Tiêu chảy là tình trạng rất phổ biến liên quan đến rối loạn hoạt động đường tiêu hóa, có thể gặp phải ở cả người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. Ở mức độ nhẹ tiêu chảy sẽ tự khỏi sau khoảng vài ngày nếu chăm sóc đúng cách, tuy nhiên nếu để tiêu chảy liên tục kéo dài không xử lý có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Trong nội dung bài viết sau đây, các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ tư vấn cụ thể nguyên nhân, biểu hiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn cũng như cách chữa tiêu chảy hiệu quả để mọi người nắm được rõ hơn về chứng bệnh thường gặp này.
Tiêu chảy là gì và phân loại bệnh?
Theo chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa, tiêu chảy (hay ỉa chảy) là cụm từ được sử dụng để mô tả về hiện tượng đi ngoài ở dạng phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Thông thường tiêu chảy xảy ra nhiều nhất vào mùa hè có thời tiết oi nóng, đặc biệt bất cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải.
Xem thêm: Bị tiêu chảy có uống nước dùa được không?
Tuy nhiên, để xác định được tình trạng tiêu chảy trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay người lớn cần phải xét trên một số yếu tố so với thói quen đại tiện hàng ngày bao gồm: Số lần đi ngoài, tính chất của phân, màu sắc, trong phân có lẫn dịch nhầy hay không… Bệnh tiêu chảy được phân loại thành 4 dạng khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ, thời gian như sau:
- Tiêu chảy cấp tính: Đây là dạng tiêu chảy trẻ em và người lớn thường gặp, xuất hiện một cách đột ngột, số lần đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn khoảng 1 tuần nên được gọi là dạng cấp tính. Nguyên nhân thường do tiêu chảy nhiễm khuẩn thực phẩm hoặc sử dụng đồ ăn không phù hợp, nếu biết cách chăm sóc sức khỏe thì tiêu chảy cấp có thể tự khỏi.
- Tiêu chảy mãn tính: Là tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ em và người lớn từ 2 đến 4 tuần trở lên, người bệnh lúc này rất dễ bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và quá trình điều trị cũng theo đó mà gặp nhiều khó khăn hơn mức độ cấp tính.
- Tiêu chảy thẩm thấu: Xảy ra do ruột không thể hấp thụ một loại chất dinh dưỡng nào đó hoặc giảm hấp thu chất điện giải, dung dịch, từ đó gây ra những áp lực thẩm thấu tới vùng màng nhầy của ruột và hậu quả là cơ thể thải nước quá mức. Dạng tiêu chảy này có thể ngưng lại được khi người bệnh dừng nạp vào cơ thể những loại thực phẩm, đồ ăn không phù hợp.
- Tiêu chảy xuất tiết: Được hiểu là hiện tượng các tế bào trong ruột gặp phải sự rối loạn đối với việc chuyển tải ion, điều này dẫn đến giảm khả năng hấp thu đồng thời sự bài tiết lại gia tăng gây ra tiêu chảy hoài không hết kể cả đã ngưng ăn.
Các con số thống kê đã cho thấy, ở nhiều quốc gia đang phát triển thì tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến. Nguy hiểm hơn, tiêu chảy ở trẻ em còn xếp thứ 2 trong nhóm các bệnh lý gây tử vong cho trẻ trên thế giới hiện nay, do đó các bậc phụ huynh cần phải thận trọng nếu con em mình đang gặp phải những dấu hiệu bất thường.
Nguyên nhân tiêu chảy ở người lớn và trẻ em
Việc nắm được những nguyên nhân bệnh tiêu chảy là rất cần thiết để qua đó có phương pháp xử lý phù hợp và an toàn hiệu quả, cụ thể như sau:
Nguyên nhân tiêu chảy ở người lớn
- Nguyên nhân thường gặp nhất là tiêu chảy rota (nhiễm rotavirus), tiêu chảy nhiễm khuẩn (thường là salmonella), tiêu chảy nhiễm trùng hoặc nhiễm phải các loại vi khuẩn như E.coli, ký sinh trùng… do ăn uống không đảm bảo, dùng nước ô nhiễm…, và đây cũng là những tác nhân gây ra tiêu chảy khi mang thai.
- Tiêu chảy ở người lớn có khả năng do hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn, điển hình là việc liên tục dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt đồng thời các hại khuẩn lại sinh sôi nhanh chóng hơn.
- Do bị ngộ độc thực phẩm, ăn phải đồ ôi thiu, thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại… rất dễ bị tiêu chảy kèm sốt, tiêu chảy buồn nôn, đau bụng dữ dội.
- Không ít trường hợp tiêu chảy nhiều ngày nguyên nhân do cơ thể không hấp thu được đường (lactose, fructose) nhưng họ lại không biết và vẫn tiếp tục sử dụng.
- Một số nguyên nhân tiêu chảy ở người lớn khác bao gồm hội chứng ruột kích thích, mắc bệnh viêm đại tràng… gây rối loạn đường tiêu hóa và hình thành tiêu chảy.
Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em
Tương tự như người lớn, trẻ nhỏ bị tiêu chảy cũng có thể xuất phát từ một hoặc những nguyên nhân nhiễm khuẩn, rối loạn đường ruột, ngộ độc… kể trên. Trong số đó virus chính là nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ hơn 40% tổng số các trường hợp mắc bệnh.
Ngoài ra, tiêu chảy cấp ở trẻ em cũng dễ gặp phải do thói quen vệ sinh cơ thể kém, không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, sau khi hoạt động ngoài trời và sau khi đi vệ sinh, hoặc trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc, ăn uống không đúng giờ đúng bữa...
Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh vẫn còn bú sữa mẹ nên khả năng cao nguyên nhân gây tiêu chảy lúc này là do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của người mẹ. Điển hình là tiêu chảy ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi thường hình thành khi mẹ ăn uống kém vệ sinh, ăn nhiều đồ cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ, mẹ sử dụng thuốc kháng sinh sau đó lại tiếp tục cho con bú.
Ngoài ra, nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh còn có thể do bé bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường ruột hoặc không hấp thu được một loại dưỡng chất nào đó.
Triệu chứng tiêu chảy ở người lớn và trẻ em
Mỗi người đều có khả năng gặp phải chứng tiêu chảy ít nhất một vài lần trong một năm, và thông thường khi mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như dưới đây xảy ra:
Dấu hiệu tiêu chảy cấp ở người lớn
- Dấu hiệu tiêu chảy đầu tiên dễ nhận biết nhất là người bệnh đi ngoài ra phân lỏng với tần suất từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ đồng hồ.
- Nếu bị nhiễm trùng thì phân có thể lẫn dịch nhầy hoặc lẫn máu, tuy nhiên bệnh nhân cần thận trọng trước triệu chứng tiêu chảy màu đen bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa trên.
- Bị đau quặn bụng, sau mỗi lần đi ngoài thì cảm giác đau có thể giảm bớt, tiêu chảy rát hậu môn do phải đi vệ sinh nhiều lần, đôi khi có kèm theo tiêu chảy sốt ớn lạnh.
- Tiêu chảy và buồn nôn tuy nhiên thông thường người bệnh chỉ bị nôn không quá 1 ngày, nhưng khi kéo dài nhiều hơn lại rất dễ dẫn đến tiêu chảy mất nước với các biểu hiện hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ít tiểu, miệng và lưỡi khô, mệt mỏi...
Biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ em
- Dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em nhận biết qua tình trạng đột ngột đi ngoài phân lỏng trong 1 ngày nhiều lần (thường từ 5 lần trở lên), lượng phân ở mỗi lần ít nhiều khác nhau nhưng nhìn chung đều là phân nước, mùi chua khó chịu, có thể lẫn chất nhầy.
- Kèm theo đi ngoài nhiều lần là dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ em thường gặp khác gồm buồn nôn và nôn ói, nếu nôn nhiều lần sẽ gây mất nước, có cảm giác khát nước, mắt trũng, mỏi mệt thường xuyên, ăn uống kém.
- Giống như người lớn, tiêu chảy rát hậu môn cũng là một trong những dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ do đi ngoài liên tục, một số trường hợp còn bị tổn thương hậu môn và dẫn tới dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ là phân có kèm máu.
- Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ còn phải kể đến đau bụng, đau quặn hoặc đau âm ỉ khó chịu, chướng bụng đầy hơi, sờ vào thấy bụng trẻ cứng hơn bình thường.
- Trẻ em bị tiêu chảy giảm cân, sụt cân do mất nước và biếng ăn, cần can thiệp xử lý kịp thời nhằm phòng ngừa suy dinh dưỡng.
- Tiêu chảy sốt cũng là dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ nhỏ, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều có triệu chứng tiêu chảy và sốt mà thường chỉ xảy ra khi nguyên nhân do nhiễm trùng.
Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Khác với người lớn và trẻ em, biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh thường chưa thể dựa vào việc đi ngoài nhiều lần hay phân lỏng để kết luận được chính xác. Bởi trẻ sơ sinh trong một ngày có thể đi ngoài tới 5 lần vẫn là điều bình thường, cộng với việc lúc này tính chất phân của các bé đều đang ở dạng loãng chứ chưa thành hòn, thành khuôn.
Chính vì điều này mà để kịp thời phát hiện được dấu hiệu tiêu chảy của trẻ sơ sinh thì trước đó các bậc phụ huynh phải theo dõi xem bình thường con đi ngoài mấy lần mỗi ngày, đồng thời kiểm tra tình trạng phân của con như thế nào. Thông qua đó, khả năng cao dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ 4 tháng tuổi có những biểu hiện bất thường như dưới đây:
- Số lần đi ngoài của trẻ sơ sinh đột nhiên tăng lên nhiều hơn so với mọi ngày, thậm chí tần suất có thể lên đến từ 7 - 10 lần/ngày.
- Biểu hiện tiêu chảy của trẻ sơ sinh cho thấy tính chất phân loãng hơn bình thường hoặc chỉ có toàn nước, phân bị thay đổi màu sắc và nặng mùi khó chịu.
- Ngoài tiêu chảy thì trẻ sơ sinh còn có thể kèm theo các biểu hiện quấy khóc nhiều, bú kém đi hoặc bỏ bú, nôn trớ, đôi khi bị sốt…
Cách chữa tiêu chảy nhanh nhất và an toàn hiệu quả
Nếu để người bệnh tiêu chảy thường xuyên kéo dài sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khó lường, chính vì vậy phải tiến hành chữa trị ngay từ sớm bằng những phương pháp phù hợp:
Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Trường hợp trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhưng chưa xuất hiện những dấu hiệu bất thường khác mẹ cần bù nước cho bé bằng cách cho tăng cường bú sữa mẹ, lưu ý chỉ cho trẻ bú với lượng vừa phải nhưng tăng cữ bú lên, đồng thời theo dõi kỹ tình trạng của trẻ.
Ngược lại, những trẻ có triệu chứng tiêu chảy kèm theo sốt, nôn trớ nhiều, quấy khóc liên tục, li bì… thì phải ngay lập tức đến khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân, mức độ cũng như tìm ra cách chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Phụ huynh không nên tự ý áp dụng những cách chữa tiêu chảy cho trẻ 1 tuổi dân gian bởi điều này có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Cách chữa tiêu chảy tại nhà bằng cách bù nước và điện giải
Tiêu chảy cấp khiến cơ thể bị rối loạn các chất điện giải, mất nước nhanh chóng, do đó việc bù lại nước và điện giải đóng vai trò vô cùng quan trọng, cần thiết trong quá trình điều trị. Người bệnh hãy dùng dung dịch oresol pha uống với liều lượng theo hướng dẫn, sử dụng nước đun sôi để nguội uống từ từ hoặc nấu cháo loãng để dùng.
Đối với trẻ nhỏ, ngoài oresol thì mẹ cũng có thể nấu nước cháo muối cho trẻ bù điện giải. Cách chữa tiêu chảy cho bé này rất đơn giản, chỉ cần lấy khoảng 50g gạo và một nhúm muối nhỏ đun sôi cùng 6 bát nước khoảng 15 phút, sau đó lọc bỏ bã lấy nước để trẻ uống hết trong ngày.
Một số trường hợp nặng hơn không thể uống nước, cơ thể không đáp ứng được lượng nước đưa vào sẽ cần phải xử lý bằng cách tiến hành truyền tĩnh mạch tại cơ sở y tế.
Cách chữa tiêu chảy dân gian bằng nguyên liệu tự nhiên
- Cách chữa tiêu chảy cấp bằng vỏ cam: Lấy 1 - 2 vỏ cam rửa sạch, sau đó hãm cùng nước nóng khoảng 20 phút rồi uống trực tiếp giúp nâng cao tiêu hóa, ổn định nhu động ruột và giảm tiêu chảy, đầy hơi đau bụng.
- Cách chữa tiêu chảy cấp tốc từ lá mơ: Lá mơ dùng khoảng 100g đem rửa sạch, ngâm nước muối loại bỏ tạp chất rồi giã nhỏ, đánh đều cùng 1 quả trứng gà và một ít muối sau đó đem rán (chỉ dùng ít dầu) để ăn hàng ngày,
- Cách chữa tiêu chảy tại nhà bằng lá vối: Đem 1 nắm lá vối, 10g núm chuối tiêu, 8g vỏ ổi đi phơi khô, đến khi sử dụng thì thái nhỏ và sắc cùng khoảng 400ml nước cho tới lúc nước cạn còn 100ml thì lọc bỏ phần bã, chia đều uống 2 lần/ngày.
Sử dụng các loại thuốc điều trị tiêu chảy
Đối với những trường hợp sau một vài ngày không thuyên giảm tình trạng tiêu chảy thường phải uống thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, ký sinh trùng nhằm hạn chế đi ngoài. Người bệnh lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y chữa tiêu chảy cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời dùng theo đúng liều lượng, thời gian đã được chỉ định để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh vi khuẩn kháng lại thuốc hay gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Như vậy, thông qua bài viết trên đây các chuyên gia sức khỏe đã giúp bạn đọc giải đáp tiêu chảy là gì, nguyên nhân, dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn đồng thời tư vấn cách chữa trị hiệu quả. Nhìn chung, tiêu chảy rối loạn chức năng đường tiêu hóa rất dễ gặp phải với các mức độ nặng nhẹ khác nhau, người bệnh cần có phương án xử lý nhanh chóng kịp thời để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Về trang chủ: https://phongkhamdakhoahungthinh.webflow.io/
Tiêu chảy: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả sẻ được phòng khám Hưng Thịnh tư vấn trong nội dung bài viết này mời quý vị tham khảo nhé