Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì? nguyên nhân, cách phòng

Ngày
18/4/2023

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý về cột sống và xương khớp đang chiếm tỷ lệ cao người mắc bệnh hiện nay. Là căn bệnh không chỉ gây ra nhiều bất tiện ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống sinh hoạt mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì, bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao, cách chữa trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phòng khám Hưng Thịnh sẻ cung cấp những thông tin cần thiết xoay quanh về vấn đề này giúp bạn đọc có thể tìm hiệu và tham khảo.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?

Đĩa đệm có vị trí nằm giữa các đốt sống có tính đàn hồi cao, bởi được cấu tạo từ thành phần chính là nhân nhầy bên trong, bao quanh một lớp vỏ bên ngoài. Đĩa đệm đóng vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ và tạo sự dẻo dai cho cột sống.

Khi các bao xơ đĩa đệm bị tác động, sang chấn hoặc bị rách, nứt hay thoái hóa sẽ tạo thành khe hở khiến các nhân nhầy đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Từ đó hình thành một khối thoát vị đi qua dây chằng gây sự chèn ép lên rễ thần kinh và màng tủy ở thắt lưng khiến người bệnh bị chứng tê bì, đau nhức các cơ quan ở cột sống thắt lưng, tình trạng này chính là bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở cột sống thắt lưng và ở cột sống cổ gây ra các chứng tê bì, các cơn đau lan từ thắt lưng xuống chân. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh không phân biệt giới tính, bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh, bệnh thường gặp với các đối tượng nằm trong độ tuổi từ 22 - 55 tuổi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như năng suất và hiệu quả lao động.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng diễn ra theo các giai đoạn lần lượt như sau:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đĩa đệm bắt đầu bị phình và lồi lên biến dạng, các lớp bao xơ đĩa đệm vẫn chưa bị rách, nên các triệu chứng tê bì, đau nhức chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện, không rõ ràng. Vì vậy, thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng nên người bệnh thường không chú ý hay phát hiện ra mình mắc bệnh.
  • Giai đoạn 2: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng ở giai đoạn 2, các lớp bao xơ bên ngoài đã có dấu hiệu bị suy yếu, các nhân nhầy địa đệm bên trong có thể chèn ép lên rễ thần kinh cột sống gây ra những cơn đau mỏi vùng thắt lưng, triệu chứng vẫn ở tình trạng nhẹ nên người bệnh khó nhận biết.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, đĩa đệm đã hình thành các khối thoát vị, lớp vỏ bao xơ bên ngoài bị rách các nhân nhầy đĩa đệm đã có thể tràn ra ngoài nhanh chóng, gây sự chèn ép lên các rễ thần kinh cột sống. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lưng ở giai đoạn này bắt đầu hình thành các cơn đau nhức dữ dội kéo dài tại vùng cột sống thắt lưng bị tổn thương, từ đó mới phát hiện ra bệnh và tìm điều trị.
  • Giai đoạn 4: Bởi các nhân nhầy đĩa đệm lúc này đã tách ra khỏi hoàn toàn các bao xơ, các khối thoát vị lan rộng rễ thần kinh bị chèn ép lâu ngày gây ra tình trạng tê bì, đau nhức dữ dội kéo dài. Đây là giai đoạn nghiêm trọng, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, thậm chí có thể khiến người bệnh liệt nửa người ở giai đoạn này nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây đau thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Theo các chuyên gia cho biết, thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý rất thường gặp hiện nay, nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ những yếu tố sau đây:

Hoạt động sai tư thế: Do những thói quen xấu trong quá trình hoạt động như: nằm, ngồi, mang vác không đúng tư thế hoặc quá nặng sẽ tác động đến cột sống, dễ dẫn đến nguy cơ thay đổi vị trí đĩa đệm cấu trúc bao xơ, từ đó sẽ gây thoát vị đĩa đệm.

Gặp chấn thương cột sống: Ngã, hoạt động thể thao bị chấn thương hoặc do tai nạn làm tác động đến đĩa đệm, bao xơ bên ngoài bị nứt, rách gây thoát vị đĩa đệm.

Thoái hóa cột sống tự nhiên: Khi quá trình lão hóa được diễn ra do tuổi càng cao, cột sống và đĩa đệm ngày một suy yếu, làm suy giảm chức năng hoạt động, thoái hóa xơ cứng do các dịch nhầy và tính đàn hồi bị suy giảm, dễ gây tác động dẫn đến chứng thoát vị đĩa đệm.

Nghề nghiệp lao động: Các công việc khiến người bệnh phải ngồi lâu hoặc lao động nặng tác động nhiều đến cột sống như nhân viên văn phòng, công nhân, nông dân,... đây đều là những công việc làm ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống, gây áp gia tăng áp lực ở cột sống dễ gây thoát vị địa đệm.

Do di truyền: Gia đình bạn có người thân mắc chứng thoát vị đĩa đệm thì khả năng cao bạn cũng có nguy cơ gặp phải bệnh này.

Cân nặng cơ thể: Nếu như trọng lượng cơ thể tăng lên quá nhiều sẽ tạo áp lực và gánh nặng nghiêm trọng lên cột sống đĩa đệm, chủ yếu là ở vùng thắt lưng, từ đó sẽ dễ gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Trong một số trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, đĩa đệm bắt đầu phình lên, hầu hết người bệnh sẽ không xuất hiện bất kỳ một triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng nào. Nếu trong trường hợp xuất hiện, các triệu chứng chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện và không rõ ràng do dây thần kinh bắt đầu bị chèn ép gây ra. Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng bao gồm:

Tê bì chân và ngứa ở các khu vực quanh thắt lưng trở xuống do dây thần kinh bị chèn ép ở khu vực này.

Đau ở cột sống lan xuống chân, dây thần kinh bị tổn thương  dẫn đến tình trạng yếu cơ có thể khiến người bệnh hay vấp, ngã.

Đau thần kinh tọa, tùy vào giai đoạn bị thoát vị dẫn đến tình trạng bị chèn ép một hoặc nhiều dây thần kinh trong đó có dây thần kinh tọa, sẽ gây ra tình trạng tê bì, đau nhức từ mông đến chân và bàn chân.

Thoát vị đĩa đệm phải làm sao? Thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cạc kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường đến tâm lý, cuộc sống công việc hàng ngày, thậm chí có nhiều trường hợp bệnh có nguy cơ bị liệt nửa hoặc cả người. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện những triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng thì cần tìm ngay bác sĩ chuyên khoa thăm khám và nhận được phác đồ trị liệu đúng cách kịp thời.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả

Căn cứ vào tính chất bệnh lý và giai đoạn của từng bệnh nhân cụ thể, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, giải thích cụ thể về phương pháp điều trị giúp cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng và thích hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh thoát vị địa đệm thắt lưng hiệu quả gồm có:

Điều trị bằng phương pháp nội khoa

Trong các trường hợp điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng ở giai đoạn mới hình thành các khối thoát vị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các loại thuốc có công dụng giảm đau, chống viêm, nhiều trường hợp sẽ được chỉ định các loại thuốc ngăn chặn chứng động kinh. Đối với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng bị tình trạng co cứng cơ thì được chỉ định điều trị thêm bằng các loại thuốc giãn cơ. Bệnh nhân cần lưu ý không được tự ý tùy tiện sử dụng thuốc mà không có sử chỉnh định của các bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

Trong trường hợp bệnh nặng, các khối thoát vị đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh ở vùng thắt lưng, gây ra tình trạng bí đại tiểu tiện, vùng hậu môn và cơ quan sinh dục bị mất cảm giác dẫn đến chứng mất kiểm soát cơ quan bàng quang và ruột. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành can thiệp ngoại khoa điều trị bệnh, tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng nề hơn, làm yếu cơ và tê liệt các chi.

Để đảm bảo quá trình tiến hành phẫu thuật được diễn ra một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn và tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và thực hiện điều trị một cách tích cực nhất.

Vật lý trị liệu cải thiện triệu chứng
Vật lý trị liệu cải thiện triệu chứng

Vật lý trị liệu cải thiện triệu chứng

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh còn được kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu bảo tồn giúp cải thiện chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp an toàn hàng đầu giúp tiết kiệm chi phí và giảm thời gian đi lại dành cho bệnh nhân. Giải pháp vật lý trị liệu bảo tồn giúp giải phóng các vùng cột sống bị chèn ép gây đau nhức, tê bì kết hợp với các loại thuốc thảo dược có nguồn gốc tự nhiên giúp tăng sự đàn hồi co giãn cơ tốt, ngăn ngừa thoái hóa cột sống hiệu quả.

Lưu ý trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Người bệnh đang trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế việc đi lại nhiều
  • Không mang vác vật nặng, hoạt động thể thao mạnh hay làm các công việc lao động nặng
  • Không được nằm đệm mềm khiến cột sống thắt lưng bị cong và tuyệt đối không được gội đầu cao
  • Ngay khi xuất hiện triệu chứng hay có dấu hiệu bất thường khác cần đi khám ngay
  • Thực hiện tái khám theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc nếu bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng phải làm sao cách chữa trị, để có thể có những biện pháp bảo vệ và chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân một cách hiệu quả nhất. Chúc quý vị luôn mạnh khỏe

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng phải làm sao? cách chữa trị như thế nào sẽ được các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh bật mí trong nội dung bài viết này
Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ