Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ nên ăn gì thì tốt

Ngày
13/4/2023

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm, bởi đây vốn là một bệnh lý thường gặp phổ biến đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài mà không có biện pháp can thiệp xử lý có thể khiến bé suy giảm đề kháng, hệ miễn dịch cũng như sức khỏe thể chất nói chung. Để hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ và cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà, hãy cùng chúng tôi theo dõi những chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh ngay sau đây.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa được hiểu là tình trạng co thắt bất thường của cơ vòng hệ tiêu hóa, gây ra những vấn đề rối loạn đối với chức năng hoạt động ở dạ dày và ruột. Hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ có thể xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Trẻ em thường có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa thật sự hoàn thiện dẫn đến việc các lợi khuẩn ở đường ruột chưa đủ mạnh, do vậy trẻ dễ bị nhiều loại vi khuẩn có hại xâm nhập tấn công hơn nhiều so với người lớn.

Chế độ ăn uống của trẻ chưa khoa học: Thường xuyên nạp vào cơ thể những loại đồ ăn gây khó tiêu, thực phẩm không bảo đảm vệ sinh hoặc chưa được nấu chín kỹ, trẻ ăn no quá mức, bố mẹ cho trẻ ăn dặm từ khi còn quá sớm…

Việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị một bệnh lý nào đó cũng có thể là nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, bởi các loại kháng sinh vừa mang công dụng tiêu diệt vi khuẩn nhưng cũng đồng thời có khả năng làm chết cả những lợi khuẩn.

Trẻ sống trong môi trường không được vệ sinh, lau dọn sạch sẽ thường xuyên, hoặc trẻ tiếp xúc cùng những loại đồ chơi, đồ dùng hay vật nuôi chứa vi khuẩn, bụi bẩn nhưng sau đó không rửa tay cẩn thận.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ hầu hết đều sẽ xuất hiện các biểu hiện điển hình bao gồm:

  • Nôn trớ: Đây là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa phổ biến gặp phải ở những trẻ chưa hoàn thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, chủ yếu trong giai đoạn sơ sinh.
  • Tiêu chảy: Được biểu hiện qua tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng với tần suất 3 lần trở lên trong 1 ngày, nhưng không diễn ra quá 2 tuần. Khi bị tiêu chảy, bé sẽ bị mất nước, mất điện giải, mệt mỏi, ăn uống kém, cần phải xử lý nhanh chóng để bù lại lượng nước cho trẻ để tránh suy dinh dưỡng hoặc nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Táo bón: Trẻ khoảng từ 2 - 3 ngày mới đi ngoài 1 lần, bụng cứng và có thể kèm theo đau tức, cảm giác mót đại tiện nhưng không đi được cũng là một triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Hiện tượng táo bón khiến cho phân của trẻ trở nên khô rắn, cứng, to hơn bình thường, hậu quả là bé khó đi cầu, quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ…
  • Một số triệu chứng khác: Trẻ bú kém, bú ít hơn 1/2 thể tích sữa so với bình thường, quấy khóc nhiều, bụng trướng và đau, mặt đỏ lên hoặc tái đi, bé chậm tăng cân (theo dõi cân nặng định kỳ)...

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ nên ăn gì?

Bệnh lý rối loạn tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của trẻ nhỏ. Các chuyên gia cho biết, để hỗ trợ cải thiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ thì một chế độ dinh dưỡng khoa học phù hợp là vô cùng cần thiết. Để biết rối loạn tiêu hóa nên ăn gì bố mẹ có thể tham khảo những loại thực phẩm sau đây và xây dựng thực đơn hợp lý cho con mình:

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ nên ăn gì?

1. Trẻ dưới 1 tuổi bị rối loạn tiêu hóa ăn gì tốt

Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở xuống thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bé nên được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bởi sữa mẹ vốn là nguồn cung cấp đầy đủ khoáng chất và dinh dưỡng rất tốt cho trẻ nhỏ, có vai trò quan trọng cho quá trình phát triển cơ thể toàn diện.

Đặc biệt, khi bé bị tiêu chảy đi ngoài thì sữa mẹ cũng đồng thời giúp phòng tránh mất nước, còn đối với trẻ đang táo bón thì nguồn dưỡng này có thể hỗ trợ làm mềm phân để bé dễ dàng đại tiện hơn. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ nên ăn sữa mẹ với tần suất cữ bú được tăng lên, nhưng có thể giảm lượng sữa ở mỗi lần, tránh để bé bú quá no.

Giai đoạn trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi bị rối loạn tiêu hóa vẫn nên được tiếp tục bú sữa mẹ, ngoài ra có thể bổ sung thêm sữa công thức. Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm thì phụ huynh lưu ý cho con ăn dần dần từ loãng tới đặc, từ ít đến nhiều.

2. Ăn quả chuối

Chuối vốn được biết đến là loại trái cây giàu dinh dưỡng, có tới 6 loại vitamin cùng 11 khoáng chất khác nhau, phù hợp cho những người đang bị rối loạn tiêu hóa bao gồm cả trẻ nhỏ. Trong đó, điển hình phải nhắc tới hàm lượng hoạt chất Pectin có trong chuối với công dụng nhuận tràng và phòng ngừa tình trạng táo bón.

Thành phần của chuối còn chứa lượng đường tự nhiên, nhờ vậy trẻ được bổ sung thêm năng lượng để cải thiện tình trạng mệt mỏi khó chịu. Thêm vào đó, khi cho trẻ ăn từ 1 - 2 quả chuối/ngày còn giúp bù lại lượng điện giải bị mất đi do tiêu chảy, nôn trớ nhờ vào khoáng chất Kali dồi dào.

3. Quả bơ tốt cho hệ đường ruột của trẻ

Nếu các bậc phụ huynh đang băn khoăn trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn gì thì đừng quên bổ sung quả bơ vào thực đơn dinh dưỡng cho con mình. Quả bơ có chứa nhiều chất xơ có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa, ngoài ra còn giàu hàm lượng chất béo Omega - 3 lành mạnh và vitamin A giúp hỗ trợ bảo vệ đường ruột chống lại sự xâm nhập tấn công của vi khuẩn.

Quả bơ có thể được sử dụng bằng cách nghiền nhuyễn, trộn thêm cùng với sữa sẽ trở thành một món ăn dặm đầy dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Với các trẻ lớn hơn, bố mẹ hãy thử cho bé uống sinh tố bơ hoặc ăn món bơ dầm.

4. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì - Sốt táo

Đối với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, thay vì cho bé ăn táo tươi thì bố mẹ nên nấu chín thành sốt cho bé sử dụng để dễ hấp thụ hơn. Hàm lượng lớn chất xơ Pectin trong thành phần của loại quả này có khả năng ổn định chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa và giữ nước cho cơ thể. Nhờ vậy các lợi khuẩn của đường ruột cũng phát triển tốt hơn, hạn chế được hiện tượng trẻ táo bón hoặc tiêu chảy.

5. Các loại rau củ tươi nên bổ sung cho trẻ

Đây là nhóm thực phẩm quan trọng không chỉ đối với trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa mà còn thường xuyên cần có mặt trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Các loại rau xanh và củ quả tươi sẽ cung cấp cho cơ thể của trẻ vitamin, chất xơ để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tiêu hóa nhanh chóng những chất béo không lành mạnh.

Nếu trẻ bị táo bón nên bổ sung những loại rau giúp nhuận tràng như mồng tơi rau đay, rau lang, rau dền… Ngược lại, trường hợp bé đi ngoài tiêu chảy thì cà rốt, nấm, giá đỗ, rau ngót, ram sam… sẽ là những sự lựa chọn phù hợp.

Các loại rau củ tươi nên bổ sung cho trẻ
Các loại rau củ tươi nên bổ sung cho trẻ

6. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn khoai lang

Xét về các thực phẩm tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa còn phải nhắc đến khoai lang, với thành phần giàu chất xơ, các loại axit amin và vitamin C có công dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy bụng và táo bón. Mẹ có thể sử dụng khoai lang để nấu cháo, nấu canh hoặc nghiền nhuyễn cho bé ăn khoảng 3 - 4 lần/tuần.

7. Rối loạn tiêu hóa ăn gì tốt - Gạo trắng

Lý do gạo trắng được coi là một loại thực phẩm thích hợp đối với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ không chỉ nhờ bổ dưỡng mà còn dễ tiêu, không làm hệ tiêu hóa gặp phải áp lực nặng nề. Gạo trắng cũng giúp cho lượng chất lỏng ở đường ruột của trẻ được hấp thụ bớt, từ đó bé sẽ thuyên giảm chứng đau bụng và tiêu chảy.

Đối với gạo trắng, phụ huynh tùy thuộc theo độ tuổi của bé mà đem nấu thành cháo hạt, cháo xay hoặc lấy nước cơm để trẻ uống sao cho phù hợp.

8. Thịt gà trắng

Thịt gà, đặc biệt là phần thịt trắng có chứa lượng chất béo bão hòa thấp, cùng với đó là các thành phần enzym trong loại thực phẩm này còn có khả năng làm dịu cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa của trẻ. Các món ăn từ thịt gà trắng được nấu chín kỹ sẽ là sự lựa chọn phù hợp khi phụ huynh chưa biết trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé mà vẫn dễ tiêu.

9. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ đừng quên bổ sung sữa chua

Sữa chua là loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn Probiotic rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp các cơ quan hoạt động trơn tru, thuận lợi hơn. Chúng sẽ ức chế sự sinh sôi phát triển của những loại hại khuẩn đối với đường ruột, cải thiện tình trạng mất cân bằng vi khuẩn gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón hay nôn trớ...

Trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

Trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu rối loạn tiêu hóa ăn gì, các bậc phụ huynh còn đồng thời phải nắm bắt được cả những loại thực phẩm, đồ ăn mà trẻ cần tránh để không làm tình trạng của đường ruột trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

  • Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ: Khi chế biến đồ ăn cho trẻ nhỏ đang bị rối loạn tiêu hóa, nếu bố mẹ cho quá nhiều dầu mỡ vừa không tốt cho sức khỏe của con, vừa khiến hệ tiêu hóa trẻ phải hoạt động quá mức.
  • Đồ ăn mặn, có nhiều gia vị: Đường ruột của trẻ nhỏ vốn chưa phát triển toàn diện, việc tiêu hóa những loại đồ ăn chứa nhiều gia vị thường phải mất nhiều thời gian hay thậm chí là không tiêu hóa được. Do vậy, nếu trẻ bị rối loạn đường ruột mà ăn nhiều các món ăn mặn sẽ làm gia tăng cảm giác khó chịu, dễ tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn: Thông thường, các món ăn như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên… đều vô cùng hấp dẫn với trẻ em, tuy nhiên đi kèm với khẩu vị hấp dẫn lại là những nhược điểm lớn bao gồm chứa nhiều loại chất béo khó tiêu, không đảm bảo dinh dưỡng khiến các triệu chứng bệnh ngày một nặng hơn.
  • Các loại đồ ngọt: Bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn nhiều đường… cũng là những loại thực phẩm mà rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ cần phải tránh. Chúng không chỉ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải mà còn làm gia tăng tỷ lệ trẻ bị thừa cân, béo phì.
  • Sữa chứa đường Lactose: Tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa đôi khi có thể xuất phát từ việc không hấp thụ, dung nạp được lượng đường Lactose trong thành phần của một số loại sữa. Bởi vậy, nếu sau khi trẻ sử dụng loại sữa hiện tại mà các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có chiều hướng gia tăng thì bố mẹ hãy xem xét thử đổi loại.

Cách chữa rối loạn tiêu hóa

Nhìn chung đối với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, mặc dù một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý là điều cần thiết nhưng bên cạnh đó bố mẹ phải lưu ý có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh cho con. Theo đó, cách tốt nhất là các bậc phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn phương pháp chữa trị hiệu quả và an toàn, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống hoặc để bệnh kéo dài..

Dưới đây là một số cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ hiện nay mà phụ huynh có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc Tây

Một số thuốc Tây y điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể được bác sĩ chỉ định bao gồm: Thuốc trị táo bón, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chữa khó tiêu đầy bụng, thuốc chống co thắt… Trong thời gian dùng thuốc bố mẹ phải cho bé sử dụng theo đúng hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ chuyên khoa để tránh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Đi khám với bác sĩ chuyên khoa
Đi khám với bác sĩ chuyên khoa

Bổ sung cho trẻ men vi sinh phù hợp

Ngoài các loại thuốc Tây y cần thiết, bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng thêm men vi sinh, hoặc bố mẹ có thể tham khảo sự tư vấn của bác sĩ về việc bổ sung men vi sinh cho bé như thế nào đúng đắn. Men vi sinh có công dụng bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh và hoạt động ổn định.

Cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà

Chia 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ ăn trong ngày, chỉ sử dụng các loại thực phẩm sạch, dùng nguồn nước sạch để chế biến, nấu chín kỹ càng.

Áp dụng một số bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa từ dân gian cho trẻ (lưu ý tuyệt đối không dùng cho trẻ sơ sinh) như nước gạo rang, nước gừng, nước lá mơ…

Vệ sinh nhà cửa và đồ chơi của bé thường xuyên, tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn uống, đi vệ sinh, đi ở ngoài đường về, không để trẻ đưa đồ chơi hay ngậm tay chân vào miệng.

Hy vọng rằng qua bài viết trên đây các bậc phụ huynh đã nắm rõ hơn rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ nên ăn gì cùng cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất như thế nào. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé thì tốt nhất bố mẹ nên đưa con mình đến khám bác sĩ chuyên khoa tại những cơ sở y tế uy tín ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường. Qua đó, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất đối với từng trường hợp cụ thể

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ nên ăn hay không nên ăn gì? và cách chữa nhanh nhất tại nhà sẽ được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tư vấn trong bài viết này
Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ