Sốt siêu vi là một tình trạng rất chi là phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt rõ về tất cả các bệnh lý này cũng như băn khoăn sốt siêu vi có lây không và lây qua đường nào. Chính vì vậy, để biết chính xác về bệnh sốt siêu vi là gì, có lây không, cách chữa trị cũng như là cách phòng tránh ra sao, thì xin mời bạn đọc cùng phòng khám Hưng Thịnh theo dõi bài viết sau đây để có lời giải đáp cụ thể từ đội ngũ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe Việt.
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi (hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến hơn là sốt virus) có nghĩa là tình trạng người bệnh bị sốt do các loại virus gây ra. Mặc dù bệnh sốt siêu vi thường gặp nhiều ở trẻ em và những người lớn tuổi miễn dịch hoạt động kém, nhưng các trường hợp khác nếu không chăm sóc sức khỏe cẩn thận thì vẫn có nguy cơ mắc phải.
Một số loại siêu vi trùng gây ra hiện tượng sốt siêu vi thường gặp có thể kể đến bao gồm: Virus cúm, Coronavirus, Enterovirus, Adenovirus hay Rhinovirus… với kích thước vô cùng nhỏ, dễ xâm nhập vào cơ thể người từ đó sinh sôi gây bệnh. Các chuyên gia cho biết, sốt siêu vi nguyên nhân còn do những nơi như nước ta hình thành nên môi trường thuận lợi cho virus phát triển. Lý do là bởi tại đây mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc biệt là những khi giao mùa khiến thời tiết thay đổi thất thường.
Hầu hết những trường hợp sốt siêu vi đều gặp phải một số triệu chứng như thân nhiệt tăng cao, đau đầu, cơ thể nhức mỏi… Vậy sốt siêu vi mấy ngày hết? Thực tế, đối với câu hỏi sốt siêu vi kéo dài trong bao lâu sẽ thường là từ 1 tuần cho đến 10 ngày hoặc có thể ít hơn ở những người có hệ miễn dịch ổn định. Tuy nhiên cũng có những người trưởng thành bị sốt virus nhưng lại nghĩ rằng mình chỉ bị cảm cúm thông thường khiến thời gian hồi phục sức khỏe lại càng kéo dài hơn.
Ngoài ra, sốt siêu vi bao nhiêu ngày còn phải phụ thuộc vào thời điểm, chế độ chăm sóc và chữa bệnh. Theo đó, các biểu hiện sẽ có thể thuyên giảm nhanh chóng nếu người bệnh được tích cực điều trị, ngược lại trường hợp chủ quan hoặc không chữa trị đúng cách nhiều nguy cơ dẫn đến các hậu quả khó lường nhất là đối với trẻ em.
Các triệu chứng của sốt siêu vi
Trong giai đoạn khởi phát bệnh, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có những biểu hiện tương đồng. Điển hình là sốt cao từ 38-39oC, thậm chí có thể lên tới 40-41oC, kèm theo đau đầu, cảm giác đau nhức toàn thân và mệt mỏi. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Sưng tấy, đỏ, và cảm giác rát họng
- Ho khan
- Hắt hơi, sổ mũi, và nghẹt mũi
- Đau nhức hốc mắt, mắt kích ứng với kết mạc đỏ và chảy nước mắt
- Phát ban, thường xuất hiện sau giai đoạn sốt
- Đau nhức cơ và khớp
- Rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy
- Nôn mửa và cảm giác buồn nôn
- Có thể xuất hiện hạch vùng đầu, mặt và cổ
Những triệu chứng này có thể biến mất sau khoảng một tuần, tuy nhiên, ho và mệt mỏi có thể kéo dài vài tuần. Tuy cùng thuộc loại bệnh do siêu vi gây ra, nhưng từng loại virus có thể có những triệu chứng khác nhau.
Nguyên nhân gây ra sốt siêu vi
Virus là nguyên nhân chủ yếu gây ra sốt siêu vi. Có nhiều nhóm virus khác nhau có thể gây sốt, bao gồm Rhinovirus, Coronavirus, virus hợp bào, virus á cúm, Adenovirus, virus cúm A, virus cúm B, Enterovirus, virus Herpes Simplex và nhiều loại khác. Trong các trường hợp nhẹ, chúng thường chỉ gây ra sốt nhẹ và các triệu chứng đường hô hấp trên. Tuy nhiên, ở những trường hợp nặng, chúng có thể gây sốt cao kéo dài, viêm phế quản, viêm khớp, viêm phổi và thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.
Virus có thể lây truyền qua các con đường khác nhau, bao gồm:
- Tiếp xúc với giọt bắn từ người đang mắc bệnh và hoặc hắt hơi.
- Tiếp xúc với thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm virus.
- Bị côn trùng hoặc động vật mang virus đốt hoặc cắn.
- Quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh và nhiễm virus.
Ai dễ bị sốt siêu vi?
Sốt siêu vi thường phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người cao tuổi. Ngoài ra, những người có nguy cơ cao bị mắc sốt siêu vi gồm:
- Tiếp xúc gần hoặc chung sống với người đang mắc bệnh.
- Cư trú trong khu vực đang ghi nhận dịch bệnh.
- Người chăm sóc và chăm sóc người bệnh đang mắc sốt siêu vi.
- Quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh.
- Sử dụng kim tiêm chung không an toàn.
- Tiếp xúc với động vật mang virus hoặc bị nhiễm bệnh.
Sốt siêu vi có lây không và lây qua đường nào?
Với mức độ xuất hiện phổ biến đặc biệt vào thời điểm khí hậu biến đổi nhanh chóng, không ít người có chung một băn khoăn sốt siêu vi có lây không. Như đã chia sẻ, sốt siêu vi xảy ra do tác nhân các loại virus có hại tấn công với khả năng lây truyền nhanh chóng, do đó bệnh sốt siêu vi hoàn toàn lây được từ người sang người.
Giải đáp câu hỏi sốt siêu vi lây qua đường nào, theo các bác sĩ bệnh lý này có thể truyền nhiễm virus thông qua nhiều con đường khác nhau nên bất kỳ ai cũng đều phải cẩn thận. Cụ thể như sau:
- Đường hô hấp: Các bệnh lây truyền thường là cảm lạnh hay cảm cúm thông thường, khi người bệnh vô tình hắt hơi, ho khi nói chuyện hoặc giao tiếp với người đối diện mà không đeo khẩu trang. Điều này dẫn đến việc người khỏe mạnh hít phải những giọt dịch tiết hô hấp hoặc virus bay trong không khí và bị chúng xâm nhập vào trong cơ thể.
- Đường tiêu hóa, ăn uống: Nếu bạn ăn uống, sử dụng chung cùng lúc bát đũa, cốc tách với người bị sốt siêu vi sẽ có khả năng lây truyền virus. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm cũng mang nguy cơ nhiễm siêu vi trùng, trường hợp bạn ăn phải những đồ này có thể gặp phải các triệu chứng bất thường.
- Virus lây qua các vật trung gian: Côn trùng đốt hoặc cắn, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, các loại đồ chơi mà trẻ em cầm nắm… nếu đang có dịch tiết của người bệnh mà bạn vô tình chạm, sờ vào có khả năng lây truyền gián tiếp.
- Một số con đường khác: Sốt siêu vi lây qua đường nào còn có một số ít virus bị truyền nhiễm thông qua việc truyền máu, tiêm chích, tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của người đang bị mắc virus…
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng virus sốt siêu vi có khả năng lây lan nhanh chóng, dễ bùng phát thành dịch do vậy mọi người cần chú ý chủ động ngăn ngừa, phòng tránh bệnh. Trường hợp người lớn mắc bệnh tránh tiếp xúc cùng với trẻ em, còn nếu trẻ nhỏ có triệu chứng bệnh nên cho nghỉ tại nhà, chăm sóc đúng cách không để lây truyền cho người khác.
Cách chẩn đoán sốt siêu vi
Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng và yếu tố dịch tễ để chẩn đoán bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm dịch mũi, họng, hầu.
- Xét nghiệm đờm.
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- X-quang phổi.
Các xét nghiệm cận lâm sàng này có thể giúp phân biệt và xác định tổn thương. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán sốt siêu vi. Bác sĩ có thể dựa vào các triệu chứng để đưa ra chẩn đoán.
Sốt siêu vi cần được phân biệt với một số bệnh sốt khác như sốt xuất huyết Dengue, sốt nhiễm trùng, sốt rét, sốt thương hàn, và bệnh lao.
Cách chăm sóc khi bị sốt siêu vi
Với những biến chứng nguy hiểm kể trên, có thể nhận thấy việc tự trang bị cho mình những thông tin cần thiết về sốt siêu vi và cách chữa trị là vô cùng quan trọng. Vậy sốt siêu vi làm sao cho nhanh khỏi?
Cách điều trị sốt siêu vi như thế nào?
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, sốt siêu vi nên làm gì tốt nhất là người bệnh vẫn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán. Hiện nay, sốt siêu vi và cách điều trị chủ yếu vẫn là sử dụng các loại thuốc Tây y. Tuy nhiên thuốc chỉ giúp tăng cường đề kháng và miễn dịch, đồng thời làm thuyên giảm triệu chứng bởi bệnh lý này hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Vậy sốt siêu vi uống thuốc gì? Các loại thuốc chứa thành phần Acetaminophen thường được sử dụng phổ biến, bên cạnh đó còn phải dùng kèm theo thuốc chống co giật trong trường hợp trẻ nhỏ bị sốt cao hơn 38.5 độ C hoặc có tiền sử co giật do sốt trước đây. Mặc dù vậy, bất cứ một loại thuốc nào cũng phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng mới có thể phòng tránh tác dụng phụ hoặc bệnh tình trở nặng hơn.
Một phương pháp giúp hỗ trợ hạ sốt khá hiệu quả chính là chườm khăn ấm (nhiệt độ của nước nên thấp hơn nhiệt độ của cơ thể từ 1 - 2 độ C), đồng thời cho người bệnh mặc những bộ quần áo thoải mái rộng rãi. Cần kết hợp với việc kiểm tra nhiệt độ của cơ thể và theo dõi các triệu chứng sốt siêu vi.
Nếu người bị sốt là trẻ nhỏ lại càng phải chú ý đo nhiệt độ và theo dõi kỹ càng thường xuyên. Khu vực người bệnh nằm nghỉ cần đảm bảo có không khí thoáng mát, sạch sẽ cùng không gian yên tĩnh.
Sốt siêu vi nên uống gì và ăn gì?
Tình trạng sốt cao khiến cho cơ thể bị mất nước nhanh chóng và điện giải rối loạn, chính vì vậy không thể bỏ qua việc bù nước cho cơ thể đồng thời cân bằng lại điện giải. Ngoài nước lọc có thể sử dụng dung dịch Oresol pha uống hoặc các loại nước ép trái cây tươi để vừa bù nước vừa bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Sốt siêu vi nên ăn gì tốt nhất là cho người bệnh dùng những món ăn lỏng, đã được nấu chín kỹ như cháo, súp, canh hầm… Nên chia khẩu phần ăn hằng ngày thành nhiều bữa nhỏ bởi người mắc sốt siêu vi thường cảm thấy khó ăn, ăn uống kém. Không chỉ vậy, bệnh nhân cũng nên được tăng cường các loại vitamin cho cơ thể từ rau củ, hoa quả tươi giúp đề kháng tăng cao và hồi phục nhanh chóng hơn.
Người bệnh sốt siêu vi nên kiêng gì?
Bên cạnh những thực phẩm, đồ uống cần bổ sung thì mọi người cũng cần nắm rõ sốt siêu vi kiêng gì. Theo đó, các món ăn mà người sốt siêu vi không nên sử dụng có thể kể đến như sau:
- Trứng: Chứa hàm lượng protein cao khiến nhiệt độ cơ thể tăng đáng kể.
- Món ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng: Làm thân nhiệt tăng cao, dễ gây khó tiêu đầy bụng hay rối loạn tiêu hóa.
- Đồ sống hoặc chưa nấu chín kỹ: Có khả năng cao gây tiêu chảy, đi ngoài do chứa các loại vi khuẩn.
- Thực phẩm có lượng đường cao: Khiến bệnh lâu khỏi hơn bình thường bởi nạp vào cơ thể lượng đường quá nhiều sẽ làm bạch cầu hoạt động kém đi.
- Nước đá, đồ ăn lạnh: Làm cơ thể nhiễm lạnh, các triệu chứng như viêm đau họng, ho, sổ mũi… nặng nề và kéo dài hơn.
Ngoài ra, một số người còn cho rằng bị sốt siêu vi không nên tắm rửa bởi sẽ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, sốt siêu vi có kiêng tắm không thực tế là người bệnh vẫn có thể tắm rửa để cảm thấy thoải mái hơn nhờ được giải phóng thân nhiệt, cơ thể sạch sẽ và giúp giãn nở các mạch. Mặc dù vậy, người bệnh phải bảo đảm tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng kín gió, sau đó lau khô người ngay để không bị nhiễm lạnh.
Cách phòng tránh sốt siêu vi cho người lớn và trẻ em
Sốt siêu vi hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi ngay từ những thói quen trong lối sống hàng ngày. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết mà bạn nên nắm rõ để chủ động thực hiện nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa sốt siêu vi:
Lưu ý trong việc vệ sinh cá nhân thường xuyên, ngoài tắm rửa hằng ngày còn phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đại tiểu tiện, đặc biệt cần tránh để trẻ em cho tay hoặc đồ chơi vào miệng.
Thường xuyên dọn dẹp, làm vệ sinh nhà cửa, không gian sống nhằm tránh khỏi bụi bẩn, hạn chế tối đa các tác nhân có hại xâm nhập và gây bệnh.
Xây dựng một chế độ ăn uống với đầy đủ dưỡng chất, thực đơn khoa học hợp lý, ăn đúng bữa giúp đảm bảo sức khỏe, đề kháng và miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Tích cực vận động luyện tập thể dục thể thao, cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất lành mạnh và an toàn.
Trong trường hợp đang bị sốt siêu vi cần tránh tiếp xúc với người khác, khi ho, hắt hơi hay sổ mũi hãy sử dụng khăn giấy để lau hoặc dùng tay che rồi sau đó vệ sinh sạch sẽ, ngược lại cũng phải tránh ở gần với người đang hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Nên tiến hành đầy đủ việc tiêm phòng vaccine, nhất là trẻ em lại càng phải chú ý.
Hy vọng rằng qua bài viết trên đây bạn đọc đã có lời giải đáp cho mình về câu hỏi sốt siêu vi là gì? sốt siêu vi có lây không lây qua đường nào và cách chữa trị ra sao cho hiệu quả. Từ đó có thể kịp thời xử lý, khám chữa bác sĩ chuyên khoa tại những cơ sở y tế uy tín nếu không may mắc phải, cũng như chủ động trong việc phòng tránh bị sốt siêu vi để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Sốt siêu vi là một tình trạng rất chi là phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt rõ về tất cả các bệnh lý này cũng như băn khoăn sốt siêu vi có lây không và lây qua đường nào