Thai 16 tuần là mấy tháng? Thai 16 tuần tương đương với 4 tháng thai kỳ. Đây là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, và đồng thời là một thời điểm quan trọng cho các cuộc kiểm tra và chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu. Dưới đây là một số thông tin về thai 16 tuần:
Thai 16 tuần là mấy tháng và các chỉ số cơ bản bình thường

Thai nhi 16 tuần tương đương với 14 tuần sau thụ tinh, khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ, nhiều mẹ bầu đã hết giai đoạn ốm nghén, thoải mái hơn trong tam cá nguyệt thứ 2. Vào giai đoạn này bé đã có hình dạng, hình thành cử động tay chân, bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên đi siêu âm và thực hiện các bài xét nghiệm trong tuần thứ 16 này.
Dựa vào hình ảnh siêu âm đưa ra các chỉ số mà mẹ bầu có thể biết được bé yêu đang phát triển bình thường, khỏe mạnh hay không. Cùng tham khảo một số thông số cho thầy thai 16 tuần phát triển tốt như:
- Cân nặng: Ở tuần thứ 16 bé yêu sẽ nặng khoảng 100g
- Chiều dài: Từ đầu đến mông khoảng 11,43cm
- Chiều dài xương đùi của thai: khoảng 21mm
- Chu vi bụng của bé: khoảng 105mm
- Chu vi đầu của thai nhi: khoảng 124mm
- Nhịp tim: nhịp đập khoảng 150-180 lần/phút và tim bơm khoảng 25 lít máu trong ngày.
Những con số này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố khác tác động lên, tuy nhiên không có quá nhiều khác biệt, để biết được bé yêu có đang phát triển bình thường hay không, mẹ bầu có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn miễn phí nhé. Mẹ bầu đã có thông tin về thai 16 tuần là mấy tháng cùng chỉ số thai bình thường, đọc tiếp để tìm hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 16 mẹ nhé.
Sự phát triển của bé yêu ở tuần thứ 16

Nếu mẹ đang thắc mắc ở tuần thứ 16 bé yêu phát triển như thế nào, có những hành động nào thì mẹ biết đâu từ tuần 16 trở đi bé sẽ có cuộc bứt phá cả về chiều dài, cân nặng, và nhận biết đấy. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn nữa thôi bé sẽ nặng gấp đôi và cao hơn, biết nhiều hơn đấy nhé.
- Làn da: Thai ở tuần thứ 16 trông đã giống người hơn nhưng chưa có lớp mỡ dưới da, lớp da gần như trong suốt có thể thấy được mạch máu của bé dưới lớp da đó, tuyến mồ hôi cũng xuất hiện dần dần.
- Chân: Ngay ở tuần thứ 16, chân của bé đã phát triển hơn, phản xạ cử động nhiều hơn. Một số bé yêu có thể biết mút tay hoặc ngáp.
- Mắt: mắt bé có sự di chuyển nhẹ, mặc dù mí mắt chưa mở nhưng khi đi siêu âm, mẹ hoàn toàn có thể thấy sự chuyển động nhẹ nhàng của mắt sang hai bên.
- Vị giác: Bé yêu bắt đầu phát triển vị giác và khứu giác, cảm nhận được nước ối có vị gì từ thức ăn mỗi ngày của mẹ.
- Tai: Hệ xương nhỏ trong tai ở tuần thứ 16 cũng dần trở về đúng vị trí, bé có thể nghe được âm thanh bên ngoài và ghi nhớ lại, bé có thể cảm nhận được giọng của mẹ, vì thế mẹ nên nói chuyện, hát hoặc đọc sách cho bé nghe nhé.
- Chuyển động: Thông thường với các mẹ bầu thì tuần thứ 16 sẽ là cột mốc khó quên bởi đây là lần đầu tiên mẹ cảm nhận được chuyển động của con trong bụng. Mặc dù chỉ là những âm thanh xèo xèo như ruột sôi, hay tiếng gõ bụp bụp vào thành bụng hoặc cảm giác bé đang búng tách tách bên dưới lớp da mẹ, nhưng mẹ đều có thể cảm nhận được những chuyển động này khi nằm hoặc ngồi im. Tại sao ở tuần thứ 16 mẹ mới cảm nhận được những điều này bởi vì kích thước của bé mới đủ lớn để tạo ra chuyển động mạnh. Tuy nhiên để cảm nhận rõ hơn cũng tùy thuộc vào độ nhạy cảm và kinh nghiệm của người mẹ, nếu ở tuần thứ 16 mẹ vẫn chưa cảm nhận được thai máy thì cũng không quá lo lắng nhé, mà đi khám bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.
- Bộ phận sinh dục: Ở giai đoạn 16 tuần này, khi đi siêu âm mẹ đã có thể xác định được giới tính của bé yêu, tuy nhiên hình ảnh vẫn chưa rõ ràng, mẹ có thể chờ thêm một vài tuần nữa khi bộ phận sinh dục của bé phát triển đầy đủ và ở đúng vị trí mẹ sẽ biết được nhé.
Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 16 tuần

Có nhiều mẹ đặc biệt là những mẹ lần đầu mang thai, chưa có kinh nghiệm còn nhiều bỡ ngỡ và thắc mắc mang thai 16 tuần bụng đã to chưa. Thực thế qua hình ảnh siêu âm thai 16 tuần thì tử cung của mẹ đã to bằng quả cam vàng, đáy tử cung nằm ở khoảng giữa phía trên xương mu và vùng rốn. Cùng với sự phát triển của bé, kích thước tử cung to lên, mẹ sẽ cảm thấy áp lực đè nặng lên vùng xương chậu của mình.
Mang thai 16 tuần cơ thể mẹ bầu có những sự thay đổi như thế nào?
- Đau lưng: Vòng bụng của mẹ bầu ở tuần thứ 16 đã to hơn, và dần trở nên lộ rõ, mẹ cũng cảm thấy cơ thể nặng nề, khó di chuyển hơn, nếu không cẩn thận, có thể bị mất thăng bằng. Từ giai đoạn này mẹ bầu nên chọn những đôi dép thấp, thoải mái, tránh trượt ngã, tránh gây ảnh hưởng đến bé yêu. Khi cơ thể nặng nề, phần lưng dưới hơi cong so với bình thường để chịu tải nặng, vì thế đau cơ lưng là chuyện bình thường. Ở giai đoạn này đau lưng vẫn còn khá nhẹ, mẹ bầu nên mát xa, nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn và nên tắm nước ấm.
- Da khô và nhạy cảm: mẹ bầu có thể cảm nhận khi vào tuần thứ 16 mắt của mình dần khô hơn, có thể dùng nước chống khô mắt khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hạn chế dùng kính áp tròng nếu cảm thấy khó chịu, có thể chuyển sang dùng kính thường cho đến khi sinh em bé. Hoặc nếu thấy mắt bị ngứa, chảy nước mắt, dị ứng, thì nên đi khám bác sĩ để được kê loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và an toàn cho bé.
- Cảm thấy nhanh đói: Giai đoạn bé phát triển nhanh nên cần nhiều dinh dưỡng vì thế mẹ cảm thấy đói nhanh hơn. Mẹ bầu nên chuẩn bị trước một số đồ ăn nhiều dinh dưỡng trong các món ăn phụ, đồng thời có thể độ ăn uống đầy đủ chất đảm bảo sức khỏe bình thường. Từ giai đoạn này mẹ có thể uống các loại thực phẩm chức năng khác, thêm sữa để hệ cơ xương bé phát triển.
- Vùng ngực: Ngực của mẹ đã to hơn trước rất nhiều và ở thời điểm hiện tại vòng ngực có thể tăng lên vài cỡ để chuẩn bị cho việc tạo sữa cho con bú.
- Táo bón: Khi mang thai nội tiết tố thay đổi khiến đường tiêu hóa của mẹ hoạt động chậm hơn, tử cung càng to lên tạo áp lực lên dạ dày, ruột khiến tình trạng táo bón càng tệ hơn.
- Dịch âm đạo: Nội tiết tố tăng lên dẫn đến dịch tiết ra từ âm đạo cũng nhiều lên khiến cho mẹ bầu không thoải mái luôn có cảm giác ẩm ướt ở vùng kín. Mẹ bầu nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước hoặc khăn lau, tránh thụt rửa âm đạo, làm tổn thương niêm mạc, gây viêm nhiễm phụ khoa và ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của bé yêu. Nếu thấy khó chịu vì tình trạng tăng tiết dịch âm đạo, mẹ bầu có thể thay đồ lót thường xuyên, mặc đồ thoải mái, rộng, thấm hút tốt. Còn nếu dịch âm đạo có mùi hôi, màu sắc khác lạ, ngứa ngáy vùng kín thì đó là những biểu hiện của bệnh viêm nhiễm, nấm âm đạo, cần được thăm khám và điều trị đúng cách.
- Suy giãn tĩnh mạch: Cân nặng tăng thêm gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và suy giảm tĩnh mạch khiến mẹ bầu dễ bị phù nề. Để cải thiện tình trạng này mẹ nên đảm bảo cân tặng tăng đều ở mức cho phép, vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông tốt hơn.
- Chảy máu nướu răng: Trong quá trình mang thai mẹ sẽ gặp tình trạng chảy máu nướu răng say khi đánh răng, mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng mẹ bầu cũng cần chú ý nhiều hơn, có thể đến gặp bác sĩ nha khoa để tránh những biến chứng sau này nếu không được điều trị.
- Hay quên: Thời kỳ mang thai mẹ thường xuyên nhớ nhớ quên quên, đó là do thay đổi nồng độ hormone và mẹ bầu cũng suy nghĩ nhiều hơn.
- Thay đổi cảm xúc thất thường: Nếu như ở tam cá nguyệt thứ nhất mẹ bầu luôn cảm thấy khó chịu bởi ốm nghén thì sang giai đoạn này đã dễ chịu hơn rất nhiều, tuy nhiên mẹ vẫn dễ cảm xúc, dễ khóc, và nhạy cảm.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 16 khỏe mạnh, an toàn

Sau khi đã biết được thông tin thai 16 tuần là mấy tháng, chỉ số thai khỏe mạnh, và những biến đổi trên cơ thể, mẹ bầu cũng cần chú ý đến những điều sau để có một thai kỳ thoải mái, thai nhi ra đời khỏe mạnh.
- Chế độ ăn uống: Trong bất kỳ thời điểm mang thai nào thì chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh cũng rất cần thiết với mẹ bầu. Mẹ cũng có thể ăn theo sở thích, thèm gì ăn nấy, hợp khẩu vị nhưng cũng cần đủ chất và cân bằng, không nên ăn nhiều quá. Nhu cầu dinh dưỡng của con ngày càng cao, nên mẹ bầu có thể chia nhỏ thành nhiều bữa, ngoài ra cũng cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong những lần đi khám thai để biết thêm nhé.
- Chế độ vận động: Để cân bằng cơ thể, giảm các triệu chứng đau lưng, khó chịu thì mẹ bầu có thể tập thử các động tác thể dục nhẹ nhàng trong bộ môn yoga hay pilates. Ưu điểm của hai phương pháp tập luyện này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng tốt hơn, giúp mẹ nhẹ nhõm hơn với những cơn đau lưng kéo dài lâu.
- Chăm sóc da: Không phải mang bầu thì không được dùng mĩ phẩm, mà thời kỳ này nội tiết tố tăng cao khiến da dễ nổi mụn, việc không chăm sóc da sẽ khiến da dễ nổi mụn, xỉn màu, không được tươi tắn. Mẹ bầu nên uống nhiều nước, rửa mặt sạch và dùng sản phẩm tốt cho thai kỳ.
- Chọn ghế ngồi tốt: Nếu mẹ làm công việc văn phòng, ngồi thường xuyên sẽ khiến cơn đau lưng càng nặng thêm, mẹ bầu nên tựa gối phía sau lưng để lưng mẹ thẳng, thoải mái và không bị khom lưng.
- Ngủ đủ giấc, chọn đồ rộng rãi, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên tâm sự với bé yêu để tăng tính kết nối và kích thích não bộ, thính giác của bé phát triển mạnh hơn.
- Đi thăm khám, siêu âm và thực hiện xét nghiệm:
- Nếu ở giai đoạn 12 tuần mẹ bầu chưa xét nghiệm sàng lọc double test thì ở tuần thứ 16 mẹ nên thực hiện sàng lọc triple test nhằm tầm soát dị tật bẩm sinh nhiễm sắc thể, nếu thai nhi có nguy cơ bị dị tật cũng sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời.
- Thực hiện siêu âm hình thái thai nhi, khảo sát sinh trắc thai
- Hay thăm khám lâm sàng để biết được các yếu tố có nguy cơ mắc bệnh như tăng đường huyết, đái tháo đường, tiền sử mang thai con, nguy cơ sinh non, khám âm đạo phát hiện bệnh viêm nhiễm,...
- Kiểm soát cân nặng của mẹ và tình trạng sức khỏe của thai phụ, sự phát triển của bé yêu.
Như vậy bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ toàn bộ thông tin biết được về thai 16 tuần là mấy tháng, phát triển như thế nào và những lưu ý mà mẹ bầu cần biết. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức để tiếp tục một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc, thoải mái hơn với bé yêu của mình nhé.
Cần liên hệ tư vấn, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến thai sản, phụ khoa, đặt lịch khám phụ khoa định kỳ, vui lòng liên hệ đến hotline 0366.655.466 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí và trực tuyến 24/24.
Thai 16 tuần tương đương với 4 tháng thai kỳ. Đây là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, và đồng thời là một thời điểm quan trọng cho các cuộc kiểm tra và chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu. Dưới đây là một số thông tin về thai 16 tuần: