Huyết áp cao nằm trong nhóm các bệnh mãn tính phổ biến hiện nay, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường đối với sức khỏe nếu không có biện pháp cải thiện kịp thời. Cũng chính vì vậy mà nhiều người lo lắng, thắc mắc vấn đề huyết áp 140/80 có cao không, có nguy hiểm không và nếu có thì phải xử lý như thế nào cho an toàn, hiệu quả? Để tìm hiểu rõ lời giải đáp cho câu hỏi huyết áp 140/80 mmHg có cao không cùng một số thông tin khác liên quan mà bạn cần biết, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết chia sẻ sau đây.
Tìm hiểu huyết áp là gì và chỉ số huyết áp trung bình
Huyết áp là thuật ngữ dùng để chỉ áp lực của máu tác động lên thành động mạch, được đo bằng đơn vị mmHg (milimet thủy ngân), bao gồm 2 yếu tố chính cấu thành nên là lực co bóp của tim và lực cản của động mạch. Chỉ số huyết áp sẽ được thể hiện thông qua 2 chỉ số, gồm có huyết áp tâm thu (mức tối đa) và huyết áp tâm trương (mức tối thiểu).
Theo đội ngũ chuyên gia sức khỏe, người bình thường sẽ có chỉ số huyết áp thấp hơn về ban đêm và cao hơn khi ở thời điểm ban ngày. Cụ thể, giai đoạn bạn đang ngủ say, cơ thể được nghỉ ngơi trong khoảng từ 1 - 3 giờ sáng thì huyết áp thường ở mức thấp nhất, còn thời điểm huyết áp đạt mức cao nhất trong ngày thường sẽ kéo dài từ lúc 8 - 10h sáng.
Thông thường, huyết áp sẽ giảm đi nếu bạn đang nghỉ ngơi, thư giãn, khi mồ hôi ra nhiều, sử dụng thuốc giãn mạch hoặc bị đi ngoài… Trái lại, những trường hợp như vận động cơ thể, tâm lý căng thẳng, đang gặp vấn đề gây xúc động mạnh, thời tiết quá lạnh hoặc dùng thuốc co mạch… sẽ khiến huyết áp tăng cao hơn.
Việc chủ động theo dõi chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương sẽ đóng vai trò quan trọng nhằm phát hiện từ sớm những vấn đề tiềm ẩn liên quan đến hệ tim mạch, nhờ đó đảm bảo hạn chế các rủi ro về sức khỏe đến mức tối đa. Để giải đáp được câu hỏi huyết áp 140/80 có cao không thì trước hết mọi người cần nắm rõ huyết áp bình thường là bao nhiêu.
Dưới đây là thông tin tham khảo về chỉ số huyết áp giúp bạn nhận biết được tình trạng của mình đang ở mức bình thường hay có dấu hiệu bị tăng huyết áp:
Mức huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 120 - 129 mmHg và huyết áp tâm trương có chỉ số từ 80 - 84 mmHg.
Mức huyết áp lý tưởng: Chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 120 mmHg, huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.
Giai đoạn tiền tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu từ 130 - 139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trong khoảng 85 - 89 mmHg.
Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu tăng từ 140 - 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương tăng từ 90 - 99 mmHg.
Tăng huyết áp độ 2: Chỉ số huyết áp tâm thu nằm ở mức >= 160 mmHg và/hoặc mức huyết áp tâm trương >= 100 mmHg.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ở mức >= 140 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg.
Vậy cụ thể huyết áp 140/80 mmHg có cao không và cách xử trí an toàn như thế nào, mời bạn đọc cùng tham khảo những giải đáp chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa trong phần tiếp theo.
Bác sĩ giải đáp: Huyết áp 140/80 có cao không?
Như thông tin đã được chia sẻ ở phần trước của bài viết, chỉ số huyết áp ở mức bình thường là khi huyết áp tâm thu ở mức < 130 mmHg và huyết áp tâm trương ở mức < 85 mmHg. Bạn có dấu hiệu bị tăng huyết áp nếu như huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >= 90 mmHg. Nói theo cách khác, 1 trong 2 chỉ số huyết áp tâm thu >= 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương >= 90 mmHg thì đây là tình trạng huyết áp cao.
Chính vì vậy, đối với thắc mắc chỉ số huyết áp 140/80 mmHg có cao không thì câu trả lời sẽ là Có. Hiện tại bạn đang gặp hiện tượng tăng huyết áp tâm thu đơn độc do chỉ số huyết áp tâm thu nằm ở mức 140 mmHg, còn huyết áp tâm trương ở mức 80 mmHg. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu mới chỉ qua 1 lần đo thì chúng ta cũng chưa thể khẳng định một cách chắc chắn.
Bạn cần theo dõi chỉ số huyết áp của mình trong nhiều ngày và nhiều lần trong 1 ngày, kiểm tra thường xuyên mới có thể xác định được mình có đang bị tăng huyết áp hay không. Nguyên nhân là bởi huyết áp sẽ ít nhiều thay đổi do sự ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như tuổi tác, căng thẳng thần kinh, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích, chế độ tập luyện… Bên cạnh đó, cách đo và thiết bị đo huyết áp cũng tác động đến kết quả nên bạn cần đảm bảo những điều này để theo dõi tình trạng huyết áp được tốt nhất.
Chuyên gia cho biết, hiện tượng huyết áp tăng thường bắt nguồn từ những thói quen thiếu khoa học trong đời sống, ít vận động thể chất, thường xuyên ăn mặn, stress kéo dài, mất ngủ, thiếu ngủ… Ngoài ra, bạn cũng cần thận trọng bởi cao huyết áp còn có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý như béo phì, tiểu đường hoặc một số vấn đề khác về sức khỏe.
Huyết áp 140/80 có cao không, đây là mức huyết áp cao nhưng thực tế vẫn chưa quá nghiêm trọng. Mặc dù vậy, bạn chú ý không được chủ quan mà cần áp dụng kịp thời các biện pháp phù hợp, kết hợp với việc thay đổi lối sống sinh hoạt, có chế độ vận động hợp lý nhằm kiểm soát chỉ số huyết áp và phòng ngừa nguy cơ tăng huyết áp tiến triển nặng hơn. Tốt hơn hết bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn hướng xử lý phù hợp với mỗi người:
Trường hợp bạn không mắc phải bệnh lý hoặc có nguy cơ bệnh tiềm ẩn nào, bác sĩ thường sẽ tư vấn cách thay đổi các thói quen sinh hoạt sao cho khoa học, lành mạnh, sau đó tiến hành tái khám sau khoảng vài tháng.
Trường hợp tái khám sau một thời gian nhưng chỉ số huyết áp vẫn ở mức 140/80 mmHg hoặc thậm chí tăng cao hơn thì bác sĩ có thể đưa ra chỉ định người bệnh sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp sao cho thích hợp.
Nếu như bệnh nhân đang có vấn đề nào đó về sức khỏe, mắc các bệnh lý dẫn đến tăng huyết áp sẽ cần bác sĩ thăm khám cẩn thận và có phác đồ điều trị tương ứng.
Những biến chứng có thể gặp khi bị huyết áp cao kéo dài
Bác sĩ khuyến cáo, khi gặp phải tình trạng tăng huyết áp thì bạn tuyệt đối không được coi nhẹ, chủ quan. Bởi một số trường hợp huyết áp cao diễn ra trong thời gian dài mà không kịp thời có biện pháp can thiệp xử lý sẽ có nguy cơ dẫn tới nhiều biến chứng như sau:
Tổn thương ở động mạch vành: Huyết áp tăng cao khiến cho tim phải hoạt động nhiều hơn, từ đó gây áp lực lớn lên thành động mạch. Tình trạng này dễ gây ra xơ cứng hoặc xơ vữa động mạch, động mạch vành bị tổn thương và nguy hiểm hơn cả là phình hoặc tách động mạch chủ về sau đó.
Biến chứng ở mạch máu ngoại vi: Tăng huyết áp cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều động mạch vùng ngoại biên, điển hình như động mạch chi trên và dưới, động mạch thận, động mạch cảnh…, về lâu dài gây cứng, xơ vữa hoặc tắc nghẽn.
Nhồi máu cơ tim: Xơ vữa động mạch do huyết áp cao khiến con đường máu lưu thông bị hẹp lại, không đủ lượng máu cung cấp để nuôi dưỡng cơ tim. Một số trường hợp các mảng xơ vữa bám vào thành mạch đang gặp tổn thương và tạo nên các cục máu đông dẫn đến tắc mạch hoàn toàn, nhồi máu cơ tim vô cùng nguy hiểm.
Biến chứng suy tim: Việc tim phải làm việc với tần suất cao khi huyết áp tăng có thể làm phì đại cơ tim, suy giảm đàn hồi và chức năng hoạt động cũng bị kém đi.
Biến chứng ở não: Cao huyết áp kéo dài ngoài ra còn có khả năng gây ra hiện tượng thiếu máu não, nhồi máu não hay thậm chí là đột quỵ phải được cấp cứu.
Biện pháp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp bạn nên biết
Sau khi đã tham khảo và có lời giải đáp cho mình trước vấn đề huyết áp 140/80 có cao không, bạn cần tìm cách cải thiện cho phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe. Thêm vào đó, để phòng tránh tăng huyết áp thì bạn nên tham khảo và áp dụng những biện pháp đơn giản trong việc thay đổi thói quen, lối sống như dưới đây:
Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm nhiều rau củ quả, trái cây, các loại hạt, các loại cá giàu Omega - 3, sản phẩm từ sữa ít béo…
Tránh ăn quá nhiều muối, các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, chất ngọt nhân tạo, đồ ăn cay nóng… bởi chúng không tốt cho sức khỏe.
Hạn chế tối đa việc uống bia rượu, không sử dụng chất kích thích hay hút thuốc lá.
Uống đủ nước hàng ngày.
Kiểm soát cân nặng của bản thân, nếu đang bị thừa cân béo phì nên giảm cân sớm.
Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ tích cực, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để tránh căng thẳng, mệt mỏi đầu óc.
Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút để duy trì cân nặng hợp lý, loại bỏ stress và đồng thời còn góp phần giúp cho huyết áp đạt mức ổn định.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra huyết áp của mình tại nhà.
Lên kế hoạch và thực hiện khám sức khỏe theo định kỳ là biện pháp hiệu quả để nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân, phát hiện sớm các rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ những giải đáp của chuyên gia sức khỏe về câu hỏi huyết áp 140/80 có cao không và một số vấn đề liên quan khác. Hy vọng rằng bạn đọc đã cùng tham khảo và hiểu được huyết áp như thế nào là bình thường, khi nào là cao và có biện pháp xử lý kịp thời tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mình. Đồng thời, mỗi người cũng nên lưu ý xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học nhằm phòng ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh lý mãn tính như huyết áp, tim mạch…
Để tìm hiểu rõ lời giải đáp cho câu hỏi huyết áp 140/80 mmHg có cao không cùng một số thông tin khác liên quan mà bạn cần biết, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết chia sẻ sau đây