Da bị cháy nắng lâu ngày phải làm sao cho hết?

Ngày
18/4/2023

Da bị cháy nắng là một tình trạng phổ biến, nhất là trong thời điểm vào mùa hè nhiệt độ bị gia tăng lên mức cao. Hiện tượng da cháy nắng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày của người mắc. Chính vì vậy, da bị cháy nắng làm sao cho hết hay da bị cháy nắng nên bôi gì là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Để có lời giải đáp cho câu hỏi da bị cháy nắng phải làm sao và những cách chữa da bị cháy nắng lâu ngày hiệu quả, hãy cùng phòng khám Hưng Thịnh theo dõi các thông tin ngay sau đây.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Thế nào là da bị cháy nắng?

Thế nào là da bị cháy nắng?
Thế nào là da bị cháy nắng?

Da bị cháy nắng (hay còn gọi là da bị ăn nắng) được hiểu là một loại tổn thương trên bề mặt da, có nguyên nhân do tia cực tím (tia UV) của ánh nắng mặt trời gây ra. Sắc tố Melanin nằm dưới da cơ thể người có chức năng tạo màu sắc cho da, bên cạnh đó còn bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời bằng cách làm tối làn da của bạn.

Hàm lượng Melanin của mỗi người sẽ không giống nhau mà còn phải phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Do vậy, nếu những người sản xuất ít sắc tố Melanin nhưng lại tiếp xúc thường xuyên kéo dài với tia cực tím sẽ khiến cho các tế bào da trở nên đau rát và sưng đỏ, được gọi là tình trạng da bị cháy nắng.

Những triệu chứng da bị cháy nắng có thể nhận thấy ngay sau khoảng một vài giờ khi da tiếp xúc với tia UV với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng, cụ thể như sau:

Làn da trở nên ửng đỏ do tia cực tím tác động khiến các mạch máu giãn ra, khi tiếp xúc có cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát.

Dưới tác động của ánh nắng mặt trời cùng nhiệt độ cao gây ra tình trạng làn da bị mất nước nhanh chóng, sưng đau và bong tróc.

Xuất hiện các vùng da sậm màu, đốm nâu, nám và tàn nhang do tiếp xúc với tia UV, kích thích sắc tố Melanin hoạt động bảo vệ làn da.

Da bị phỏng rộp có thể kèm theo mủ là biểu hiện của cháy nắng mức độ nặng, cần có những phương pháp xử lý da bị cháy nắng để ngăn ngừa hậu quả về sau.

Một số triệu chứng khác: Đau đầu, sốt, người ớn lạnh, buồn nôn, nôn ói…

Da bị cháy nắng có những tác hại gì?

Thực tế có nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan trước tình trạng cháy nắng, nghĩ rằng chỉ vài ngày là có thể tự khỏi mà không hề biết da bị cháy nắng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Có thể kể đến như bỏng rát, viêm da, ung thư da hay một số vấn đề bệnh lý liên quan đến da liễu, đặc biệt là nếu cháy nắng diễn ra nhiều lần những nguy cơ này lại càng gia tăng mạnh.

Các tổn thương trên da sẽ bắt đầu tích tụ từ lần đầu tiên bạn bị cháy nắng, và tỷ lệ ung thư da sẽ càng nâng cao đáng kể khi da phải tiếp xúc với tia cực tím thường xuyên. Không chỉ vậy, hiện tượng cháy nắng còn gây ra cảm giác khó chịu trên da, gây mất thẩm mỹ khi các vùng da không đồng đều màu sắc với nhau.

Đối với câu hỏi da bị cháy nắng thì phải làm sao, chúng ta cần phải quan tâm tới mức độ mà bạn mắc phải như thế nào. Bởi có những trường hợp cháy nắng có khả năng hồi phục lại như trước, nhưng cũng sẽ có không ít người phải mất rất nhiều thời gian để phục hồi làn da hay thậm chí là không về như cũ được.

Cách chữa da bị cháy nắng lâu ngày hiệu quả

Với các triệu chứng kể trên, rất nhiều người thường băn khoăn da bị cháy nắng có trắng lại được không. Theo chia sẻ từ các chuyên gia da liễu, việc làn da được trắng lại như trước khi bị cháy nắng là hoàn toàn có thể nếu bạn biết cách xử lý và chăm sóc đúng đắn.

Chính vì thế, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của tình trạng da bị cháy nắng bạn cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp nhằm giảm nhiệt cho làn da, cải thiện triệu chứng khó chịu. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn đọc có thể tham khảo nếu chưa biết da bị cháy nắng cách khắc phục như thế nào:

1. Nhanh chóng làm dịu vùng da đang bỏng rát

Việc làm dịu mát vùng da bị cháy nắng càng được thực hiện sớm thì càng giúp giảm thiểu được các thương tổn có thể xảy ra. Theo đó, nếu nhận thấy các biểu hiện cháy nắng ở da hãy lấy một chiếc khăn sạch thấm nước mát để chườm nhẹ nhàng lên da, tuyệt đối tránh việc chà xát mạnh. Trường hợp cháy nắng ở nhiều vùng trên cơ thể thì bạn có thể xử lý bằng cách ngâm mình trong bồn nước với nhiệt độ mát vừa phải.

Tuy nhiên, da bị cháy nắng thì làm sao bạn cũng lưu ý không được chườm đá trực tiếp hoặc xả nước quá lạnh vào da. Bởi điều này sẽ gây ra tình trạng thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột khiến da không thích ứng được kịp thời, từ đó làm tình trạng bỏng rát do cháy nắng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Bôi kem dưỡng ẩm nha đam làm dịu làn da

Da bị cháy nắng đỏ phải làm sao? Sau bước làm dịu mát những vị trí da bị tổn thương vì cháy nắng, bạn đừng vội lau khô người mà thay vào đó hãy thấm bớt nước nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm sạch sao cho giữ lại một độ ẩm nhất định. Tiếp theo là sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có chứa thành phần tự nhiên như đậu nành, lô hội thoa lên da giúp cải thiện hiện tượng ngứa rát, sưng đỏ.

Ngoài ra, sử dụng trực tiếp gel nha đam cũng là một cách xử lý da bị cháy nắng đơn giản hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Cách thực hiện: Lấy một phần gel nha đam vừa đủ đem xay và đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương, giữ nguyên trong khoảng 10 - 15 phút rồi vệ sinh lại da nhẹ nhàng với nước mát.

Da bị cháy nắng nên bôi kem dưỡng ẩm nha đam làm dịu làn da
Da bị cháy nắng nên bôi kem dưỡng ẩm nha đam làm dịu làn da

3. Sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên

Cháy nắng khiến cho làn da thay đổi sắc tố trở nên sậm màu gây mất thẩm mỹ, do đó bạn có thể vừa cải thiện tình trạng này vừa làm dịu da bằng một số phương pháp đơn giản sau:

Dưa leo: Là loại quả chứa hàm lượng nước và các khoáng chất dồi dào giúp giảm đau rát và hỗ trợ giúp da trắng sáng, thực hiện bằng cách sau khi rửa sạch dưa leo thì cắt thành từng lát mỏng và đắp trực tiếp lên da trong vòng từ 15 - 20 phút.

Sữa tươi: Da bị cháy nắng làm sao không nên bỏ qua sữa tươi với nhiều thành phần dưỡng chất cần thiết, có nhiều cách thực hiện như pha sữa tươi với nước để ngâm cơ thể trong bồn tắm, hoặc dùng băng gạc sạch thấm một lượng sữa vừa đủ và áp vào vùng da tổn thương.

Cà chua: Chứa nhiều vitamin có lợi cho làn da nên bạn hãy xay nhuyễn cà chua cùng một ít sữa chua không đường, sau đó đắp hỗn hợp trực tiếp sẽ thấy da được làm dịu đồng thời ngăn ngừa sạm màu.

4. Bổ sung nhiều nước hằng ngày

Da bị cháy nắng phải làm thế nào ngoài những phương pháp làm dịu da từ bên ngoài, tránh bỏng rát kể trên thì việc bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết để cơ thể phục hồi từ bên trong giúp làn da sớm khỏe như trước cũng vô cùng quan trọng. Tình trạng cháy nắng sẽ khiến da bị mất nước rất nhiều dẫn đến đau ngứa, bỏng rát, vì vậy đừng quên cung cấp nước cho làn da của bạn. Đặc biệt, không chỉ nước lọc mà các loại nước ép trái cây tươi cũng rất tốt đối với các vùng da bị tổn thương nói riêng và sức khỏe nói chung.

5. Tránh để làn da bị kích thích

Làn da của bạn khi bị cháy nắng sẽ vô cùng nhạy cảm, dễ gặp phải các thương tổn bên ngoài. Chính vì vậy, da bị cháy nắng làm thế nào bạn hãy chú ý giữ gìn, bảo vệ cẩn thận bằng một số thói quen như lựa chọn mặc các loại trang phục mỏng nhẹ và rộng rãi, không chà xát hay gãi khi thấy ngứa da… Tất cả những hành động khiến da trầy xước đều tạo điều kiện cho các tác nhân có hại xâm nhập và khiến mức độ tổn thương nặng nề hơn.

6. Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa

Cuối cùng, cách chữa vùng da bị cháy nắng đối với những trường hợp vết cháy nắng bị phỏng rộp, chảy mủ, sốt cao, kiệt sức… an toàn hiệu quả chính là đến gặp bác sĩ tại những cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra. Sau khi đã xác định tình trạng, chẩn đoán mức độ hiện tại, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho người bệnh nhằm tránh những hậu quả khó lường đối với làn da bị cháy nắng cũng như sức khỏe thể chất.

Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa
Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa

Một số phương pháp phòng tránh da bị cháy nắng

Bên cạnh những cách trị da bị cháy nắng hiệu quả, các chuyên gia khuyên rằng mỗi người đều nên tự chủ động bảo vệ làn da của mình trước tác hại của tia cực tím theo một số lưu ý sau đây:

Nếu cần ra ngoài nắng hãy lưu ý bảo vệ làn da với những loại sản phẩm thiết yếu bao gồm: Kem chống nắng, áo, mũ, găng tay, khẩu trang, kính râm…

Hạn chế đi ra ngoài vào khung giờ từ 10h đến 15h hằng ngày bởi đây là thời điểm cường độ tia UV đang hoạt động mạnh nhất, đặc biệt là những ngày nắng nóng lên đến cực điểm.

Tích cực bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại rau củ quả tươi giàu vitamin và khoáng chất, uống đủ lượng nước cần thiết giúp nâng cao sức khỏe của da.

Chỉ sử dụng các loại kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, sữa tắm… có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần nhẹ dịu không gây kích ứng da.

Như vậy, những thông tin chia sẻ về câu hỏi da bị cháy nắng lâu ngày phải làm sao cho hết cùng một số cách chữa da bị cháy nắng lâu ngày an toàn hiệu quả đã được chúng tôi tổng hợp trên đây. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại cho bạn đọc nhiều kinh nghiệm hữu ích, từ đó kịp thời xử lý nếu gặp phải tình trạng da bị cháy nắng nhằm bảo vệ tốt nhất cho làn da và sức khỏe của chính mình.

Lưu ý: Đây chỉ là bài viết tham khảo thêm thông tin chính xác còn quý vị muốn thăm khám và điều trị thì nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện da liễu chuyên khoa nhé. Chúc quý vị luôn khỏe mạnh.

Da bị cháy nắng lâu ngày phải làm sao cho hết? cách chữa hiệu quả sẽ được chuyên gia sức khỏe tư vấn trong nội dung bài viết này mời quý vị tham khảo

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvan