Khi bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi lớn và xuất hiện mụn trứng cá là tình trạng thường gặp ở các bạn trẻ. Tình trạng mụn trứng cá tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ khiến các bạn trẻ cảm thấy phiền toái, tự ti ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc mụn trứng cá tuổi dậy thì là gì, đồng thời cung cấp những thông tin về biểu hiện và cách chữa trị tình trạng này.
Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá hay còn gọi là mụn là tình trạng da thường gặp ở lứa tuổi dậy thì. Muh là bệnh da liễu có liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Khi các tuyến bã nhờn của da bị tắc nghẽn ở nang lông gây nên viêm nang lông làm xuất hiện mụn trứng cá.
Khi bước vào tuổi dậy thì, trong cơ thể sẽ gia tăng lượng hormone giới tính có tên là Androgen, có thể nhiều đến mức dư thừa và kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, khiến sản sinh dầu và bã nhờn nhiều hơn. Từ đó, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, vô tình tạo điều kiện sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây mụn Propionibacterium Acnes, mụn sẽ hình thành, sưng đỏ, sau đó phát viêm.
Biểu hiện của mụn trứng cá tuổi dậy thì
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở người có da nhờn với các nhân đầu đen hoặc trắng ở vùng mặt, đôi khi ở cổ, vai, ngực và lưng. một số trường hợp tình trạng mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt sần gây viêm nhiễm mưng mủ và đau nhức. Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì có nhiều loại mụn khác nhau, ở mỗi loại mụn khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau:
1. Mụn cám
Mụn cám hay được biết đến là mụn đầu trắng. Biểu hiện nhận biết của mụn cám bao gồm đầu mụn nhỏ li ti có màu trắng được hình thành và phát triển ở các lỗ chân lông, không nhân, nổi trên bề mặt da. Mụn đầu trắng có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Đây cũng là trường hợp mụn trứng cá thường gặp ở cả nam và nữ tuổi dậy thì.
2. Mụn đầu đen
Mụn đầu đen mở ở bề mặt da và được coi là cấp độ đầu của mụn trứng cá. Chúng chứa đầy tế bào chết và dầu thừa. Mụn đầu đen rất dễ nhận biết bởi nhân của mụn màu đen. Rất nhiều người lầm tưởng mụn bọc chuyển sang mụn đầu đen là do bụi bẩn, nhưng không phải vậy, sở dĩ mụn có đầu đen là do kết quả của sự phản xã bất thường của các nang tóc bị tắc với ánh sáng. Mụn đầu đen cũng thuộc top các loại mụn thường gặp.
3. Mụn ẩn
Nói đến các loại mụn trứng cá dậy thì phổ biến thì không thể bỏ qua mụn ẩn. Chúng là loại mụn xuất hiện nhiều nhất ở trên mặt ( cằm, hai bên má, quanh mắt và vùng trán). Mụn ẩn nằm sâu dưới bề mặt da, không có nhân, chỉ hơi nhô lên tạo thành những vùng da thô, sần sùi, không gây bất kỳ cảm giác đau nhức nào.
4. Mụn bọc
Mụn trứng cá bọc chính là trường hợp nặng của một trong số những trường hợp nặng của cơ thể. Nguyên nhân mụn trứng cá bọc là do sự phát triển của vi khuẩn Propionibacterium acnes - một chủng khuẩn sinh sống ở môi trường oxy hóa thấp ở nang lông. P. acnes sử dụng nguồn năng lượng và bã nhờn để duy trì và phát triển. Khi bụi bẩn và dầu nhờn dư thừa quá nhiều ở trong da sẽ khiến lỗ chân lông bị bịt kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Những triệu chứng mụn trứng cá bọc rất dễ nhận biết là những khối u nhỏ được hình thành, theo thời gian mụn càng ngày càng lớn, cứng, bên trong mụn có chứa mủ và máu, thường không có nhân, gây cảm giác đau nhức.
5. Mụn mủ:
Mụn trứng cá mủ là một trong các loại mụn viêm khác. Mụn mủ có những biểu hiện giống mụn đầu trắng với một vòng đỏ xung quanh và sưng nhẹ, bên trong chứa đầy mủ trắng hoặc vàng. Tuy nhiên không nên lấy tay hoặc sử dụng những dụng cụ nặn mụn để nặn mụn mủ tránh tình trạng gây ra sẹo và các vết thâm trên da.
6. Mụn trứng cá đỏ:
Trứng cá đỏ là bệnh lý lành tính ở da, bệnh thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá thông thường khác vì có những biểu hiện khá giống. Dấu hiệu trứng cá đỏ là nổi mẩn đỏ, châm chích, bỏng rát, mụn mủ, mụn đỏ và thường xuất hiện ở vùng da mặt, đặc biệt vùng trán, mũi, má và cằm. Trứng cá đỏ thường xuất hiện ở da sau 30 tuổi tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở tuổi dậy thì.
Các vị trí mụn trứng cá xuất hiện trên mặt
Mụn trứng cá là vấn đề da liễu thường gặp và hình thành do các dấu hiệu mụn trứng cá bên ngoài cơ thể như vệ sinh da không đúng cách, sạch sẽ, da nhiễm khuẩn do khói bụi, dị ứng mỹ phẩm,... Tuy nhiên, mụn trứng cá có thể là biểu hiện bệnh từ bên trong cơ thể. Với mỗi vị trí mọc mụn sẽ cảnh báo những vấn đề sức khỏe khác nhau trong cơ thể. Cụ thể;
Mụn trứng cá ở trán
Vùng trán là khu vực có liên quan đến hệ thống các dây thần kinh và tâm trí. Trán lấm tấm mụn cho thấy có thể bạn đang trong giai đoạn căng thẳng, stress kéo dài, áp lực và thức khuya nhiều. Ngoài ra, mụn trứng trên trán cũng phản ánh bạn đang gặp phải những vấn đề về hệ tiêu hóa hặc gan.
Mụn trứng cá ở mũi:
Mụn trứng cá xuất hiện ở mũi phản ánh rõ nét những vấn đề về sức khỏe như: Lưu thông máu kém, có vấn đề về tim mạch (như huyết áp cao, lượng cholesterol cao) hay rối loạn hệ tiêu hóa ( đau dạ dày, khó tiêu, đầy hơi).
Mụn trứng cá ở má
- Mụn xuất hiện ở má phải: Có thể báo hiệu phổi đang bị ảnh hưởng và có vấn đề do môi trường ô nhiễm, hít quá nhiều bụi hoặc thuốc lá.
- Mụn xuất hiện ở má trái: Má trái được cho là có liên quan mật thiết với gan. Mụn nổi nhiều ở bên má trái là lời cảnh báo gan mật không tốt. Do đó, bạn nên tránh sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia và bổ sung những thức uống có tính hàn, giải độc gan như dưa chuột, khổ quan, bó đao,...
Mụn trứng cá ở môi hoặc quanh miệng
Chế độ ăn uống không điều độ, không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn trứng cá xuất hiện ở môi và quanh miệng. Khu vực này có liên quan với các cơ quan tiêu hóa như ruột và gan rất mật thiết. Do đó, những thực phẩm cay nóng hay đồ chiên ngập dầu là những tác nhân chính ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe cơ thể nói chung.
Mụn trứng cá ở cằm
Biểu hiện mụn trứng cá ở cằm là do rối loạn nội tiết tố do sự tăng trưởng quá mức của hormone hay căng thẳng quá mức. Bên cạnh đó, tử cung hoặc buồng trứng có vấn đề cũng sẽ dẫn đến tình trạng mụn trứng cá ở cằm.
Mụn trứng cá và cách điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì
Việc xuất hiện mụn trứng cá dậy thì tuy không đe dọa đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ làm ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của các bạn trẻ. Việc điều trị mụn trứng cá dậy thì là rất cần thiết, tuy nhiên điều trị mụn trứng cá như thế nào là đúng cách và không để lại sẹo, thâm không phải ai cũng biết. Dưới đây là những phương pháp điều trị mụn trứng cá dậy thì hiệu quả và được lựa chọn nhiều nhất:
Chữa trị mụn trứng cá dậy thì đơn giản, hiệu quả từ các nguyên liệu tự nhiên
- Điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn với mật ong
Trong thành phần của mật ong có chứa các enzym tự nhiên có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt cho làn da, đồng thời bổ sung collagen cải thiện độ đàn hồi tốt hơn.
Cách thực hiện trị mụn bằng mật ong vô cùng đơn giản: Sau khi mặt đã được rửa sạch và thấm khô da, hỹ lấy 1 thìa mật ong nguyên chất thoa lên da kết hợp massage nhẹ để mật ong thẩm thấu vào da tốt hơn. Để yên trong khoảng 15 - 20 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Rau diếp cá - Nguyên liệu trị mụn trứng cá hiệu quả, an toàn
Từ xa xưa, rau diếp cá là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt. Lượng lớn vitamin C, chất xơ có trong rau diếp cá giúp khống chế tế bào gây ung thư và hạn chế tình trạng đau nhức do mụn gây ra.
Trình tự thực hiện cách chữa mụn trứng cá bằng rau diếp cá như sau: Lấy 1 nắm diếp cá rửa sạch rồi xay nhuyễn, thêm vào 1 thìa mật ong nguyên chất vào và khuấy đều. Thoa hỗn hợp diếp cá với mật ong lên mặt kết hợp massage nhẹ nhàng để có kết quả tốt nhất. Đợi khoảng 20 phút sau đó rửa lại mặt bằng nước ấm.
Trị mụn tuổi dậy thì bằng cách sử dụng các sản phẩm trị mụn không cần kê đơn.
Các sản phẩm trị mụn thường chứa hoạt chất như axit salicylic, axit axetic, lưu huỳnh, benzoyl peroxide được bào chế rất nhiều dạng phong phú như gel, kem, sữa rửa mặt,...Hiệu quả trị mụn của các sản phẩm này đạt ở mức vừa và phải sử dụng liên tục trong 4 - 8 tuần sẽ thấy kết quả cải thiện rõ rệt.
Điều trị mụn theo đơn thuốc của bác sĩ
Nếu tình trạng mụn dậy thì từ trung bình đến nặng, các bạn trẻ nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và chỉ định dùng thuốc phù hợp. Tùy theo mức độ nặng của tình trạng mụn trứng gặp phải bác sĩ sẽ kê thuốc và thường là kháng sinh dạng uống. Khi uống kháng sinh mụn sẽ kiềm chế được sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm từ đó kiểm soát được mụn. Sử dụng kháng sinh dạnh uống trong thời gian dài, khoảng 4 - 6 tháng sau đó giảm dần và nhưng khi tình trạng mụn đã được cải thiện.
Điều trị mụn trứng cá dậy thì tại phòng khám da liễu
Liệu pháp ánh sáng đỏ được các bác sĩ sử dụng để giảm viêm và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trên da. Axit salicylic có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông trên da di đó cũng được các bác sĩ sử dụng để điều trị mụn. Các liệu pháp điều trị mụn trứng cá ở phòng khám thường được chỉ định khi tình trạng mụn đã trở nặng. Những phương pháp này cho hiệu quả nhanh nhưng sự thành công phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn và tay nghề của bác sĩ.
Những lưu ý khi điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì
Mụn trứng cá là một tình trạng viêm da phổ biến tuy không quá nguy hiểm nhưng rất khó điều trị hoàn toàn và dễ tái phát gây mất thẩm mỹ. Theo các chuyên gia da liễu, khi điều trị mụn trứng cá cần lưu ý những điều sau:
- Không chà xát lên các vùng da đang nổi mụn. Chà xát quá mạnh sẽ khiến nhiễm trùng bị đẩy vào sâu trong da hơn gây tắc nghẽn, sưng đỏ và viêm đau ngày càng nghiêm trọng.
- Có nên nặn mụn trứng cá dậy thì không là câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ khi gặp tình trạng mụn dậy thì. Câu trả lời là không nên nặn mụn vì sẽ gây tổn thương lên bề mặt da đồng thời trực tiếp đưa vi khuẩn từ tay vào vùng da đang bị tổn thương khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế đưa tay lên mặt một cách tối đa.
- Rửa mặt sạch sẽ với tần suất vừa đủ, không nên lạm dụng các loại xà phòng hoặc sữa rửa mặt.
- Trong trường hợp mụn xuất hiện ở các vị trí như cổ, ngực, vai, lưng,... thì nên mặc những quần áo rộng rãi, có chất liệu thoáng mát.
- Cung cấp cho cơ thể đầy đủ nước, nên uống 2 lít nước mỗi ngày.
- Không sử dụng những loại tẩy tế bào chết quá mạnh hoặc tẩy tế bào chết quá nhiều sẽ làm mỏng da.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học phù hợp: Ngủ nghỉ đúng giờ, không thức quá khuya hoặc ăn những thức ăn nhanh, thức ăn cay nóng , thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Áp lực, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện mụn ở tuổi dậy thì do đó nên giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan để hạn chế tình trạng mụn xảy ra.
- Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đặc biệt là các vùng da đang tổn thương do mụn. Sử dụng kem chống nắng dịu nhẹ kết hợp với mũ, áo chống nắng khi ra ngoài để tránh làn da bị ảnh hưởng từ các tia uv của ánh nắng mặt trời.
Mụn trứng cá dậy thì không phải là tình trạng quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và khó điều trị hoàn toàn do đó các bạn trẻ cần phải nắm rõ tình trạng mụn để có những điều trị phù hợp. Bài viết trên hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về mụn trứng cá tuổi dậy thì cũng như những cách chữa trị mụn trứng cá dậy thì hiệu quả cho bạn đọc.
Mụn trứng cá tuổi dậy thì là gì? Biểu hiện và cách chữa trị sẽ được chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh bật mí trong nội dung bài viết này mời quý vị tham khảo