng bởi vì chúng sẽ tạo thành chất thải và được đẩy ra ngoài dưới dạng phân xu trong lần đi vệ sinh đầu tiên của con.

7. Màu mắt

Trong tròng mắt của thai nhi sẽ chứa các sắc tố không ổn định, vì thế nếu bé sinh ra với đôi mắt sáng màu thì vẫn có thể chuyển sang tối màu, hoặc màu đậm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài trực tiếp. Để nhận rõ thấy màu mắt bé, mẹ nên chú ý quan sát khi bé từ 1 tuổi trở đi.

Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 38

Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 38
Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 38

Sự phát triển của thai nhi đi liền với sự thay đổi rõ rệt trên cơ thể mẹ bầu nhưng bụng trong to hơn, đi lại khó khăn, và gặp nhiều bất tiện. Cụ thể mẹ bầu mang thai tuần thứ 38 sẽ có những thay đổi sau:

1. Đi vệ sinh thường xuyên

Vị trí của bé lúc này đã nằm trong khung xương chậu, kích thước lớn gây chèn lên bàng quang khiến mẹ cảm thấy mót tiểu thường xuyên hơn. Nếu như thai nhi đã chúi xuống xương chậu của mẹ thì mẹ sẽ giảm áp lực, thấy dễ thở hơn, không còn khó thở như những tháng trước đó nữa.

Để cải thiện tình trạng đi vệ sinh nhiều, các mẹ nên loại bỏ những thức ăn, thức uống lợi tiểu tuy nhiên vẫn nên uống đủ nước để bé có đủ nước ối cho kỳ sinh nở sắp tới.

2. Ra dịch màu vàng

Nhiều mẹ bầu thấy vùng kín ra nhiều dịch vàng thì cảm thấy lo lắng vì gần đến ngày dự sinh, không muốn có điều gì bất thường xảy ra. Tuy nhiên giai đoạn này chất dịch nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn, thậm chí khi đi ngoài cũng thấy chất dịch nhầy trong suốt màu vàng. Đây là dấu hiệu cảnh báo bình thường báo hiệu mẹ bầu sắp bước vào giai đoạn chuyển dạ, nhưng vẫn cần thêm vài tuần hoặc vài ngày mới đến ngày sinh.

3. Tiêu chảy

Mẹ bầu mang thai ở tuần thai thứ 38 có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy, báo hiệu chuẩn bị đến ngày sinh nở. Để cải thiện tình trạng này mẹ nên ăn nhẹ bánh mì và uống nước ấm, hạn chế, tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo hay chất xơ không hòa tan bởi những thực phẩm này sẽ khiến mẹ dễ táo bón hay tiêu chảy nặng hơn.

4. Sưng phù ở chân

Tình trạng sưng phù chân ở tuần thứ 38 sẽ nặng hơn, và xuất hiện nhiều hơn, vì thế nếu thấy bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng thì không cần quá lo lắng, nếu cần di chuyển có thể nhờ đến sự giúp đỡ của chồng, ngâm chân trước khi đi ngủ bằng nước ấm.

5. Ngứa bụng

Kích thước của con vẫn tiếp tục phát triển và tế bào da sẽ phải giãn nở để thích ứng với sự sự to lên đó, vì thế tình trạng ngứa ngáy, khô, nứt nẻ là điều có thể xảy ra. Có một số trường hợp thai quá to, da bụng mẹ có thể xuất hiện các vết rạn đỏ, mẹ nên sử dụng kem bôi chống rạn từ những tháng đầu để những tháng cuối thai kỳ sẽ hạn chế tình trạng rạn da nhé.

Nếu ngứa quá, thì cách xoa dịu cơn ngứa lúc này là dùng vitamin E, cách sử dụng và nên dùng loại vitamin E nào, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

6. Mất ngủ

Mẹ bầu ở tuần thứ 38 thường xuyên đối mặt với những cơn mất ngủ, vừa vì cơ thể nặng nề khó xoay người, vừa vì lo lắng cho kỳ sinh nở sắp tới. Gợi ý cho mẹ lúc này thử đọc sách cho mẹ bầu, hoặc nghe nhạc nhẹ, trò chuyện tâm sự với chồng sẽ giúp mẹ yên tâm và thoải mái chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.

7. Bản năng làm tổ

Khi bước vào tuần thai thứ 38, mẹ bầu có nhiều thay đổi, có thể sẽ thấy kiệt sức hoặc dồi dào năng lượng. Đây là bản năng làm tổ của người phụ nữ, mẹ luôn dọn dẹp, chuẩn bị những thứ cần thiết cho con, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên làm từ từ, tiết kiệm năng lượng, chuẩn bị “ lâm bồn” thay vì thu dọn quá nhiều.

Ngoài những sự thay đổi trên thì mẹ bầu ở tuần thai 38 cũng sẽ gặp phải các dấu hiệu khác như cơn co Braxton - hicks, chảy máu, sưng ở nướu răng, da nổi đốm,...

Nếu trong giai đoạn này các mẹ thấy những cơn co bóp nhiều lần, khoảng 15 phút/lần và thấy chảy nước ối thì đây là triệu chứng của cơn đau đẻ thật sự, mẹ cần thông báo với người nhà và bác sĩ để được hỗ trợ nhanh chóng.

Chuẩn bị gì khi mang thai 38 tuần

Vào giai đoạn cuối thai kỳ mẹ bầu không chỉ chuẩn bị trước tâm lý mà cần trang bị trước một số vật dụng chào đón bé yêu ngay khi xuất hiện cơn chuyển dạ. Theo y khoa thì quá trình mang thai sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy, tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và bé, cũng như mẹ mang thai đôi, thai ba mà bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm sinh thích hợp, an toàn. Ngoài ra cũng có nhiều bé chưa đủ 40 tuần nhưng đã phát triển toàn diện và “đòi ra” gặp bố mẹ sớm hơn ngày dự kiến.

Vậy khi mang thai ở tuần thứ 38, mẹ cần chuẩn bị xong những gì? Đó là:

  • Chuẩn bị những giấy tờ tùy thân cần cho thủ tục nhập viện sinh con như căn cước công dân/chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, bảo hiểm y tế,...
  • Phí sinh con
  • Lựa chọn tên cho bé yêu
  • Chuẩn bị đồ, vật dụng cần thiết khi đi sinh tại bệnh viện và khi về nhà như: quần áo, tã, khăn lau, giấy, mũ, tất, khăn quấn, đồ dùng cá nhân của mẹ,...
  • Liên hệ với người thân về lịch sinh để tiện cho người chăm sóc trong bệnh viện
  • Tìm hiểu về phương pháp sinh và trao đổi, nhờ bác sĩ tư vấn cách sinh phù hợp: sinh thường hay sinh mổ.
  • Tìm hiểu dấu hiệu sắp sinh ở tuần thứ 38 như: thấy xuất hiện dịch nhầy trong suốt hoặc có vệt máu (mất nút nhầy tử cung), cảm giác thai nhi bị tuột xuống, cơ co thắt xuất hiện nhiều, vỡ ối nước rò rỉ từ âm đạo ra ngoài.
Chuẩn bị gì khi mang thai 38 tuần
Chuẩn bị gì khi mang thai 38 tuần

Những điều khi mang thai 38 mẹ bầu cần lưu ý là gì?

Khi mang thai ở tuần 38, mẹ bầu nên chú ý đến những điều sau để sớm phát hiện và nhanh chóng xử lý nếu có tình huống bất thường xảy ra:

  • Đi khám thai định kỳ: Vào giai đoạn cuối thai kỳ, bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên đi khám thai một tuần/ lần, để nếu xảy ra điều bất thường sẽ được giải quyết, xử lý nhanh chóng.
  • Theo dõi biến chứng thai kỳ muộn: Đối với triệu chứng sưng đau ở bàn chân và mắt cá khi mang thai tuần thứ 38 thì các mẹ không phải quá lo lắng, tuy nhiên nếu sưng phù lan đến mặt, tay thì cần đi khám kiểm tra nhanh, bởi đây là dấu hiệu của tiền sản giật - một tai biến nguy hiểm trong thai kỳ, xuất hiện ở giai đoạn chuẩn bị sinh.
  • Dành nhiều thời gian ngủ: Giai đoạn này mẹ thường mất ngủ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, tâm lý lo lắng, hồi hộp, vì thế mẹ nên tranh thủ ngủ vào ban ngày, dành nhiều thời gian ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn. Hoặc mẹ có thể chọn những chiếc gối thoái, tư thế ngủ phù hợp để đi vào giấc ngủ dễ hơn.
  • Lựa chọn quần áo phù hợp: Dưới sự hoạt động mạnh mẽ của hormone cùng với quá trình lưu thông máu, quá trình trao đổi chất khiến cho mẹ bầu dễ đổ mồ hôi hơn bình thường. Vì thế nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thấm hút tốt, như vậy mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, không bị gò bó và tránh tình trạng nổi phát ban, nổi mụn do nóng bức.
  • Lựa chọn bài tập thể dục phù hợp: Thân thể nặng nề khiến mẹ bầu cũng lười vận động, lười di chuyển, và nhiều người khuyên rằng không nên tập thể dục trong giai đoạn này. Tuy nhiên mẹ có thể lựa chọn các bài tập yoga, ngồi thiền, bài squat nhẹ cho mẹ bầu để thoải mái cơ thể, giúp ích cho quá trình chuyển dạ, sinh nở của mẹ bầu diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.
  • Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng: Mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng ở tuần thai 38 để cơ thể khỏe mạnh, con phát triển và chuyển dạ dễ dàng hơn:

Nên ăn

  • Trong một phần ăn nên có đầy đủ trái cây, rau xanh, thịt nạc, đậu và sữa
  • Ưu tiên chọn các loại rau xanh đậm như rau dền, cải xoong, rau muống, rau lang,... Những thực phẩm này rất giàu beta - carotene, lutein, giúp ổn định huyết áp, giảm ung thư tim mạch.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột để tránh ăn nhiều có thể thừa đường và tăng cân quá mức.
  • Mẹ tiếp tục bổ sung thêm sắt, tăng cường thịt đỏ, trứng sữa
  • Bổ sung hải sản để tăng hấp thụ canxi, khoáng chất, kẽm. Tuy nhiên cũng chỉ ăn một lượng vừa đủ và ăn đồ nấu chín để tránh bị ngộ độc.

Không nên ăn

  • Giảm lượng đường
  • Tránh thịt nội tạng
  • Tránh các loại mỹ phẩm có thành phần chứa retinol
  • Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, được bày bán sẵn, đồ ăn nhanh
  • Tránh thức uống có cồn, chất kích thích, rượu, thuốc lá, bia,...
  • Tìm hiểu thông tin sinh nở: Ở tuần thai 38, bé yêu vẫn đạp rất nhiều, có cú đạp mạnh sẽ khiến mẹ đau biếng người, mẹ có thể dựa vào tần suất đạp của con mà biết được con khỏe hay yếu. Những tháng cuối thai kỳ những cơn gò co bóp tử cung cũng xuất hiện nhiều hơn, biểu thị cho thấy mẹ sắp lâm bồn, vì thế nếu thấy cơn gò đau và dồn dập, mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ để chuẩn bị sinh nở.

Nhiều người thắc mắc liệu mang thai 38 tuần đã sinh được chưa, thì câu trả lời là có thể, bé đã phát triển gần như hoàn thiện và sẵn sàng chào đón cuộc sống bên ngoài một cách an toàn, nên mẹ không cần lo con sinh sớm sẽ chịu ảnh hưởng gì nhé.

Tổng kết lại bài viết trên đã chia sẻ toàn bộ thông tin về vấn đề mang thai 38 tuần là mấy tháng, các chỉ số tiêu chuẩn, sự phát triển của bé và sự thay đổi của mẹ trong những tuần cuối thai kỳ. Khi theo dõi thai kỳ, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế chuyên Sản phụ khoa để các bác sĩ chuyên môn kiểm tra, siêu âm và tư vấn tình hình sức khỏe, chế độ dinh dưỡng phù hợp, cũng như xử lý kịp thời những điểm bất thường có thể xảy ra. Nếu còn bất kỳ thắc mắc muốn trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trực tuyến vui lòng liên hệ đến hotline… Mọi thông tin đều được bảo mật, an toàn và miễn phí hoàn toàn.

Thai 38 tuần tương đương với 8 tháng và 2 tuần (38/4=9.5). Trong giai đoạn này, thai nhi thường có cân nặng khoảng 3 kg đến 3.5 kg (tùy từng trường hợp). Các chỉ số và hình ảnh của thai nhi ở tuần thứ 38 như sau:

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvan