Bị rối loạn tiền đình phải làm sao? triệu chứng và cách chữa tại nhà? là những gì người bệnh đang quan tâm nhất hiện nay. Rối loạn tiền đình là bệnh lý tương đối phổ biến, nhưng điều đáng nói là không phải tất cả mọi người đều hiểu rõ về tình trạng này. Đặc biệt, hiện nay rối loạn tiền đình không chỉ xảy ra ở nhóm đối tượng có tuổi mà ngay cả những người trẻ cũng hoàn toàn có nguy cơ mắc phải, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với cuộc sống và sức khỏe. Vậy triệu chứng rối loạn tiền đình được nhận biết như thế nào, bị rối loạn tiền đình phải làm sao và cách chữa tại nhà hiệu quả nhanh nhất là gì? Hãy cùng chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh tìm hiểu những thông tin về bệnh lý này ngay trong bài viết dưới đây.
Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình được hiểu là một cơ quan thuộc hệ thần kinh, có vị trí nằm ở phía sau hai bên ốc tai, bao gồm 2 thành phần chính là nhân tiền đình và đường dẫn truyền. Xét về mặt chức năng, tiền đình có vai trò trong việc hỗ trợ cơ thể thăng bằng đối với nhiều hoạt động và động tác khác nhau, đồng thời phối hợp các bộ phận cử động (mắt, đầu, tay chân, thân).
Theo đó, nếu cơ quan tiền đình gặp phải vấn đề trong quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin khiến cơ thể mất thăng bằng, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn… sẽ được gọi là hội chứng rối loạn tiền đình. Thông thường, tình trạng này xuất phát từ tổn thương ở dây thần kinh số 8 (thần kinh cảm giác). Theo các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, rối loạn tiền đình được phân loại thành 2 dạng như sau:
Rối loạn tiền đình ngoại biên: Chiếm tỷ lệ người bệnh phổ biến, xảy ra do tổn thương tiền đình vùng tai trong hoặc tiền sử bị tắc nghẽn mạch máu vị trí đằng sau cổ, có dấu hiệu phổ biến là chóng mặt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế.
Rối loạn tiền đình trung ương: Là dạng bệnh nguy hiểm và điều trị khó khăn hơn dạng ngoại biên, người bệnh gặp khó khăn khi đi đứng, nếu thay đổi tư thế sẽ chóng váng, quay cuồng hay thậm chí nôn ói, thường xảy ra do thương tổn ở nhân tiền đình ở thân não hoặc tiểu não.
Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Các bác sĩ cho biết, hiện tại vẫn chưa có một khẳng định chính xác nào về nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Mặc dù vậy, theo như một số nghiên cứu khoa học trên thế giới, tình trạng này có thể hình thành do nhiễm phải các loại vi khuẩn, virus tấn công vào tai, chấn thương vùng đầu, não hoặc tai trong bị ảnh hưởng bởi bệnh lý rối loạn tuần hoàn máu, tác dụng phụ của thuốc điều trị chứng đau mãn tính…
Bên cạnh đó, rối loạn tiền đình thực tế còn có nguy cơ cao gặp phải ở những nhóm đối tượng dưới đây:
Người tuổi cao, thường là từ 40 tuổi trở lên bởi độ tuổi càng cao thì cơ thể lại càng lão hóa, xảy ra tình trạng suy giảm chức năng hoạt động ở các cơ quan.
Những người thường xuyên phải làm việc với áp lực cao, tiếp xúc nhiều với máy tính, đầu óc phải căng thẳng stress… làm kích thích cơ thể sản sinh lượng lớn hormone Cortisol. Nồng độ Cortisol quá cao sẽ dẫn đến hàng loạt bệnh lý như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường… và có thể khiến hệ thần kinh bị tổn thương.
Người có tiền sử bị mắc chứng chóng mặt trước đó cũng có khả năng tái phát tình trạng nhiều lần về sau này, từ đó gia tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
Triệu chứng rối loạn tiền đình
Dưới đây là tổng hợp những triệu chứng rối loạn tiền đình mà mỗi người đều nên tìm hiểu trước để kịp thời nhận biết, tránh để bệnh ngày càng trở nặng:
Triệu chứng rối loạn tiền đình là tình trạng chóng mặt đột ngột không xác định rõ
Những dấu hiệu điển hình có thể kể đến bao gồm: Choáng váng, chóng mặt bất thường, cảm giác nặng trĩu ở vùng đầu, các vật ở trước mắt bị đảo lộn, đôi khi tay chân run rẩy và tê đau… Người bệnh cảm thấy chóng mặt thường là do tổn thương dây thần kinh ngoại biên, hoặc thần kinh não bộ đang gặp phải một sự chèn ép nào đó, nếu được nghỉ ngơi tại chỗ thì triệu chứng sẽ đỡ dần.
Khả năng giữ thăng bằng kém cũng là triệu chứng rối loạn tiền đình
Người bệnh đột nhiên mất định hướng về không gian, thường xuyên ở trong trạng thái lâng lâng, dễ bị ngã do đi đứng không vững, trường hợp đang đứng thường phải bám vào một vật cố định còn nếu đang ngồi sẽ cần giữ vùng đầu để thăng bằng được. Đặc biệt, khi thay đổi tư thế đột ngột người bệnh có thể xuất hiện cảm giác chao đảo, xây xẩm mặt mày, nhiều người phải hướng mắt xuống dưới để chắc chắn về vị trí của mặt đất.
Buồn nôn và nôn cũng là biểu hiện rối loạn tiền đình
Những triệu chứng kể trên khiến cho bệnh nhân rối loạn tiền đình suy giảm sức khỏe, mệt mỏi, hạ huyết áp và dẫn đến hiện tượng buồn nôn, nôn ói. Cơ thể luôn cảm thấy nôn nao khó chịu giống như say xe, thậm chí có những trường hợp nghiêm trọng còn nôn ói nhiều liên tục gây mất điện giải, mất nước.
Khả năng chú ý bị suy giảm đáng kể
Bên cạnh những cơn đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần thì người bệnh còn có thể gặp phải chứng suy giảm khả năng chú ý. Tình trạng này thường được biểu hiện qua một số vấn đề như: Không thể tập trung làm việc, nhớ trước quên sau về việc mà mình đã và đang làm, dễ bị nhầm lẫn, khó tiếp thu thông tin nhanh như bình thường khi nghe các cuộc hội thoại hoặc đọc một hướng dẫn nào đó.
Rối loạn thị giác và thính giác
Đối với thị giác, khi mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn rõ mọi vật nhất là khi ở trong một môi trường đông đúc có nhiều người. Mắt thường xuyên có cảm giác mỏi, nhạy cảm với ánh sáng và một số loại màn hình máy móc hơn, khó di chuyển nếu phải đi trong bóng tối, nguy cơ cao mắc phải bệnh quáng gà.
Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn tiền đình cũng thường có xu hướng bị ù tai, xuất hiện nhiều tiếng ồn bất thường bên trong tai, nhiều người nghe không rõ hay thậm chí mất đi thính lực. Vùng tai nhạy cảm hơn đáng kể đối với những loại âm thanh lớn, nếu đột ngột nghe phải một âm thanh nào đó lớn sẽ có thể ngay lập tức choáng váng, mất thăng bằng.
Xuất hiện cảm giác lo lắng quá mức
Một số trường hợp rối loạn tiền đình phải chịu những tác động tiêu cực đối với công việc và các hoạt động thường ngày do tâm lý thay đổi, tinh thần thường xuyên hoảng loạn, lo âu. Họ trở nên thiếu tự tin, dễ chán nản và phiền muộn, mất tự chủ trong suy nghĩ hoặc có xu hướng muốn tách biệt với mọi người xung quanh.
Cần lưu ý rằng, tùy theo thể trạng và mức độ rối loạn tiền đình ở mỗi người mà các triệu chứng cũng sẽ có sự thay đổi khác biệt về cấp độ nặng nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh cần phân biệt rõ ràng 2 tình trạng rối loạn tiền đình và thiếu máu não bởi đôi khi các biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với nhau. Theo đó, thiếu máu não (hay thiểu năng tuần hoàn não) chỉ là một yếu tố gây rối loạn tiền đình, hoặc được hiểu đơn giản là hiện tượng suy giảm lưu lượng máu đến não.
Bị rối loạn tiền đình phải làm sao?
Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, có thể nhận thấy rằng bệnh tiền đình gây ra rất nhiều sự phiền hà đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy rối loạn tiền đình phải làm sao? Mặc dù y khoa hiện đại đã có nhiều phương pháp chữa khác nhau, nhưng nếu tình trạng của người bệnh chưa quá nghiêm trọng thì có thể tham khảo và áp dụng một số cách chữa tại nhà sau đây nhằm cải thiện triệu chứng:
1. Ngâm chân
Đây là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và có thể mang lại hiệu quả tích cực do vùng chân là nơi có chứa nhiều huyệt đạo. Người bệnh thực hiện bằng cách sử dụng một số loại nguyên liệu từ tự nhiên như gừng, sả, trà xanh, muối... để pha cùng với một chậu nước ấm khoảng 50 - 60 độ C. Sau đó tiến hành ngâm chân trong khoảng 30 phút tốt nhất là trước khi đi ngủ, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, việc ngâm chân với nước ấm cùng thảo dược sẽ hỗ trợ giảm đau đầu, chóng mặt, giải tỏa căng thẳng, ổn định khí huyết. Thêm vào đó, ngâm chân trước khi đi ngủ cũng đồng thời cải thiện được về chất lượng giấc ngủ của người bệnh tiền đình.
2. Thực hiện xoa bóp và ấn huyệt
Xoa bóp ấn huyệt được nhắc tới là một trong những cách chữa rối loạn tiền đình nhanh nhất mà người bệnh có thể tham khảo. Khi các huyệt đạo được khai thông thì những triệu chứng choáng váng, hoa mắt chóng mặt, đi đứng không vững, buồn nôn… cũng sẽ sớm thuyên giảm. Đối với bệnh rối loạn tiền đình, những vị trí xoa bóp bấm huyệt thường là vùng trán, vùng đầu, hai bên tai hoặc hốc mắt.
Để đạt được hiệu quả cao nhất và phòng ngừa rủi ro, người bệnh chú ý phải được những người có chuyên môn tiến hành xoa bóp bấm huyệt. Ngoài ra tư thế chuẩn khi thực hiện là nằm thẳng trên giường, đầu cũng phải được để thẳng.
3. Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày
Thực hiện một số bài tập tại nhà nhẹ nhàng, phù hợp để cải thiện rối loạn tiền đình: Bài tập mắt, bài tập toàn thân, Yoga, bài tập vẩy tay… Người bệnh có thể tham khảo trước sự tư vấn của bác sĩ để nắm được đúng tư thế và phương pháp luyện tập.
Không nên ngồi một chỗ quá lâu, khoảng 1 - 2 tiếng nên cho mắt nghỉ ngơi vài phút, đứng dậy đi lại nhẹ nhàng đặc biệt là những người làm văn phòng, hoặc tính chất công việc phải tiếp xúc thường xuyên với máy tính.
Tránh việc thay đổi tư thế một cách đột ngột mà thay vào đó cần thực hiện từ từ nhằm phòng ngừa tình trạng mất thăng bằng hay té ngã.
Không để đầu óc hoạt động quá mức, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh xa các chất kích thích, ngủ đủ giấc và chỉ nên sử dụng những loại gối có độ cao vừa phải khi nằm.
4. Việc ăn uống khoa học
Ngoài việc ăn uống đủ bữa để bồi bổ sức khỏe và nâng cao đề kháng, người bệnh rối loạn tiền đình nên tích cực bổ sung thêm những nhóm thực phẩm sau đây:
Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Súp lơ xanh, đậu bắp, cải bó xôi, bí ngô, cà chua, bưởi, cam, chanh… giúp cải thiện miễn dịch, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
Nhóm thực phẩm giàu axit folic: Bánh mì, đậu trắng, rau chân vịt, đậu phộng, nước cam… để ổn định cơ quan tiền đình cũng như hệ thống thần kinh.
Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho người rối loạn tiền đình: Vitamin C (cam, chanh, cà chua, ớt chuông…), vitamin B6 (ngũ cốc, chuối, quả bơ, hạt óc chó, hạnh nhân…) và vitamin D (thịt, cá, trứng, các loại đậu, sữa…).
- Lời khuyên từ các chuyên gia: Những cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà trên đây có thể hoặc không mang đến hiệu quả ngay lập tức tùy vào từng trường hợp của mỗi người, tuy nhiên nhìn chung thì người bệnh đều cần phải kiên trì áp dụng thường xuyên mới nhận thấy được kết quả. Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng trong trường hợp đã áp dụng những mẹo điều trị kể trên nhưng tình trạng không thuyên giảm thì người bệnh phải nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán cũng như tìm ra hướng điều trị rối loạn tiền đình nhanh chóng, kịp thời.
Như vậy, bài viết trên đây là những giải đáp cho câu hỏi bị rối loạn tiền đình phải làm sao, triệu chứng và cách chữa tại nhà như thế nào. Hy vọng rằng qua đó bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để nhận định đúng về bệnh, chủ động phát hiện, theo dõi và tìm ra phương pháp xử lý hiệu quả nhằm bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất
Bị rối loạn tiền đình phải làm sao? triệu chứng và cách chữa tại nhà hiệu quả sẽ được chúng tôi bật mí trong nội dung bài viết này xin mời bạn đọc vào tham khảo