Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? không nên ăn gì

Ngày
13/4/2023

Rối loạn tiêu hóa khá dễ bắt gặp ngoài thực tế và hầu như ai cũng đã từng trải qua ít nhất 1 lần trong đời đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ với các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, ợ nóng, buồn nôn hoặc đi ngoài,.... Rối loạn tiêu hóa có phải một bệnh đường ruột? Có gây nguy hại đến sức khỏe hay không? Làm cách nào có thể điều trị dứt điểm rối loạn tiêu hóa? Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì? Khi nào thì nên đến bệnh viện, cơ sở y tê khi bị rối loạn tiêu hóa? Tất cả các băn khoăn trên của các bậc cha mẹ sẽ được phòng khám Hưng Thịnh giải đáp ngay dưới bài viết dưới đây.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

1. Rối loạn tiêu hóa là gì?

Tiêu hóa là quá trình phân hủy phân tử thức ăn không hòa lớn thành các phân tử hòa tan trong nước nhỏ để có thể hấp thụ và huyết tương. Hay hiểu dễ hơn đó là quá trình biến đổi thức ăn thành chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa vào máu.

Rối loạn tiêu hóa chính là hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện.

Hội chứng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở cả 2 giới nam và nữ và cũng không phân biệt độ tuổi từ người già đến trẻ nhỏ hay người trưởng thành khỏe mạnh đều có khả năng bị rối loạn tiêu hóa đặc biệt thường gặp rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Tuy không quá nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây ra 1 số triệu chứng không mong muốn làm người bệnh xấu hổ đồng thời về lâu dài nếu diễn ra nhiều sẽ gây một số bệnh mãn tính.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa? Rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh, nhưng có thể bị gây ra bởi các bệnh lý như viêm đại tràng, viêm ruột hoặc do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc cũng có thể do thay đổi thói quen đại tiện. Cụ thể ra sao hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn.

Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là gì?

2. Nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

2.1. Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

Người bị rối loạn tiêu hóa thường gặp một số vấn đề như: ợ nóng, viêm đường ruột hoặc hội chứng kích thích ruột.

Triệu chứng cụ thể của từng vấn đề bạn có thể xác định có bị rối loạn tiêu hóa như sau:

- Ợ hơi, ợ nóng: cảm giác chua miệng, ho khan khó chịu ở vùng ngực, lâu dần sẽ bị viêm họng, khó nuốt. Các rối loạn về dạ dày và tá tràng thường gây ợ hơi và ợ nóng. Khi gặp các triệu chứng này bạn nên tiến hành thăm khám sớm để được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

- Viêm đường ruột: đau bụng, thay đổi tần suất đi ngoài, chất thải khác so với bình thường. Khi bị viêm đường ruột phần bụng có thể bị đau nhẹ sau đó cơn đau có thể mạnh hơn, đau khắp vùng bụng đặc biệt khi ăn đồ cay, nóng sẽ bị đau nhiều hơn.

+ Chướng bụng: Khi dạ dày co bóp chậm, chậm tiêu các loại thức ăn sẽ tồn đọng trong dạ dày gây chướng bụng, khó chịu.

- Hội chứng kích thích ruột: đau bụng, tiêu chảy. Hiện tượng tiêu chảy với tần suất lớn dễ gây mệt mỏi, mất nước, sụt cân. Các nguyên nhân gây kích thích đường ruột còn gây ra tình trạng buồn nôn.

2.2. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng rất hay gặp đặc biệt với trẻ nhỏ. Tuy nhiên thường khó nhận biết đúng triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ do còn quá nhỏ.  Để điều trị đúng, chấm dứt tình trạng rối loạn tiêu hóa cần tìm đúng nguyên nhân gây nên. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ và người lớn thường đến từ 6 điểm sau:

- Hậu quả của bệnh lý dạ dày: Khi một người bị viêm dạ dày hoặc viêm loét dạ dày - tá tràng sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa các chất là nguyên nhân chính gây nên triệu chứng ợ hơi, ợ nóng rất khó chịu khiến chúng ta cảm thấy xấu hổ khi xảy ra trước đối tác, đồng nghiệp hay người thân.

- Viêm đại tràng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa và thường gây biểu hiện hội chứng kích thích ruột gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Rối loạn tiêu hóa do tâm lý căng thẳng: Khi cơ thể căng thẳng, áp lực gây ảnh hưởng đến việc co bóp dạ dày. Khi dạ dày co bóp chậm lượng thức ăn tồn đọng gây chướng bụng. Khi căng thẳng quá dẫn đến trạng thái dạ dày co bóp quá nhanh lượng thức ăn đào thải ra ngoài nhanh chóng dẫn đến tiêu chảy.

- Sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia: Uống quá nhiều rượu bia làm thay đổi môi trường PH, ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa thức ăn.

- Đồ ăn không đảm bảo yếu tố vệ sinh: Khi chúng ta dung nạp vào cơ thể các loại thức ăn ôi thiu hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn vô tình đã đưa các loại vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột gây nên hội chứng rối loạn tiêu hóa.

- Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh: Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ khi sử dụng kháng sinh nhiều gây mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn có lợi vô tình bị tiêu diệt do đó gây ảnh hưởng. Rối loạn tiêu hóa cũng xảy ra trong một số trường hợp trẻ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.

6 nguyên nhân này chính là lí do gây nên rối loạn tiêu hóa. Việc tìm được nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có biện pháp chữa cũng như phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Với nguyên nhân do bệnh lý, do thuốc kháng sinh sẽ cần các biện pháp chữa trị. Với nguyên nhân về chế độ sinh hoạt, ăn uống có thể điều chỉnh để tránh bị rối loạn tiêu hóa. Vậy rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

3. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?

3.1. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên rối loạn tiêu hóa là việc dung nạp thực phẩm không đảm bảo an toàn. Việc sử dụng đồ ăn ôi thiu, rau củ quả bị nhiễm bệnh, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng lớn tới đường ruột. Việc kiểm tra chất lượng đồ tươi sống, rau củ, ăn chín, uống sôi đảm bảo đường tiêu hóa được tốt hơn.

Ngoài việc nên ăn các thực phẩm rau, củ quả tươi ngon đảm bảo an toàn, bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể 1,5-2L hàng ngày, chúng ta cần hướng dẫn cho trẻ nhỏ ăn thêm 8 thực phẩm sau đây:

Rối loạn tiêu hóa ăn gì tốt nhất?

- Loại thực phẩm đầu tiên là chuối. Đây là loại quả rất tốt cung cấp chất điện phân cho hệ tiêu hóa. Trong chuối bổ sung nhiều chất xơ hấp thủ chất lỏng dư thừa trong bao tử khi tiêu chảy.

- Dứa: Trong dứa có nhiều chất xơ thúc đẩy sự hấp thụ protein, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

- Gừng: Gừng có khả năng kháng viêm, hỗ trợ hệ tiêu hóa, chữa đầy hơi khó tiêu.

- Khoai lang: Khoai lang có khả năng chữa chứng viêm loét dạ dày, tá tràng bởi trong đó chưa nhiều khoáng chất, chất xơ, carbohydrate và rất nhiều vitamin.

- Táo: Bổ sung táo cho cơ thể giúp giảm nguy cơ táo bón.

- Yến mạch: Yến mạch có hàm lượng chất xơ cao giúp vận chuyển thức ăn, ngăn ngừa táo bón.

- Bơ: Bơ cũng là loại quả có khả năng duy trì chức năng của đường tiêu hóa.

- Sữa chua, yogurt: hai sản phẩm này có tác dụng bổ sung probiotic và lợi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, giảm nguy cơ tiêu chảy. Với trẻ em và người lớn sản phẩm này đều rất dễ sử dụng. Đặc biệt với sữa chua có thể kết hợp cùng loại quả có lợi.

3.2. Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

Người bị rối loạn tiêu hóa nên:

- Hạn chế ăn quán vỉa hè không rõ đảm bảo chất lượng: Với những người bị rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa đang bị tổn thương do đó việc sử dụng các loại đồ ăn  không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

- Không nên ăn các đồ ăn tái sống hoặc đồ ăn bảo quản lâu ngày. Đồ ăn bảo quản lâu ngày nếu không bảo quản tốt sẽ khiến vi khuẩn xấu phát triển, khi dung nạp vào gây tổn thương đến hệ tiêu hóa. Các món đồ ăn sống như: tiết canh, gỏi cá, gỏi tôm,.. các món nộm tái cũng không nên sử dụng trong thời gian này.

- Không nên ăn các loại hoa quả có nhiều axit: Các trái cây có nhiều axit như cam, chanh, bưởi chua, ổi,... sẽ khiến tình trạng đầy hơi thêm trầm trọng nên hạn chế ăn khi đang gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa.

- Không nên ăn đồ ăn nhiều dầu, mỡ và đồ cay nóng:

Đồ ăn dầu mỡ cần nhiều thời gian để tiêu hóa với hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề thì việc bổ sung các chất dầu mỡ làm trầm trọng hơn.

Đồ cay nóng gây ảnh hưởng đến dạ dày cũng như độ PH, men tiêu hóa tuyệt đối không nên sử dụng.

- Không uống rượu bia: Bia rượu sẽ làm thay đổi môi trường PH và có ảnh hưởng đến men tiêu hóa trong ruột do đó khi đang bị rối loạn tiêu hóa anh chị nên hạn chế sử dụng bia rượu.

- Hạn chế đồ ăn nhiều đường để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

- Hạn chế sử dụng hoa quả sấy khô bởi các sản phẩm này có hàm lượng đường cao dễ gây táo bón, tiêu chảy và đầy bụng.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?

4. Cách chữa rối loạn tiêu hóa

4.1. Cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà

Cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà, anh chị có thể áp dụng sử dụng 1 số phương pháp phổ biến như sau:

- Lá ổi non: Lá ổi non là phương thức dân gian được sử dụng khá nhiều khi gặp phải vấn đề tiêu hóa nhằm hỗ trợ điều trị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Cách này khá dễ sử dụng chỉ cần dùng 1 vài lá ổi non, giã nát lọc lấy phần nước cốt để sử dụng.

- Gừng: Gừng có tác dụng giảm lượng axit dạ dày, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Có thể bổ sung trong nấu ăn các món và pha trà gừng .

- Tỏi: Tỏi có thể chống co thắt dạ dày và khắc phục tình trạng khó tiêu, đầy bụng sau bữa ăn. Tỏi cũng thường được sử dụng để hỗ trợ giảm buồn nôn.

4.2. Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất

Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất là sử dụng các loại thuốc hoặc men vi sinh, men tiêu hóa.

- Men vi sinh: Men vi sinh là chế phẩm có chứa các vi sinh vật có lợi hay còn được gọi là lợi khuẩn giúp cân bằng hệ tạp khuẩn ruột .

Khi rối loạn tiêu hóa với biểu hiện tiêu chảy, khó tiêu, chướng bụng có thể sử dụng các sản phẩm men vi sinh hỗ trợ đường ruột.

Các loại men vi sinh đang sử dụng hiện nay: Antibio, Bioacimin, Probio, Lactomin.

- Men tiêu hóa: Men tiêu hóa là men do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra, tiêu hóa thức ăn để dễ hấp thu vào máu.

Men tiêu hóa được chỉ định dùng cho người bị ngộ độc thực phẩm, thường xuyên căng thẳng tâm lý, hay sử dụng rượu bia.

- Các loại thuốc rối loạn tiêu hóa: Khi nào nên sử dụng các loại thuốc rối loạn tiêu hóa?

Sử dụng thuốc Tây chữa rối loạn tiêu hóa khi có triệu chứng khó chịu như đi ngoài nhiều lần, đau bụng, đầy bụng,... và thường được chỉ định bởi bác sĩ sau khi đã được thăm khám đầy đủ.

+ Thuốc giảm đầy bụng khó tiêu: Khi có biểu hiện đầy bụng khó tiêu bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng 1 trong số các loại thuốc sau:

Domperidon

Maalox

Loperamid

+ Thuốc cầm tiêu chảy:

Oresol: rối loạn tiêu hóa thường gây nên triệu chứng tiêu chảy, khi bị tiêu chảy nhiều lần gây trạng thái mất nước anh chị nên bổ sung oresol bổ sung chất điện giải, bù nước. Tình trạng mất nước kéo dài và nặng nên đến cơ sở y tế gần nhất để được bù nước qua đường tĩnh mạch nhanh chóng.

Berberin có dạng viên nén và là thuốc tân dược điều trị lỵ trực khuẩn, lỵ amip, viêm ruột, tiêu chảy.Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ sơ sinh. Ngoài ra cần lưu ý thuốc  Berberin có 1 số tác dụng phụ như: buồn nôn, đau đầu, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp,... Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

+ Thuốc kháng sinh: Rối loạn tiêu hóa nặng gây ra bởi vi khuẩn anh chị nên đến cơ sở y tế. Việc sử dụng thuốc kháng sinh chữa rối loạn tiêu hóa được bác sĩ chỉ định theo triệu chứng sao cho phù hợp. Đặc biệt không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh dễ gây mất cân bằng vệ sinh đường ruột khiến tình trạng càng nặng thêm

Cách phòng rối loạn tiêu hóa tại nhà
Cách phòng rối loạn tiêu hóa tại nhà

5. Cần làm gì khi thấy có triệu chứng rối loạn tiêu hóa?

Khi phát hiệu có các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa nhẹ nên sử dụng các phương pháp: lá ổi non, dùng gừng, tỏi để hỗ trợ đường ruột hoặc sử dụng các sản phẩm men vi sinh, men tiêu hóa theo đúng chỉ dẫn trên bao bì

Trẻ em là đối tượng thường xuyên dễ gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Khi thấy trẻ có các biểu hiện bất thường: đau bụng, đi ngoài, buồn nôn anh chị nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn phác đồ điều trị, các loại thuốc nên sử dụng và liều lượng không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống.

Bên cạnh đó người lớn và trẻ em trong gia đình đều cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột. Duy trì thói quen sinh hoạt nghỉ ngơi đầy đủ đúng giờ, bổ sung nước đầy đủ. Rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ, luôn vệ sinh nơi ở sạch sẽ rửa tay trước khi ăn để đảm bảo phòng ngừa vi khuẩn.

Đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt là yếu tố hàng đầu cho một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, các triệu chứng tiêu hóa là điều khó tránh. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Không nên ăn gì? Cách chữa nhanh nhất? cũng như những lưu ý khi sử dụng thực phẩm cho người rối loạn tiêu hóa phía trên sẽ đem lại thông tin hữu ích cho anh chị!

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Không nên ăn gì? Cách chữa nhanh nhất tại nhà sẽ được chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh tư vấn trong nội dung bài viết này
Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ