Bệnh alzheimer là gì? Nguyên nhân ra gây bệnh

Cập nhật ngày:
18/4/2023 11:00

Alzheimer là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên người mắc bệnh Alzheimer đang dần bị trẻ hóa trở thành vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Vậy bệnh Alzheimer là gì? Dấu hiệu bệnh Alzheimer là gì và cách chữa bệnh Alzheimer hiệu quả, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết sau đây.

Bệnh alzheimer là gì?

Bệnh Alzheimer là một hội chứng về não phổ biến gây mất trí nhớ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ làm chức năng nhận thức bị suy giảm và dần biến mất, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, bệnh Alzheimer còn gây ra tác động xấu đến khả năng ngôn ngữ và hệ thống tư duy.

Bệnh Alzheimer gây ra tổn thương não bộ kéo dài và không thể hồi phục được. Người mắc bệnh Alzheimer sẽ dần bắt đầu xuất hiện tình trạng đãng trí nhẹ, sau đó tiến triển thành hiện tượng mất trí nhớ không thể phục hồi, cảm xúc biến đổi thất thường và tính cách thay đổi gây khó khăn trong việc duy trì đến cuộc sống bình thường. Trung bình người mắc bệnh Alzheimer  sẽ tử vong trong khoảng thời gian từ 8-10 năm mắc bệnh do bệnh ở giai đoạn cuối gây ra tổn thương nặng nề ở não bộ.

Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là gì?

Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là gì?
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh chính xác nguyên nhân gây bệnh Alzheimer. Trong quá trình nghiên cứu các chuyên gia chỉ có thể tìm ra những yếu tố có liên quan đến bệnh. Khi bị bệnh Alzheimer là lúc các tế bào lưu trữ và xử lý thông tin ở não bắt đầu bị suy yếu và chết đi. Điều này xảy ra do sự xuất hiện của các protein bất thường được tạo ra, hình thành các mảng bám, tích tụ bên trong các tế bào não bộ  làm gián đoạn chức năng vận chuyển thần kinh, gây cản trở khả năng truyền thông tin ở não bộ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gồm có:

- Yếu tố gen di truyền: Gia đình có tiền sử người từng mắc bệnh Alzheimer thì khả năng cao bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh

- Hormone sinh dục nữ giảm: Phụ nữ bị suy giảm hàm lượng nội tiết Estrogen sau thời kỳ mãn kinh, theo nghiên cứu cho thấy có sự liên quan đến hội chứng suy giảm trí nhớ, tinh thần trở nên sa sút.

- Yếu tố môi trường: Người thường xuyên tiếp xúc trong môi trường độc hại nhiều kim loại (kẽm, đồng) cũng có thể có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.

-  Yếu tố bệnh lý: Người mắc một số bệnh lý về tim mạch, huyết áp, hoặc hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao và tình trạng tăng nồng độ homocysteine cũng sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Alzheimer

Dấu hiệu bệnh Alzheimer

Alzheimer là căn bệnh khởi phát âm thầm, có tốc độ phát triển chậm những triệu chứng ban đầu thường bị người bệnh bỏ qua không chú ý đến, cho nên thường đến khi phát hiện thì bệnh  đã ở giai đoạn nặng. Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, các triệu chứng bệnh Alzheimer điển hình gồm có:

Suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ và nhận thức là những biểu hiện bệnh Alzheimer điển hình, phổ biến nhất của bệnh. Nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh, người bị Alzheimer hoàn toàn không thể nhớ được các thông tin hay những việc vừa mới xảy ra, nhưng vẫn có thể nhớ lại những ký ức từ rất lâu đây được gọi là mất trí nhớ gần.

Ở giai đoạn sau, trí nhớ bị quên xa, những trí nhớ dài hạn dần theo thời gian biến mất, khả năng tập trung cũng bị suy giảm, làm rối loạn khả năng định hướng và di chuyển, không còn nhớ chỗ để đồ vật. Dần bệnh sẽ làm ảnh hưởng các kỹ năng năng, thói quen, các thông tin ghi nhận, kho lưu trữ ký ức từ ngày xưa hoàn toàn bị ảnh hưởng.

Suy giảm khả năng nhận thức và tư duy

Alzheimer dần làm mất khả năng lập kế hoạch, khả năng phán đoán và thay đổi nhận thức hoàn toàn bị suy giảm. Thời gian đầu khiến người bệnh không thể làm những công việc sinh hoạt hàng ngày, cần có người giúp đỡ. Khi ở giai đoạn cuối người bệnh hoàn toàn được chăm sóc toàn diện, không tự thay quần áo và vệ sinh chăm sóc cá nhân.

Suy giảm khả năng ngôn ngữ

Người bị mắc bệnh Alzheimer sẽ gặp phải tình trạng khó khăn trong việc diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng tư duy và suy bị suy giảm, không làm được các công việc phức tạp. Đồng thời khả năng ứng biến, xử lý tình huống cũng dần biến mất. Tình trạng tiến triển nặng sẽ khiến người bệnh mất tự chủ khi tham gia một cuộc trò chuyện, một câu hỏi họ có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Càng về sau khả năng sử dụng ngôn ngữ bị hạn chế, họ quên nghĩa của từ gây khó khăn trong việc giao tiếp.

Thay đổi bất thường về hành vi, tâm trạng và tính cách

Người bị bệnh Alzheimer thường sẽ thay đổi về tính cách, cảm xúc thất thường, thường xuyên có cảm giác bối rối, đa nghi, ngại giao tiếp, dễ dàng kích động, mất khả năng kiềm chế. Điều này khiến người bệnh tự cách xa khỏi các hoạt động xã hội, công việc ảnh hưởng hoàn toàn đến chất lượng  cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Do vậy, ngay khi nhận thấy cơ thể có bất kỳ các dấu hiệu bất thường trên, thì bạn cần kịp thời đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và kịp thời phát hiện bệnh sớm, từ đó nhận được phương pháp điều trị bệnh kịp thời và hỗ trợ tư vấn chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp , tránh những tình huống xấu có thể xảy ra.

Dấu hiệu bệnh Alzheimer
Dấu hiệu bệnh Alzheimer

Biến chứng bệnh Alzheimer gây ra là gì?

Người bị bệnh Alzheimer sẽ gặp phải tình trạng mất trí nhớ, khả năng phán đoán và nhận thức bị suy giảm không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn gây khó khăn hơn quá trình điều trị các bệnh lý khác.

Bệnh nhân Alzheimer có thể gặp khó khăn trong việc thông báo với người chăm sóc hoặc người xung quanh rằng họ đang bị đau ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và hoàn toàn không đủ nhận thức để có thể tuân thủ đúng phác đồ điều trị bệnh. Từ việc mất khả năng kiểm soát và chăm sóc bản thân bệnh nhân Alzheimer sẽ có thể dễ dàng gặp phải những biến chứng sau đây:

Nhiễm trùng: Bệnh nhân Alzheimer mất khả năng kiểm soát dẫn đến tình trạng đi tiểu không tự chủ. Do vậy, bệnh nhân Alzheimer thường phải đặt thông tiểu, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng này nếu kéo dài, không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng hơn, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Mất định hướng bị ngã và gặp chấn thương: Tình trạng suy giảm trí nhớ, mất khả năng nhận thức khiến bệnh nhân Alzheimer sẽ gặp khó khăn trong việc định hướng khoảng cách và mất phương hướng, từ đó sẽ phải đối mặt với nguy cơ té ngã trong quá trình di chuyển và vận động.

Điều này có thể khiến người bệnh bị gãy xương, trong nhiều trường hợp gặp phải tình trạng chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu hoặc cổ, thậm chí còn dẫn đến khả năng xuất huyết, tụ máu… với trường hợp nặng cần phải thực hiện phẫu thuật và chăm sóc nội trú đặc biệt.

Viêm phổi: Biến chứng này xảy ra do người bệnh gặp phải tình trạng khó nuốt thức ăn và khó khăn khi uống nước dễ hít vào phổi hoặc có thể vào đường hô hấp làm phổi bị phù nề, nhiễm trùng.

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer

Kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh Alzheimer

Hiện nay, để có thể chẩn đoán bệnh Alzheimer các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh và tham vấn bằng các bài test giúp đánh giá chuyên biệt để xác định cụ thể từng chức năng hoạt động nhận thức về trí nhớ, ngôn ngữ, cấu trúc thị giác, khả năng tập trung và điều hành. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá hành vi tâm thần để xác định xem người bệnh có biểu hiện rối loạn hay không như tình trạng trầm cảm, ảo giác, hoang tưởng,...

Sau đó, các chuyên gia sẽ chỉ định làm các xét nghiệm chuyên sâu, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như thủ thuật chụp MRI hoặc CT não, chụp cắt lớp phát xạ positron PET để có thể phân biệt và sàng lọc loại trừ các bệnh lý khác như hội chứng Parkinson, trầm cảm, suy giáp, đột quỵ,...

Sau khi thực hiện chẩn đoán chính xác cơ thể người bệnh, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và tư vấn biện pháp chăm sóc phù hợp nhất.

Phương pháp điều trị bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer có chữa được không là thắc mắc mà rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia cho biết, bệnh Alzheimer là một căn bệnh rất phức tạp, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thể tìm ra được hướng điều trị bệnh Alzheimer một cách triệt để và đưa não bộ trở về tình trạng bình thường. Những biện pháp điều trị bệnh Alzheimer hiện tại được đưa ra chỉ có khả năng giúp giảm thiểu sự phát triển của bệnh, duy trì chức năng tâm thần, quản lý và cải thiện triệu chứng hành vi nhất thời. Các biện pháp giúp hạn chế sự phát triển của bệnh như sử dụng thuốc ức chế cholinesterase và memantine hoặc các loại thuốc kiểm soát hành vi, để giúp giảm thiểu các triệu chứng và giải quyết một số vấn đề về hành vi dành cho người bệnh.

Ngoài ra, để có thể hạn chế mức độ phát triển của bệnh, chúng ta cần cần cố gắng không thay đổi môi trường sống của bệnh nhân như nhà ở, người chăm sóc,... Bởi bệnh nhân Alzheimer sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thích nghi với sự thay đổi môi trường sống.

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer
Cách chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer

Biện pháp phòng ngừa bệnh Alzheimer

Bất kỳ ai khi về già cũng có thể sẽ phải đối mặt với bệnh Alzheimer, do vậy bạn cần phải phòng ngừa khả năng mắc căn bệnh này bằng những cách dưới đây:

Bổ sung nhiều thực phẩm có hàm lượng axit béo Omega 3 giúp duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và làm chậm sự lão hóa của não bộ từ các thực phẩm như dầu gan cá, hạt óc chó, rong tảo biển, cá hồi,...

Thường xuyên kiểm soát cân nặng và huyết áp phù hợp là cách hiệu quả để giúp hạn chế những ảnh hưởng của bệnh.

Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao mỗi ngày để giúp tăng khả năng kết nối các tĩnh mạch trong não và kích thích sự phát triển khả năng nhận thức não bộ.

Tránh xa các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ như nhôm, thủy ngân.

Tránh để tình trạng căng thẳng, stress thường xuyên, xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc về bệnh Alzheimer là gì dấu hiệu triệu chứng cách chữa bệnh alzheimer như thế nào, để có thể có những biện pháp bảo vệ tốt cho sức khỏe bản thân một cách hiệu quả nhất.

https://phongkhamdakhoahungthinh.webflow.io/

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ