Đau bao tử là bệnh gì? nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa

Tác giả:
Lê Tiến Đạt
Ngày
21/4/2023

Theo thống kê cho thấy, những năm trở lại đây, bệnh đau bao tử trở nên phổ biến và tăng nhanh. Đau bao tử là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống hàng ngày nên bệnh xuất hiện ở cả trẻ em, người trưởng thành và người cao tuổi. Bệnh có thể chỉ có triệu chứng nhỏ ban đầu nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây mãn tính và những biến chứng nguy hiểm về sau. Bài viết xin chia sẻ về các triệu chứng đau bao tử, nguyên nhân và cách chữa bệnh đau bao tử để các bạn có thêm những thông tin hữu ích.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Đau bao tử là gì?

Đau bao tử (hay còn được gọi là đau dạ dày), là bệnh lý chỉ tình trạng lớp niêm dạ dày bị tổn thương chủ yếu do bị viêm loét, nhiễm trùng trong dạ dày. Bệnh đau bao tử là tình trạng người bệnh luôn gặp phải những cơn đau dữ dội, dai dẳng đồng thời những cơn đau này có  ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Trong nhiều trường hợp được ghi nhận, triệu chứng đau bao tử nặng cũng khiến cho sức khỏe sinh lý bị suy giảm.

Chứng đau dạ dày có thể xảy ra với bất kể đối tượng nào, kể cả trẻ em và người già. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như biểu hiện đau bao tử sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức và chủ động hơn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe bản thân và cả gia đình.

Qua các dấu hiệu đau bao tử sau đây, người bệnh sẽ biết được đau bao tử ở vị trí nào:

Đau bao tử là gì?
Đau bao tử là gì?

Các triệu chứng đau bao tử thường gặp

1. Ăn uống kém hơn là dấu hiệu đau bao tử

Đau bao tử triệu chứng đầu tiên được thể hiện đó là cảm giác chán ăn, ăn không cảm thấy ngon miệng, lượng thức ăn được nạp vào bị giảm đi rất nhiều so với bình thường. Lý giải hiện tượng này là do thức ăn bị tiêu hóa chậm, sau khi ăn người bệnh cảm thấy căng chướng bụng, cảm giác nặng nề.

2. Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua:

Một biểu hiện đau bao tử tiếp theo đó là cảm giác ợ chua, ợ nóng, ợ hơi. Nguyên nhân là do dạ dày bị rối loạn nên thức ăn khi được nạp vào khó được tiêu hóa dẫn đến tình trạng lên men.  Khi thức ăn hoặc hơi ợ lên tận họng nhưng chỉ lên nửa chừng, vị giác người bệnh đau dạ dày sẽ cảm thấy đắng hoặc chua, kèm theo cảm giác đau ở vùng ức mũi hoặc sau xương ức.

3. Triệu chứng đau bao tử là buồn nôn

Dấu hiệu đau bao tử khác nữa đó là bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và có trường hợp nôn. Nguyên nhân do sau khi ăn, người bệnh cảm giác đau, bỏng rát vùng thượng vị sau đó lan lên xương ức tạo cảm giác khó chịu, buồn nôn. Triệu chứng đau bao tử nặng như: viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, … gây cảm giác nôn ói nhiều, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hạ huyết áp, trụy tim mạch do mất nước và điện giải.

4. Đau thượng vị:

Có rất nhiều người bị đau dạ dày nhưng mơ hồ chưa rõ rằng đau bao tử là đau ở đâu, vị trí chính xác là chỗ nào. Các cơn đau dạ dày có thể đau lan từ bụng lên ngực hoặc lan ra cả phía sau lưng. Thông thường, triệu chứng này sẽ xuất hiện trong khoảng 1 - 2 tuần trong giai đoạn đầu của bệnh và có thể sẽ tái phát lại. Đối với từng loại bệnh đau bao tử khác nhau, bệnh nhân sẽ có cơn đau và thời gian tái phát khác nhau.

5. Xuất huyết tiêu hóa:

Phân có màu nâu cà phê, nôn ra máu, … là các biểu hiện của xuất huyết dạ dày. Xuất huyết tiêu hóa chính là cấp độ nghiêm trọng nhất của triệu chứng đau bao tử nặng.

Các triệu chứng đau bao tử thường gặp
Các triệu chứng đau bao tử thường gặp

Nguyên nhân đau bao tử

Nguyên nhân đau bao tử do tác động từ rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do chế độ ăn uống không lành mạnh đã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và virus hoành hành. Bạn có thể mắc phải căn bệnh này do một hay nhiều yếu tố kết hợp.

1. Thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học:

Thường xuyên bỏ bữa sáng, nhịn ăn, gộp bữa, thường xuyên ăn đêm, ăn uống không đúng giờ giấc; thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, chiên rán, các thực phẩm chế biến chưa kỹ, thực phẩm để lưu lâu ngày hay quá hạn, chất lượng không đảm bảo; vừa ăn vừa làm việc riêng, nhai nuốt vội vàng, nuốt không nhai; thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia rượu, nước ngọt có gas; … đây là những thói quen ăn uống vội vã, không khoa học khiến nhiều người mắc phải căn bệnh này, nhất là các bạn trẻ.

Những thói quen xấu được kể trên không những đảo lộn công việc của hệ tiêu hóa mà còn làm tăng thêm mức độ gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, để tránh bị đau dạ dày, bạn nên rèn luyện thói quen sinh hoạt và giữ một chế độ ăn uống thật lành mạnh và khoa học.

2. Vi khuẩn Hp:

Một số loại nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét, đau dạ dày, và chủ yếu trong số đó là vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này khiến cho vết loét ở vùng niêm mạc dạ dày mở rộng ra hơn, gây các trường hợp xuất huyết dạ dày và đau bụng dữ dội. Những đối tượng hay dùng rượu bia, các chất kích thích hay thường xuyên ăn thực phẩm lưu cữu, không đảm bảo chất lượng, … là mục tiêu tấn công của loại virus này. Bởi lẽ bia rượu và thức ăn để lâu rất dễ tạo môi trường thuận lợi để virus HP phát triển.

3. Virus dạ dày:

Virus dạ dày có thể tấn công cơ thể khi vùng ruột bị nhiễm virus. Khi nhiễm loại virus dạ dày này, bạn sẽ bị tiêu chảy, đau dạ dày dữ dội và kèm theo những triệu chứng đau bao tử khác như chuột rút, buồn nôn và nôn, trường hợp nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể bị nôn ra máu. Nguyên nhân mắc phải loại virus này đó là bệnh nhân tiếp xúc với các nguồn thực phẩm không an toàn, lành mạnh, đồ ăn sống, gỏi sống, … hoặc lây từ người bệnh truyền sang.

4. Tâm lý căng thẳng, stress:

Căng thẳng gây tác động tiêu cực lên các dây thần kinh ở đường tiêu hóa, dạ dày sẽ bị kích thích, tăng tiết dịch vị dạ dày nhiều hơn khi tâm lý chúng ta bị căng thẳng, stress. Nếu để lâu dần thành thói quen, những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội sẽ xuất hiện với tần suất cao hơn bởi lẽ dịch vị bị tiết ra nhiều sẽ làm cho lớp niêm mạc và thành dạ dày bị viêm loét, tổn thương. Tình trạng này nếu không kịp thời điều chỉnh và xử lý sẽ dễ gây ra những biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe.

5. Ảnh hưởng của thuốc tây:

Các thành phần trong thuốc tây nhất là các loại kháng sinh và kháng sinh liều cao không những làm bào mòn các lớp niêm mạc dạ dày mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, không đúng cách trong thời gian dài có thể gây ra sự quá tải cho gan và thận cùng nhiều tác dụng phụ khác và thường gặp nhất đó là ảnh hưởng đến dạ dày.

6. Biểu hiện của bệnh ung thư:

Đau dạ dày được xem như dấu hiệu cảnh báo cho nhiều căn bệnh nguy hiểm ở dạ dày, tuyến tụy và túi mật như viêm loét, ung thư, …Ngoài ra còn có các dấu hiệu bất thường khác kèm theo như sụt cân nhanh chóng, đi ngoài ra máu, chán ăn, ăn không tiêu, tiêu hóa kém.

Nguyên nhân đau bao tử
Nguyên nhân đau bao tử

7. Nguyên nhân khác:

Ngoài những lý do chính được nêu ra ở trên, những lí do sau đây cũng góp phần khiến dạ dày bị tổn thương và yếu đi: ngộ độc thực phẩm, chứng không dung nạp gluten, … hoặc các bệnh lý khác như: viêm tắc ruột, hội chứng ruột kích thích, ảnh hưởng xạ trị, …

Cách chữa đau bao tử

Những câu hỏi như “đau bao tử nên làm gì?”, “đau bao tử làm sao hết?”  hay các câu hỏi như “đau bao tử nên ăn, uống gì? , … được rất nhiều người đặt ra và tìm kiếm câu trả lời.

Bài viết này sẽ giải đáp hết những thắc mắc của các bạn, và trước tiên là câu hỏi “đau bao tử phải làm sao?”

Đau bao tử như đã biết là những cơn đau tùy mức độ âm ỉ hay dữ dội, nếu để tình trạng lâu dài mà không có sự can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng đáng tiếc. Những cách điều trị bệnh đau bao tử thông dụng hiện nay là:

1. Bấm huyệt chữa đau dạ dày:

Đây được xem như một phương pháp khá dễ tự thực hiện và không gây tác dụng phụ. Những huyệt đạo có khả năng làm giảm cơn co rút do đau dạ dày gây ra là các huyệt tam cúc, huyệt nội quan. Nhưng phương pháp này lại được nhiều người đánh giá là hiệu quả không cao cho lắm.

2. Đau bao tử uống thuốc gì?

Ngày nay, phương pháp dùng thuốc Tây chữa bệnh là phương pháp phổ biến và nhanh chóng tức thời. Sau khi được thăm khám và chẩn đoán bệnh lý, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc điều trị đau dạ dày và uống theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc được kê với nhiều chức năng như: thuốc giảm tiết acid, thuốc diệt virus HP, thuốc kháng sinh, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, … Song song với sự nhanh chóng và tiện lợi thì thuốc tây cũng cần phải được sử dụng đúng liều lượng và thời điểm, tránh dùng quá liều và tự ý dùng, sẽ gây ra nhiều biến chứng và hệ lụy không tốt đối với cơ thể. Bệnh nhân cũng cần tự theo dõi sự chuyển biến của bệnh và nên tái khám sau một thời gian dùng thuốc.

Ngoài ra dân gian cũng truyền tai nhau những cách chữa đau bao tử tại nhà an toàn, lành tính và sẵn có như củ gừng và nghệ: Gừng có tác dụng kích thích tiêu hóa và trung hòa axit, chữa trào ngược dạ dày rất hiệu quả. Cách làm: dùng gừng dưới dạng trà bằng cách chuẩn bị gừng tươi rửa sạch, băm nhỏ nấu với 300ml nước, đun sôi khoảng 5p sau đó lọc bỏ bã, thêm mật ong nguyên chất vào khuấy đều, chia ra uống 3 lần trong ngày. Curcumin trong nghệ được nghiên cứu giúp chống lại viêm loét dạ dày bằng ức chế quá trình gây viêm. Đối với nghệ, cách sử dụng như sau: pha tinh bột nghệ vào nước ấm với một ít mật ong để tăng thêm công dụng điều trị. Lưu ý không dùng nghệ trị loét dạ dày cho phụ nữ mang thai hoặc người bị sỏi thận, người chuẩn bị phẫu thuật.

3. Bổ sung nhiều nước:

Đau bao tử cũng là một biểu hiện do cơ thể bị mất nước, tình trang này làm cho axit trong dịch vị dạ dày bị trào ngược lên. Theo các nghiên cứu được chỉ ra thì nước là một trong những nhân tố quan trọng giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể và góp phần giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Để giúp cơ thể được thanh lọc và giảm thiểu các cơn đau do đau bao tử gây ra, chúng ta nên uống đủ nước, cơ thể phụ nữ cần được cung cấp 2,7 lít nước mỗi ngày và ở nam giới là 3,7 lít. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng, cơ địa và đặc thù hoạt động của từng người, từng đối tượng khác nhau mà lượng nước cần cung cấp cũng khác nhau.  

4. Chườm ấm:

Cách chữa đau bao tử
Cách chữa đau bao tử

Cách chữa đau bao tử tại nhà đơn giản nữa đó là chườm ấm. Phương pháp chườm ấm và uống nước ấm đối với những ca bệnh đau nhẹ, âm ỉ đã được giới y học cổ truyền chứng nhận về hiệu quả cao và tính thực tế của nó. Bởi lẽ khi được chườm ấm, nhiệt độ cao sẽ làm giãn nở các mạch máu khu vực thượng vị, giúp giảm thiểu phần nào tình trạng co rút, vì thế các cơn đau cũng được thuyên giảm đi. Khi chườm ấm, bệnh nhân nên kết hợp cùng với hít thở sâu, điều hòa nhịp thở giúp thư giãn thần kinh và nhanh đẩy lùi cơn đau bao tử.

Các loại thực phẩm khô và trái cây sau chính là câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày ăn gì: thực phẩm khô hay các loại hạt như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, … bởi lẽ trong các loại hạt chứa nhiều chất xơ, các loại khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa và nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thành mạch dạ dày; táo - là loại trái cây rất hữu ích trong việc hỗ trợ người bị táo bón, táo thúc đẩy quá trình hoạt động của dạ dày và ruột, từ đó giúp hệ bài tiết hoạt động nhịp nhàng trơn tru hơn; không thể không kể tên các loại bánh mì, cháo, súp bởi vì các loại thức ăn lành tính này sẽ giúp bộ máy tiêu hóa bớt quá tải và giảm thiểu tối đa lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể. Ngoài ra còn có những thực phẩm an toàn và lành tính dành cho người bị bệnh đau bao tử như: cá, trứng, thịt nạc, tôm, rau củ non, các loại rau họ cải, … Bên cạnh vấn đề nên ăn gì thì khi đau bao tử không nên ăn gì cũng là câu hỏi được quan tâm. Khi bị đau bao tử, chúng ta không nên sử dụng các loại trái cây có vị chua như họ nhà cam chanh, chuối tiêu, … , đồ ăn có vị cay, các loại thực phẩm muối chua: cà muối, dưa chua, …các loại trái cây còn xanh cứng hay các loại thị nhiều gân, sụn, … sẽ làm hệ tiêu hóa phải co bóp một cách vất vả, khiến tình trạng bệnh càng nặng thêm.

Còn câu hỏi đau bao tử uống gì thì có các câu trả lời đa dạng như nước dừa vì trong loại nước này có cá thành phần Ka, Ca, … và các khoáng chất cần thiết bù đắp lượng nước bị mất cho cơ thể , trà thảo dược giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong dạ dày, trà gừng ấm pha mật ong, nước mật ong ấm nguyên chất, sữa ấm, …

Tình trạng đau bao tử vẫn có thể xảy ra với các mẹ bầu. Vậy, có bầu bị đau bao tử phải làm sao? Các mẹ bầu hãy sắp xếp lại công việc, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và tĩnh dưỡng. Sau khi ăn, các bà mẹ nên ngồi nghỉ để dạ dày có thời gian chuyển hóa thức ăn, tránh tình trạng trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, các mẹ bầu hãy nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, thời gian biểu hợp lý và lành mạnh, ưu tiên các loại thực phẩm như cá, trứng, tôm, … các thực phẩm mềm, giàu tinh bột và tăng cường rau xanh, … để có một thai kỳ thật khoẻ mạnh.

Bệnh đau bao tử làm sao hết khi các bạn không tự ý thức, tự chủ động rèn luyện thói quen tốt và chăm sóc cho sức khỏe của bản thân mình. Từ bây giờ hãy xây dựng lối sống lành mạnh ngay từ những bữa ăn, tuyệt đối không nên bỏ bữa sáng, không sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng và hạn chế các loại đồ ăn nhanh, chiên rán, …

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về bệnh đau bao tử: triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị. Hy vọng bài viết có thể bổ sung thêm cho các bạn những kiến thức hữu ích về bệnh đau dạ dày để các bạn có thể chủ động hơn trong việc lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân mình.

https://phongkhamdakhoahungthinh.webflow.io/

Đau bao tử bệnh là gì? triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa tại nhà sẽ được chuyên gia sức khỏe phòng khám Hưng Thịnh giải đáp trong nội dung bài viết này
Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ