Tư vấn thai 20 tuần là mấy tháng hình ảnh

Ngày
23/2/2024

Thai 20 tuần là mấy tháng? Tuần thứ 20 trong thai kỳ tương ứng với khoảng 4 tháng và 2 tuần, đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn giữa thai kỳ sang giai đoạn cuối.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Thai 20 tuần là mấy tháng và các chỉ số cơ bản cần biết

Thai 20 tuần là mấy tháng
Thai 20 tuần là mấy tháng

Mẹ bầu mang thai 20 tuần là mấy tháng thì khoảng 140 ngày tương đương với tháng thứ 5. Lúc này mẹ bầu đang ở tam cá nguyệt thứ 2, và mẹ đã đi được một nửa chặng đường trong quá trình gặp bén rồi, và bé yêu vẫn đang ổn định phát triển. Vì vậy mẹ bầu cần chú ý đến hành động và chế độ dinh dưỡng tốt hơn để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh nhé.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội mang thai Hoa Kỳ công bố thì ở thời điểm thai 20 tuần sẽ nặng khoảng 320- 340 gram, trung bình khoảng 330 gram, và chiều dài từ đầu đến chân khoảng 26 cm tương đương với một quả xoài. Bên cạnh lo lắng thai 20 tuần là mấy tháng thì các mẹ bầu cũng cần chú ý đến các chỉ số cơ bản để khi bé yêu có chỉ số thấp hơn hoặc cao hơn trung bình thì có biện pháp điều chỉnh.

  • Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh ở tuần thứ 20: khoảng 40 - 50mm, trung bình khoảng 46mm
  • Chiều dài xương đùi ở tuần thứ 20: khoảng 30 - 36mm, trung bình khoảng 31mm
  • Chu vi bụng của thai nhi ở tuần thứ 20: khoảng 139 - 179mm, trung bình khoảng 159mm
  • Chu vi đầu của thai nhi ở tuần thứ 20: khoảng 167 - 187mm, khoảng 177mm

Dựa vào những thông số trên mẹ có thể thảo luận với bác sĩ về tình trạng phát triển hiện tại của con để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi như thế nào?

Ở tuần thai thứ 20, bé yêu năm không cố định do bé thường xuyên di chuyển, chỉ khi đến gần thời điểm sinh, bé sẽ chuyển đầu xuống dưới, quay mặt sang bên hướng về lưng của mẹ, quay lưng về phía bụng mẹ, chuẩn bị cho quá trình sinh thường.

Vào giai đoạn này bé yêu có nhiều sự thay đổi, cùng tham khảo xem ở tuần thứ 20, bé đã phát triển như thế nào rồi nhé.

  • Não bộ: Lúc này một phần của não bộ hay là tiểu não vẫn đang phát triển không ngừng. Đây là bộ phận có vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển hệ thống dây thần kinh, chức năng cảm xúc và nhận thức của bé.
  • Chuyển động của thai nhi trở nên rõ ràng hơn, bé có thể chuyển động chân tay một cách linh hoạt, bé có thể lộn nhào, đạp, huých, và mẹ cũng có thể cảm nhận được những chuyển động này.
  • Tóc, lông mày, lông mi, móng bắt đầu xuất hiện, khi mẹ bầu đi siêu âm có thể nhìn thấy được dù rất bé. Điều này thể hiện tuyến lông trên cơ thể bé đang phát triển.
  • Giới tính: Ở giai đoạn 20 tuần mẹ đã biết được bé yêu là bé trai hay bé gái, bởi bộ phận sinh dục đã hình thành rõ ràng. Nếu là bé gái thì tử cung của bé đã được hình thành, ống âm đạo cũng phát triển, đã có trứng trong buồng trứng lên đến số lượng cực đại khoảng 7 triệu quả, sau đó sẽ giảm dần đến khi sinh và suốt cuộc đời. Còn nếu là bé trai thì mẹ có thể thấy “cậu nhỏ” của con qua hình ảnh siêu âm, mặc dù tinh hoàn vẫn nằm trong ổ bụng chờ bìu phát triển hoàn toàn sẽ tụt dần xuống về đúng chỗ.
  • Nhịp tim bé đập với tốc độ khoảng 120 - 160 nhịp/phút
  • Cơ thể bé yêu được bao phủ bởi lớp sáp trắng vernix bảo vệ con khỏi nước ối, do đó da bé sẽ dày lên và hình thành nhiều lớp, trong đó có một lớp là đường kẻ vân tay, vân chân.
  • Các tuyến mồ hôi cũng dần hình thành và có hiện tượng thải phân xu màu đen hoặc xanh đậm
  • Thính giác của bé yêu đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện, tuy nhiên bé có thể nghe được các âm thanh  như tiếng tim đập, âm nhạc, giọng nói của mẹ và mọi người. Ở tuần thứ 20 mẹ có thể cho bé nghe các loại nhạc thai giáo, đọc sách cho con nghe để kích thích não bộ, tính giác của con phát triển.

Để đảm bảo bé yêu có thể phát triển tốt nhất việc theo dõi và kiểm tra, siêu âm thai đúng kỳ lịch rất quan trọng, nếu có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi có thể chia sẻ cụ thể với bác sĩ chuyên môn.

Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 20 như thế nào?

Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 20 như thế nào?
Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 20 như thế nào?

Khi mang thai ở tuần thứ 20 được coi là giai đoạn thoải mái nhất trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi so với tam cá nguyệt thứ nhất, và có thể dễ dàng nhận thấy đó là:

  • Cơ thể mẹ bầu không còn tình trạng ốm nghén nữa và cân nặng cũng chưa tăng quá nhiều, trong mẹ rất thoải mái, nhanh nhẹn, di chuyển dễ dàng.
  • Có thể xuất hiện mụn do thay đổi nội tiết tố cũng như ăn các loại thực phẩm dầu mỡ, cay nóng. Mẹ bầu nên chăm sóc da sạch sẽ, tuyệt đối không dùng bất kỳ loại thuốc trị mụn dạng uống nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ bởi điều này rất nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể gây dị tật.
  • Một điều tích cực dễ cảm nhận rõ ràng đó là móng tay và tóc của mẹ khỏe hơn, mọc nhanh hơn do hormone nội tiết tố tăng cao kích thích sự tuần hoàn và bổ sung dinh dưỡng.
  • Trong giai đoạn ở tuần thứ 20 mẹ bầu có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch do sự phát triển của thai nhi làm gia tăng và tạo áp lực lên mạch máu.
  • Ở tháng thứ 5 thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp vấn đề ợ nóng, khó tiêu, do sự thay đổi của nội tiết tố khiến giãn dây chằng và khung xương chậu, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì thế giai đoạn này mẹ bầu nên bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ và uống nhiều nước.
  • Khi thai nhi ở tuần thứ 20 mẹ bầu cũng có thể gặp triệu chứng khó vì dung tích phổi đang bị thu hẹp lại.
  • Bàn chân và bắp chân có dấu hiệu sưng lên do cơ thể đang tích nước nhiều gấp đôi bình thường, đặc biệt khi mẹ thường xuyên đứng lâu thì hiện tượng phù nề chân càng rõ ràng hơn.
  • Ở giai đoạn này mẹ bầu sẽ thấy cân nặng tăng rõ rệt, có thể tăng khoảng 4,5kg và từ tuần tiếp theo mỗi tuần sẽ tăng thêm khoảng 0,5kg nữa, đó là do lượng calo cần tiêu thụ nhiều, cân nặng của bé yêu tăng, nước ối, nhau thai, mô vú và lượng máu tăng lên.
  • Một số mẹ bầu có thấy xuất hiện hiện tượng sữa non chảy rỉ ở đầu núm vú có màu trắng, đây là biểu hiện bình thường, mẹ bầu nên chú ý vệ sinh sạch sẽ một cách nhẹ nhàng, không nên chà xát quá mạnh.
  • Bụng bầu của mẹ dần nhô ra, rõ ràng hơn, đây biểu thị cho sự phát triển của thai trong tử cung lớn dần.
  • Ở tuần thứ 20 trên da mẹ bầu căng hơn và xuất hiện vết rạn trên mông, đùi, bụng, ngực. Mẹ nên sử dụng loại kem dưỡng lành tính để giảm thiểu tình trạng này.
  • Tử cung ở tuần thứ 20 phát triển mạnh tạo áp lực lên thành bụng khiến phối trở nên phẳng hoặc hơi lồi ra bên ngoài.
  • Không chỉ thay đổi về ngoại hình, nội tiết tố bên trong mà mẹ bầu ở tuần thứ 20 có những thay đổi nhất định về mặt cảm xúc. Nguy cơ cao bị đãng trí, hay quên, tính tình dễ bực dọc, cáu gắt do cơ thể đang thay đổi nội tiết tố. Cách để quản lý cảm xúc và thoải mái tâm trạng đó là mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên tham việc, hay khắt khe với bản thân, luôn nghĩ đến điều tích cực, lành mạnh.

Lưu ý khi thai 20 tuần tuổi

Lưu ý khi thai 20 tuần tuổi
Lưu ý khi thai 20 tuần tuổi

Để có một thai kỳ khỏe mạnh cũng như bé yêu phát triển toàn diện thì mẹ bầu cần chú ý đến một số điều quan trọng sau đây:

  • Trò chuyện thường xuyên với bé yêu bởi vì giai đoạn này bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ và tiếng động xung quanh, việc này sẽ giúp con kích thích thính giác phát triển và có cảm giác gần gũi, an toàn hơn.
  • Bên cạnh trò chuyện với con nhiều hơn thì mẹ cũng có thể mở nhạc du dương cho con, vừa giúp con thoải mái vừa kích thích não bộ phát triển.
  • Khi thai nhi càng phát triển, bụng mẹ sẽ to dần lên chèn ép lên tĩnh mạch khiến chân sưng phù, mẹ nên nằm nghiêng bên trái và kê cao chân khi ngủ, kết hợp với vận động, tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông máu, mẹ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
  • Hạn chế một tư thế quá lâu như đứng hoặc ngồi, thay đổi tư thế sẽ giúp máu lưu thông và giảm áp lực lên lưng và vùng chậu.
  • Trong chế độ dinh dưỡng mẹ bầu nên bổ sung đa dạng, đặc biệt là chất xơ và protein. Hạn chế ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bởi muối có thể khiến cơ thể tích nước tăng cảm giác khó chịu nặng nề. Giai đoạn này con rất cần sắt và canxi để hình thành máu và xương, vì thế khi sử dụng sản phẩm bổ sung sắt nên thăm hỏi ý kiến của bác sĩ. Đừng quên ăn nhiều quả tươi nhé để cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bà bé yêu.
  • Giai đoạn này chứng ở nóng, khó tiêu thỉnh thoảng sẽ xuất hiện vì thế mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn và tránh ăn quá no, không ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên dầu.
  • Vẫn duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng táo bón.
  • Chỉ sử dụng thuốc hay sản phẩm hỗ trợ khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bởi đều có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Chú ý nhiều hơn đến sức khỏe, tinh thần của bản thân, ở tuần thứ 20, nếu thấy đau nhức mẹ có thể nhờ bố xoa bóp hộ, vận động nhẹ nhàng, nếu khó chịu quá hãy thăm khám và xin ý kiến bởi bác sĩ chuyên môn.
  • Chú ý đến các dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, buồn nôn, nôn mửa,...Trong trường hợp này nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời, nếu để lâu hậu quả sẽ nghiêm trọng, khó lường.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thai 20 tuần là mấy tháng và sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 20. Ngoài ra mẹ bầu cũng sẽ biết được cơ thể mình đang thay đổi như thế nào và nên làm gì để an toàn, khỏe mạnh cho mẹ và bé. Để an tâm cũng như cần bác sĩ chuyên khoa tư vấn sức khỏe sinh sản, mẹ bầu có thể liên hệ miễn phí đến hotline…các bác sĩ chuyên sản phụ khoa sẽ nhanh chóng giải đáp trực tuyến.

Thai 20 tuần là mấy tháng? Tuần thứ 20 trong thai kỳ tương ứng với khoảng 4 tháng và 2 tuần, đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn giữa thai kỳ sang giai đoạn cuối.

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvan