Sàng lọc trước sinh gồm những gì? hết bao nhiêu tiền

Ngày
17/4/2023

Sàng lọc trước sinh gồm những gì, sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền luôn là những băn khoăn được rất nhiều bà bầu quan tâm bởi đây là việc làm cần thiết giúp đảm bảo bé yêu sinh ra khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Nếu bạn cũng đang băn khoăn thắc mắc về vấn đề tiến hành sàng lọc trước sinh, hãy cùng chúng tôi theo dõi những giải đáp từ đội ngũ chuyên gia của Phòng khám Hưng Thịnh ngay trong bài viết sau đây.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Sàng lọc trước sinh là gì?

Sàng lọc trước sinh là gì?

Có thể nhiều người đã nghe qua cụm từ sàng lọc trước sinh nhưng thực tế không phải ai cũng nắm bắt được cụ thể thông tin về vấn đề này. Theo đó, sàng lọc trước khi sinh được hiểu là phương pháp y học hiện đại nhằm kiểm tra sức khỏe giúp phát hiện từ sớm những nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh.

Thông qua những kết quả xét nghiệm thu được, các bác sĩ sẽ chẩn đoán cụ thể và cùng gia đình đưa ra quyết định một cách tốt nhất tùy theo từng trường hợp để cả mẹ và bé đều an toàn, khỏe mạnh. Vậy những nhóm đối tượng nào nên thực hiện sàng lọc trước sinh? Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với bất cứ bà bầu nào, đặc biệt là những trường hợp sau đây lại càng phải lưu ý thực hiện nhanh chóng:

Phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên cần làm sàng lọc trước sinh bởi mẹ bầu càng lớn tuổi thì nguy cơ dị tật thai nhi, nhiễm sắc thể bất thường lại càng lớn.

Người trong gia đình hai bên nội ngoại đã có tiền sử bị mắc các vấn đề dị tật bẩm sinh bao gồm: Bệnh di truyền, bệnh tim, hở hàm ếch, sứt môi, bệnh Down…

Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus cúm, sở, thủy đậu… trong 3 tháng đầu, hoặc nhóm các bà bầu đang mắc bệnh mãn tính, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận…

Bà bầu có tiền sử bị sảy thai nhiều lần (thường là 3 lần trở lên) rất dễ gây rối loạn di truyền do đó phải tiến hành sàng lọc trước sinh.

Những người đã sử dụng thuốc chống chỉ định cho thai phụ, thuốc kháng sinh… trong thai kỳ có khả năng ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi.

Sàng lọc trước sinh gồm những gì?

Hạng mục sàng lọc trước sinh được tiến hành với hai khâu quan trọng bao gồm xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán, tuy nhiên trước tiên bà bầu sẽ được bác sĩ trao đổi tư vấn về tiền sử bệnh, tình hình sức khỏe hiện tại nhằm nhận định sơ bộ tình trạng.

Sàng lọc trước sinh vào thời gian nào?

Thực tế, đối với thắc mắc sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy của nhiều người thì việc này có thể tiến hành ở nhiều tuần thai khác nhau, mặc dù vậy vẫn có một số mốc thời gian mà bà bầu nên tham khảo và thực hiện như sau:

Thời điểm 3 tháng đầu trong thai kỳ: Thai phụ nên đi khám, xét nghiệm trước sinh khi số tuần tuổi của thai nhi đạt từ 11 đến 14 tuần, nhưng tốt nhất vẫn là khoảng 12 tới 13 tuần, bao gồm siêu âm và làm các loại xét nghiệm cần thiết.

Thời điểm 3 tháng giữa trong thai kỳ: Ở giai đoạn này, vào tuần thai từ 14 đến 21 bà bầu sẽ thực hiện một số xét nghiệm, còn thời điểm từ tuần thai 20 đến 24 cần siêu âm hình thái để sớm phát hiện những biểu hiện bất thường của thai nhi ở hệ thống thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, xương khớp, tiết niệu...

Thời điểm 3 tháng cuối trong thai kỳ: Đây cũng là thời điểm quan trọng cho việc siêu âm, chẩn đoán các vấn đề ở não bộ, tim, động mạch… cũng như xem xét sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không để kịp thời tìm ra hướng xử lý.

Sàng lọc trước sinh gồm những gì?
Sàng lọc trước sinh gồm những gì?

Sàng lọc trước sinh bao gồm những gì?

Trong mỗi giai đoạn phát triển của thai kỳ lại có những phương pháp khám, xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác nhau, cụ thể:

1. Siêu âm thai nhi để sàng lọc dị tật

Đây là phương pháp vô cùng quen thuộc và phổ biến, được thực hiện ngay tại những lần mẹ bầu khám thai theo định kỳ và thường sẽ sử dụng siêu âm đầu dò. Dựa trên hình ảnh thai nhi xuất hiện trên màn hình siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát và sàng lọc được những vấn đề bất thường. Theo đó, các mốc siêu âm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng có thể kể đến như:

Siêu âm đo độ mờ da gáy vào thời điểm tuổi thai đạt từ 12 - 13 tuần nhằm tầm soát khả năng thai nhi gặp phải hội chứng Down.

Siêu âm sàng lọc những dị tật bẩm sinh có liên quan tới tình trạng hở hàm ếch, sứt môi, các bệnh lý về tim mạch tại tuần thai thứ 18 - 22.

Mốc quan trọng cuối cùng là khi tuổi thai đạt từ 30 - 32 tuần sẽ thực hiện siêu âm khảo sát các vấn đề dị tật ở não bộ và hệ thống động mạch.

2. Sàng lọc trước sinh Double test

Phương pháp này tốt nhất nên được tiến hành vào thời điểm sàng lọc trước sinh 12 tuần, tuy nhiên tuổi thai trong khoảng từ 11 - 13 tuần cũng là thời gian thích hợp. Bà bầu sẽ được các bác sĩ lấy máu xét nghiệm phân tích ADN để đánh giá có nhiễm sắc thể nào bất thường hay không, từ đó phát hiện nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edward, Patau ở thai nhi. Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng xét nghiệm Double test cũng không có khả năng phát hiện được toàn bộ mọi dị tật bẩm sinh xảy ra do gen.

3. Sàng lọc trước sinh Triple test

Sàng lọc trước sinh gồm những gì còn phải kể đến Triple test được thực hiện ở giai đoạn tuổi thai đạt từ 15 - 20 tuần, nhưng thời điểm tốt nhất nên vào tuần từ 16 đến 18. Đối với phương pháp này, bà bầu cũng sẽ được tiến hành xét nghiệm máu để xác định các chỉ số cần thiết, giúp các bác sĩ có thể tầm soát dị tật thai nhi về nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật ống thần kinh hoặc thậm chí là khả năng sảy thai.

Trong trường hợp kết quả Triple test thu được có những vấn đề bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ tiến hành thêm một số thủ thuật bao gồm sinh thiết gai nhau, chọc ối... nhằm kiểm tra, chẩn đoán cụ thể về dị tật ở thai nhi.

4. Xét nghiệm NIPT sàng lọc trước sinh

Xét nghiệm NIPT sàng lọc trước sinh
Xét nghiệm NIPT sàng lọc trước sinh

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT được nhiều chuyên gia đánh giá là phương pháp không xâm lấn hiệu quả, có mức độ an toàn cao đối với cả bà bầu và thai nhi. Sau khi thai phụ được lấy một lượng máu ngoại vi khoảng 10 ml, bác sĩ sẽ thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi, mang lại kết quả chính xác tới 99% đối với toàn bộ vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể, gen, các hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp. Xét nghiệm NIPT có thể thực hiện khá sớm ngay từ thời điểm thai nhi được 10 tuần tuổi.

Tiến hành sàng lọc trước sinh phát hiện bệnh gì?

Như chúng tôi đã chia sẻ, việc sàng lọc trước khi sinh được các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên thực hiện để kịp thời chẩn đoán những dấu hiệu, dị tật bất thường ở thai nhi. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp giúp mẹ bầu có câu trả lời nếu đang băn khoăn sàng lọc trước sinh có thể phát hiện bệnh gì:

  • Dị tật ống thần kinh: Ống thần kinh phát triển một cách bất thường dẫn tới các khiếm khuyết tại não và cột sống, thậm chí có những trường hợp thai nhi chết lưu hoặc bà bầu bị sảy thai.
  • Hội chứng Down: Xảy ra do trẻ xuất hiện ba nhiễm sắc thể trên NST 21 khiến trí não gặp vấn đề, chỉ số IQ thấp với các biểu hiện như: Đầu ngắn và nhỏ, gáy rộng, mắt xếch và miệng trề hơn, mũi nhỏ… Trẻ mắc Down có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch cùng tuổi thọ thấp hơn đáng kể so với trẻ khỏe mạnh bình thường.
  • Hội chứng Edward: Là tình trạng ba nhiễm sắc thể trên NST 18, có khả năng bị sảy thai hoặc thai tử vong sau sinh. Trường hợp nếu trẻ sinh ra thường gặp khuyết tật trí tuệ, vận động và giao tiếp khó khăn.
  • Hội chứng Turner: Tình trạng này chỉ xuất hiện ở trẻ nữ, mất toàn bộ hoặc thiếu 1 phần NST X khiến buồng trứng không phát triển, không có kinh nguyệt, mất hẳn khả năng sinh sản, hệ tiêu hóa và tim mạch dễ gặp vấn đề.
  • Hội chứng Klinefelter: Thường gặp ở trẻ nam, xảy ra do 2 NST X tồn tại khiến suy giảm quá trình sản xuất hormone giới tính nam và sự phát triển của tinh hoàn, gia tăng khả năng mắc bệnh phổi, tim mạch, huyết áp, loãng xương…
  • Hội chứng Patau: Gây nguy cơ rất cao tử vong ở trẻ ngay sau khi chào đời do xuất hiện tới ba NST 13, nếu duy trì được sự sống cũng sẽ gặp phải những biến chứng nguy hại về sức khỏe, sứt môi, thừa ngón tay chân, đầu nhỏ...
Tiến hành sàng lọc trước sinh phát hiện bệnh gì?
Tiến hành sàng lọc trước sinh phát hiện bệnh gì?

Sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền?

Bên cạnh vấn đề sàng lọc trước sinh gồm những gì thì sàng lọc trước sinh giá bao nhiêu cũng là thắc mắc chung của rất nhiều phụ nữ đang mang thai. Các chuyên gia cho biết, chi phí xét nghiệm sàng lọc trước sinh ở mỗi cơ sở y tế sẽ có sự khác nhau. Chính vì vậy bà bầu nên tham khảo hoặc liên hệ trước để từ đó lựa chọn được địa chỉ có mức giá phù hợp với nhu cầu cũng như điều kiện tài chính của bản thân mình.

Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng tất cả các phương pháp siêu âm, xét nghiệm sàng lọc trước sinh đều không nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả vì vậy bà bầu nên có sự chuẩn bị trước về vấn đề kinh tế. Sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền còn phải dựa vào việc mẹ bầu lựa chọn phương pháp nào, có nằm trong trường hợp phải tiến hành các hình thức chẩn đoán chính xác khác hay không.

Theo đó, phương pháp siêu âm sàng lọc dao động trong khoảng từ 300.000 - 400.000 đồng/lần, hai loại xét nghiệm máu Double test và Triple test thường có chi phí từ 400.000 - 700.000 đồng/lần. Còn phương pháp xét nghiệm sàng lọc NIPT không xâm lấn sẽ có mức phí khá cao, thường phải mất từ 7.000.000 đồng trở lên tùy theo gói xét nghiệm và địa chỉ thực hiện. Trường hợp phải tiến hành thêm các thủ thuật chẩn đoán bổ sung thì tổng chi phí cũng sẽ phải tăng cao hơn.

Hy vọng rằng những giải đáp mà chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho câu hỏi sàng lọc trước sinh gồm những gì, hết bao nhiêu tiền từ chuyên gia trong bài viết trên đây đã mang tới những kinh nghiệm bổ ích cho các mẹ bầu. Nhìn chung việc sàng lọc trước sinh là việc vô cùng cần thiết nhằm giúp bé yêu được ra đời khỏe mạnh, tuy nhiên điều quan trọng là bà bầu phải tìm hiểu kỹ để lựa chọn cơ sở y tế uy tín mới bảo đảm kết quả chính xác cũng như tính an toàn cao.

Sàng lọc trước sinh gồm những gì, sàng lọc trước sinh hết bao nhiêu tiền luôn là những băn khoăn được rất nhiều bà bầu quan tâm bởi đây là việc làm cần thiết
Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ