Bệnh gout là gì? Từng được mệnh danh là “bệnh của người giàu” nhưng với xã hội ngày càng đi lên, đời sống vật chất được nâng cấp thì bệnh gout không còn hiếm nữa, mà tỷ mắc bệnh ngày càng tăng và trẻ hóa nữa. Bệnh gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong cơ thể gây đau khớp, sưng khớp. Dấu hiệu bệnh gout ban đầu hầu như mọi người đều đau ngón chân cái, sau đó đến các bộ phận xương khớp khác. Vậy bệnh gout có chữa được không? Với những trường hợp nhẹ thì bệnh gout có thể chữa tại nhà, tuy nhiên với những trường hợp nặng hơn thì khó chữa khỏi hoàn toàn. Để tìm hiểu chi tiết về triệu chứng bệnh gout, bệnh gout và cách điều trị, bệnh gout nên ăn gì, cách chữa bệnh gout tại nhà như thế nào thì mời mọi người cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây.
Khái niệm bệnh Gout là gì?
Những bệnh lý liên quan đến xương khớp đa phần đều khó chữa khỏi hoàn toàn, bệnh gout cũng không ngoại lệ. Bệnh gout hay còn gọi là bệnh Gút, bệnh thống phong là căn bệnh chỉ dành cho “ người giàu”, nguyên nhân bệnh gout có cái tên đó là do chế độ ăn uống dư dinh dưỡng, quá nhiều chất đạm, dẫn đến béo phì thừa chất. Tuy nhiên đó chỉ là quan niệm cũ, bởi vì, đời sống con người nâng lên, nguồn thực phẩm đa dạng, cùng chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến nhiều người mắc bệnh Gout hơn đặc biệt là đàn ông và phụ nữ mãn kinh.
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là bệnh viêm sưng khớp do lượng axit uric trong cơ thể quá mức và không được đào thải ra ngoài. Do tình trạng dư thừa chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc được axit uric từ trong máu, dẫn đến axit uric trong máu tích tụ lâu ngày. Khi ở mức độ quá cao thì những tinh thể nhỏ axit uric tập trung chủ yếu ở khớp, gây nên viêm, sưng, đau đớn cho người bệnh. Người bệnh thường phải chịu hiện tượng sưng đỏ kèm những cơn đau đột ngột, dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, thậm chí có người còn không đi lại được.
Bệnh gout có nguy hiểm không?
Bệnh gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, những cơn đau vào ban đêm làm mất ngủ, khó chịu, đi lại khó khăn nhưng bệnh gout lại là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc và thay đổi chế độ hợp lý, và không ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh gout chia ra làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: giai đoạn này mức axit uric tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gout. Thường thì người bệnh chỉ thấy triệu chứng bệnh gout đầu tiên sau khi bị bệnh sỏi thận.
- Giai đoạn 2: lúc này nồng độ axit uric trong máu ở mức rất cao dẫn đến các tinh thể axit uric ( gọi là nốt tophi). Nốt tophi này thường biểu hiện rất chậm, có khi đến chục năm sau nhưng khi đã xuất hiện thì số lượng sẽ tăng nhanh về số lượng và khối lượng, có trường hợp còn bị viêm loét. Chúng có mặt ở sụn vành tai, khuỷu tay, ngón chân, ngón tay, gân gót,..Giai đoạn này người bệnh sẽ cảm nhận những cơn đau không kéo dài nhưng lâu dần sẽ ngày càng đau và gia tăng, đi kèm các triệu chứng khác.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn này các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp.
Các dấu hiệu bệnh gout cần chú ý
Ở giai đoạn đầu, một số người có nồng độ axit uric trong máu tăng nhưng lại không xuất hiện triệu chứng bệnh gout. Tuy nhiên theo thời gian, khi nồng độ này tăng cao dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp đột ngột, dữ dội đến âm ỉ vào ban đêm. Có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu bệnh gout như sau:
- Đau khớp dữ dội: Triệu chứng bệnh gout phần lớn xảy ra ở các khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay. Các khớp khác như háng, vai, vùng chậu thì ít xảy ra hơn. Những cơn đau này càng trở nên nghiêm trọng trong vòng 4-12 giờ sau khi bắt đầu đau.
- Sau khi đau dữ dội của đợt cấp thì người bệnh sẽ bắt đầu có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó. Thời gian đau sẽ lâu hơn trước, có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất đau cũng nhiều lên, ngày càng đau hơn và lâu hơn.
- Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng lâu dần trở nên sưng đỏ, mềm, nóng.
- Không thể hoạt động bình thường: Khi bệnh gout tiến triển người bệnh không thể di chuyển cũng như cử động bình thường được.
Hầu hết các dấu hiệu bệnh gout thường kéo dài 1-2 giờ trong vài ngày, tuy nhiên với những trường hợp bệnh nặng thì cơn đau sẽ kéo dài lâu hơn trong vài tuần. Đối với người bệnh không dùng thuốc điều trị bệnh gout thường xuyên hay thay đổi chế độ ăn uống thì triệu chứng bệnh gout sẽ nghiêm trọng hơn:
- Bệnh u cục tophi: Bệnh này là do lượng lớn tinh thể axit uric ( nốt tophi) tích tụ dưới da. Các khối u này thường xuất hiện quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay, mu bàn tay và tai. Nếu không chữa trị hay xử lý đúng cách thì cục tophi này sẽ ngày càng lớn hơn.
- Tổn thương khớp: Nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout thì xương khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn và ảnh hưởng đến các khớp khác.
- Sỏi thận: Không chỉ ảnh hưởng đến các khớp xương mà bệnh gout nếu không được điều trị đúng cách sẽ tích tụ trong thận dẫn đến bị sỏi thận.
Nguyên nhân bệnh gout là gì?
Chỉ số axit uric trong máu của một người bình thường đối với nam giới là 210 - 420 umol/L và với nữ giới là 150 - 350 umol/L. Khi cơ thể không đào thải axit uric ra ngoài, lâu dần tích tụ lại dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh gout.
Nguyên nhân bệnh gout là từ các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp trong nhiều năm mà không có triệu chứng cụ thể. Các tinh thể này có cấu trúc nhỏ, sắc nhọn, cứng, chúng cọ xát vào màng hoạt dịch gây ra viêm nhiễm, đau, sưng. Axit uric sinh ra khi cơ thể tiêu hóa một chất là purine. Purine là chất tự nhiên tồn tại ở trong thực phẩm, mỗi loại thực phẩm sẽ tồn tại một lượng purine khác nhau, purine chứa nhiều trong thịt, cá, các loại hải sản,... Do vậy mà khi chúng ta ăn nhiều thực phẩm chứa purine đồng nghĩa với việc sản sinh dư thừa acid uric.
Nguyên nhân bệnh gout gồm 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân nguyên phát ( vô căn) và nguyên nhân thứ phát.
- Nguyên nhân nguyên phát là nguyên nhân chiếm hầu hết các trường hợp, trường hợp này thường do cơ địa hoặc do yếu tố di truyền. Theo thống kê khoảng 95% các trường hợp xảy ra ở nam giới thường trong độ tuổi từ 30-60 tuổi, do có thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Nguyên nhân thứ phát là tình trạng tăng axit uric trong máu do
- Mắc các bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, đau tủy xương,...
- Suy thận hoặc các bệnh làm giảm độ thanh lọc axit uric của cầu thận
- Sử dụng thuốc lợi tiểu như : furosemid, thiazid, acetazolamid, …
- Sử dụng thuốc khi điều trị các bệnh ác tính.
- Dùng thuốc kháng lao như: pyrazinamid hay ethambutol,...
Các cách chữa bệnh gout bằng thuốc và tại nhà
Bệnh gout có chữa được không?
Bệnh gout là một trong những bệnh lý thuộc nhóm bệnh xương khớp, phổ biến ở nam giới nhiều hơn. Bệnh gout nếu không được tiến hành điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác đặc biệt là thận. Như vậy câu hỏi đặt ra bệnh gout có chữa được không? Theo các chuyên gia y khoa trong ngành khớp thì bệnh gout là bệnh xương khớp và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hay chính xác thì bệnh gout là bệnh khó chữa khỏi và chỉ kiểm soát bệnh bằng việc sử dụng thuốc để kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.
Cách chữa bệnh gout bằng thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm giúp ngăn ngừa, ức chế sự hình thành acid uric như colchicine hay thuốc allopuriod. Hoặc các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc giảm đau cũng được các bác sĩ cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên để biết chính xác bản thân uống thuốc nào thì mọi người không nên tự ý mua thuốc về uống mà không có sự chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên môn tránh tình trạng dùng sai thuốc.
5 cách chữa bệnh gout tại nhà đơn giản
Mặc dù bệnh gout không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng với trường hợp bệnh nhân đang trong giai đoạn nhẹ, thì có thể áp dụng những cách chữa bệnh gout tại nhà sau. Ưu điểm của những cách chữa bệnh gout này là sử dụng các loại thảo mộc, hoa quả từ thiên nhiên, nên không có tác dụng phụ và dễ dàng kiếm tìm, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên vì là bài thuốc dân gian nên người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài mới có hiệu quả. Còn với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh lên cơn gout cấp thì cần chủ động đến cơ sở khám chữa chuyên môn.
5.1 Cách chữa bệnh gout tại nhà bằng đậu xanh
Đậu xanh chứa nhiều chất xơ có thể làm chậm quá trình hấp thụ đạm - tác nhân tạo nên purin làm tăng axit uric. Bên cạnh đó đậu xanh có tính mát giúp giải độc, thanh nhiệt, tăng cường đào thải acid uric ở thận.
Người bệnh có thể uống nước đậu xanh và ăn bằng cách ninh đậu xanh với nước đến khi nhuyễn thì tắt bếp. Không nên nêm gia vị vào nước đậu xanh, ngày ăn 2 lần sáng và tối, và áp dụng không khoảng 20-30 ngày mới thấy tác dụng.
5.2 Cách chữa bệnh gout tại nhà bằng lá tía tô
Lá tía tô được xem là trợ thủ đắc lực cho những người bị gout. Lá tía tô không chỉ giúp kháng viêm, chống oxy hóa mà còn có tác dụng giảm đau, ức chế các loại vi khuẩn.
Có thể áp dụng các cách chữa bệnh gout từ lá tía tô như sau:
- Sắc lá tía tô để uống hàng ngày
- Giã lá tía tô và đắp vào vị trí sưng đau, sau đó mới rửa sạch bằng nước ấm.
- Ngâm chân mỗi tối bằng lá tía tô đun nóng
- Ăn trực tiếp hoặc dùng bột tía tô uống mỗi ngày.
5. 3 Cách chữa bệnh gout tại nhà bằng gừng
Bên cạnh công dụng giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn,thì gừng còn có giúp giảm đau do viêm xương khớp của bệnh gout. Bởi vì trong gừng có hai chất chống viêm hiệu quả là gingerols và shogaols giúp ức chế các tính thể axit uric trong máu và giảm đau do các cơn gout cấp.
Có thể sử dụng gừng như sau:
- Cho 1-2 lát gừng tương vào trà nóng để giảm đau, có thể pha mật ong gừng để uống mỗi ngày.
- Ngâm chân buổi tối với gừng và muối loãng
- Giã gừng với muối bọc vào khăn và chườm lên chỗ khớp sưng viêm. Lưu ý không dùng gừng với vết thương bị hở
- Nên bổ sung gừng trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Do gừng có tính ấm nóng nên dùng với một lượng vừa đủ.
5.4 Cách chữa bệnh gout tại nhà bằng lá vối
Trong Đông y, lá vối có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể và chứa nhiều hợp chất kháng sinh có lợi.
Một số cách dùng lá vối để chữa bệnh gout được mọi người truyền tai nhau như sau:
- Có thể uống nước lá vối thay nước lọc hàng ngày
- Có thể ủ trà thay vì sắc uống
Mọi người cần kiên trì từ 1-2 tháng mới cảm nhận được kết quả.
5.5 Cách chữa bệnh gout tại nhà bằng lá lốt
Một vị thuốc dễ kiếm tìm, lành tính lại có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, phù hợp với những người bị gout giúp ngăn ngừa sưng viêm. Cách chữa bệnh gout đơn giải bằng lá lốt như sau:
- Ngâm chân từ 15-20 phút gồm lá, thân, rễ cây lá lốt.
- Sắc uống thay trà bằng lá lốt
- Chường nóng lên vùng sưng viêm bằng một nắm lá lốt giã nhuyễn với muối
Như vậy với những kiến thức trên mọi người đã nắm rõ các thông tin về bệnh gout và cách chữa trị tại nhà. Vậy người mắc bệnh guot nên ăn gì? Một số thực phẩm mà người mắc bệnh guot nên ăn tốt cho sức khỏe như :
- Các loại trái cây cung cấp nhiều vitamin như táo, dâu, cherry,...
- Các thực phẩm giàu vitamin C như ổi, dứa, ớt chuông,... Lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều vitamin C tránh gây phản tác dụng, gây nên tình trạng ợ nóng, buồn nôn, giảm quá trình đào thải axit uric
- Thịt trắng như thịt gà, cá sống,...mặc dù có hàm hương chất đạm cao nhưng ít purin.
- Thay thế dầu mỡ thông thường bằng dầu oliu, dầu thực vật.
- Rau củ quả chứa nhiều chất xơ thích hợp cho những người bệnh gout
- Uống đủ nước, hạn chế các loại nước có ga. Có thể uống trà xanh.
- Ngoài ra còn một số thực phẩm khác như trứng, cafe, sữa và đậu nành,..
Người mắc bệnh gout không nên ăn gì? Câu trả lời đó là không nên ăn những thực phẩm giàu purin và fructose cao để kiểm soát axit uric trong cơ thể. Cụ thể những thực phẩm sau người mắc bệnh gout nên tránh xa đó là: Thịt đỏ trong thịt bò, dê, heo, thịt ngỗng, gà tây, nội tạng động vật, hải sản, các loại thịt được chế biến sẵn, các loại nước có ga, kích thích và cả các loại rau có hàm lượng purin cao.
Với bài viết trên đây mọi người đã có phần nào kiến thức về bệnh gout. Nếu thấy bản thân có những dấu hiệu trên thì lời khuyên mọi người nên đến những bệnh viện, cơ sở chuyên khoa để khám, kiểm tra sớm nhất.
Về trang chủ: https://phongkhamdakhoahungthinh.webflow.io/
Bệnh gout là gì? Dấu hiệu triệu chứng nguyên nhân và cách chữa tại nhà sẽ được chuyên gia sức khỏe phòng khám đa khoa Hưng Thịnh giải đáp trong bài viết này