Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Ngày
21/4/2023

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ đang băn khoăn tìm hiểu. Sử dụng thuốc đau bụng kinh được coi như một giải pháp giúp giải quyết tạm thời những cơn đau khó chịu trong ngày “đèn đỏ”, thường dùng khi tình trạng đau bụng ở mức độ nặng khiến nữ giới không thể sinh hoạt, vận động. Vậy liệu thuốc giảm đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không, có gây hại không? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng theo dõi những giải đáp về thuốc đau bụng kinh từ đội ngũ chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sau đây.

Trả lời: Tuy chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc uống thuốc giảm đau bụng kinh sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh tuy nhiên nếu quá lạm dụng thuốc thì sẽ dễ gây bị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, viêm phụ nhiễm khoa ảnh hưởng nặng đến khả năng sinh sản. Lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở chi em.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Thuốc giảm đau bụng kinh là gì?

Thuốc giảm đau bụng kinh là gì?
Thuốc giảm đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là tình trạng vô cùng phổ biến ở nữ giới, tùy theo cơ địa của mỗi người mà triệu chứng này có thể xuất hiện với tần suất ít nhiều và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu như có người chỉ đau âm ỉ không đáng kể hoặc đau nhiều hơn nhưng vẫn làm việc được, thì cũng có khá nhiều trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội, kéo dài từ cả trước cho đến trong ngày “đèn đỏ”, thậm chí phải sử dụng cả thuốc giảm đau bụng kinh mới giảm bớt.

Trước khi đến với giải đáp cho câu hỏi uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không, chúng tôi muốn chia sẻ một số thông tin về thuốc đau bụng kinh để chị em phụ nữ nắm rõ hơn. Theo đó, thuốc giảm đau bụng kinh hoạt động theo cơ chế hỗ trợ làm giãn các cơ tại thành tử cung, hạn chế các cơn co thắt tử cung giúp giảm bớt cảm giác đau. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau bụng kinh cũng gây tác động nhằm ức chế Prostaglandin (loại hormone gây kích thích sự co bóp ở tử cung dẫn đến hiện tượng đau bụng hành kinh).

Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại thuốc đau bụng kinh khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là những nhóm thuốc như dưới đây:

  • Thuốc hướng cơ giảm co thắt: Thành phần bao gồm Alverin, Drotaverine, Dipropylene…, công dụng giúp hạn chế các cơn co thắt, làm giãn cơ thành tử cung, từ đó tình trạng đau bụng kinh nguyệt cũng được giảm bớt.
  • Thuốc giảm đau không Steroid: Loại thuốc giảm đau bụng kinh này giúp ức chế hormone Prostaglandin, có tác dụng tương đối nhanh nhưng tuyệt đối không được dùng thường xuyên trong thời gian dài.
  • Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ: Có chứa thành phần hormone Estrogen và Progesterone tương tự như thuốc tránh thai hàng ngày giúp ổn định nội tiết tố, giảm sự sản sinh Prostaglandin và cải thiện chứng đau bụng ngày hành kinh.

Theo các chuyên gia Sản phụ khoa, thuốc đau bụng kinh có thể mang lại hiệu quả giảm đau đối với những trường hợp đau bụng kinh nguyên phát (do sinh lý của cơ thể). Ngược lại, nếu chị em phụ nữ bị đau bụng kinh thứ phát (nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh lý) thì phải được bác sĩ can thiệp y tế để chẩn đoán chính xác cũng như điều trị kịp thời.

Vậy uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không, uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không hay uống thuốc đau bụng kinh có tác dụng phụ không, đây là những thắc mắc đang được rất nhiều chị em quan tâm. Trong phần nội dung tiếp theo, phòng khám Hưng Thịnh xin được giải đáp cụ thể giúp mọi người dễ dàng tham khảo và nắm bắt.

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc có nên giảm đau bụng kinh bằng thuốc hay không thì phải dựa trên tình trạng cụ thể của từng người. Ví dụ như nữ giới bị đau dữ dội, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc, sinh hoạt thường ngày thì có thể phải sử dụng thuốc để cải thiện. Mặt khác, nếu chị em chỉ đau bụng với mức độ nhẹ thì việc dùng thuốc đau bụng kinh là hoàn toàn không cần thiết nên bạn hãy lưu ý.

Mặc dù công dụng của thuốc giảm đau bụng kinh tương đối nhanh chóng, thế nhưng lại không kéo dài nên chị em phụ nữ sẽ cần phải uống trong một vài ngày chứ không thể chỉ sử dụng duy nhất 1 lần. Điều đó đôi khi sẽ gây ra một số tác dụng phụ như xuất hiện cảm giác buồn nôn, đau nhức đầu, dễ gây buồn ngủ hoặc có trường hợp bị đau dạ dày.

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không, tác dụng phụ ít gặp hơn là ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan. Còn những tác dụng phụ rất hiếm gặp có thể kể tới như phồng rộp hoặc bong tróc da, viêm da, phát ban, sưng dây thanh quản, phản ứng phù mạch, rối loạn máu (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu…), suy gan cấp tính.

Thuốc đau bụng kinh cần được sử dụng với liều lượng phù hợp theo hướng dẫn, tốt nhất là dùng theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Lý do là bởi việc lạm dụng thuốc liên tục, uống liều cao hoặc sử dụng thường xuyên trong thời gian dài sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả khó lường đối với sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ về sau này:

  • Khi chị em phụ nữ đã quen với việc dùng thuốc giảm đau bụng kinh mỗi khi đến kỳ sẽ bị lệ thuộc, tâm lý trở nên sợ hãi và không thể chịu được nếu không có thuốc. Chỉ cần ngừng dùng thuốc là nữ giới cảm thấy vô cùng đau đớn, khó chịu, không thể làm được việc gì.
  • Công dụng của thuốc giảm đau bụng kinh cũng suy giảm dần dần nếu nữ giới dùng thường xuyên, kéo dài, thậm chí sau đó sẽ không có hiệu quả gì.
  • Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không, những người lạm dụng quá mức có thể dẫn đến nhiều triệu chứng với tần suất xuất hiện thường xuyên như hoa mắt chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, dị ứng da, khô miệng, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh…
  • Ảnh hưởng của thuốc đau bụng kinh khi sử dụng kéo dài còn gây ra những vấn đề đối với chức năng hoạt động của dạ dày, gan, thận…
  • Như đã chia sẻ, thuốc giảm đau bụng kinh có tác dụng ức chế hormone Prostaglandin tạm thời để giảm thiểu cơn đau, nhưng khi chúng bị ức chế quá nhiều lần sẽ khiến cho chị em phụ nữ đối mặt với nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý.
  • Nếu nữ giới đang băn khoăn uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không thì một số nghiên cứu cũng đã cho thấy việc lạm dụng loại thuốc này sẽ tác động tiêu cực cho sức khỏe sinh sản. Điều này được giải thích là do khi chị em uống thuốc giảm đau thường xuyên có khả năng gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, thêm vào đó còn làm cho lớp niêm mạc tử cung dần trở nên mỏng đi và hậu quả là vô sinh hiếm muộn.
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Một số cách giảm đau bụng kinh không cần sử dụng thuốc

Qua những thông tin mà chuyên gia chia sẻ, chắc hẳn chị em phụ nữ đều đã có câu trả lời riêng cho mình về thắc mắc uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không. Bên cạnh việc dùng thuốc đau bụng kinh, nữ giới còn có thể tham khảo và áp dụng những cách giảm đau bụng kinh tại nhà đơn giản, an toàn khác như sau:

1. Chườm ấm vùng bụng dưới để giảm đau

Nhiệt độ ở tử cung thấp hơn bình thường sẽ gây kích thích những cơn co thắt xuất hiện nhiều hơn, chính vì thế một biện pháp đơn giản để xử lý tình trạng này chính là chườm ấm vùng bụng dưới. Chị em có thể sử dụng túi chườm chuyên dụng, khăn ấm, chai nước nóng, miếng dán chườm nóng… kết hợp với tắm nước ấm để đạt hiệu quả giảm đau khi nhiệt độ tử cung tăng lên, tốc độ co thắt nhịp nhàng hơn, khí huyết lưu thông thuận lợi.

2. Cách giảm đau bụng kinh từ gừng tươi

Gừng là một vị thuốc rất quen thuộc trong dân gian, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe mà trong đó bao gồm cả giúp giảm đau bụng kinh. Với phương pháp này, nữ giới hãy thử giã một củ gừng tươi rồi đắp trực tiếp lên vùng bụng dưới, hoặc cách khác là pha một tách trà gừng nóng để uống nhằm làm ấm cơ thể, giảm bớt các cơn co thắt tử cung, ngoài ra còn hạn chế cảm giác buồn nôn khó chịu do “bà dì” gây ra.

3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh

Nhiều chị em phụ nữ thường ít để ý tới, nhưng thực tế một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng là một cách hỗ trợ giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả. Theo đó, bạn hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình các nhóm thực phẩm giàu vitamin B1, B6, E, axit béo có lợi Omega - 3, magie, kẽm… Đồng thời, nữ giới cần hạn chế tối đa hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm, món ăn chứa nhiều muối, dầu mỡ, caffeine, các chất kích thích…

4. Vận động nhẹ nhàng giúp giảm đau bụng kinh

Khác với suy nghĩ của số đông nữ giới, thực tế là trong những ngày “đèn đỏ” nếu như bạn vận động cơ thể nhẹ nhàng, lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe (Yoga, đi bộ, đạp xe chậm…) sẽ giúp giảm thiểu các cơn đau. Nguyên nhân là do lúc này cơ thể sẽ được kích thích giải phóng hormone Endorphin với công dụng giảm đau tự nhiên, nhờ đó cảm giác đau bụng khó chịu cũng được cải thiện dần dần.

5. Ngủ đủ giấc và đúng giờ

Trong kỳ kinh nguyệt, việc mất đi một lượng máu cộng với sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể sẽ gây cảm giác mệt mỏi, uể oải cho chị em phụ nữ. Để giải quyết vấn đề này, bạn đừng quên đi ngủ đúng giờ, sắp xếp thời gian ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ đồng hồ mỗi ngày. Bên cạnh đó, khi nằm ngủ nữ giới nên lựa chọn tư thế bào thai (nằm nghiêng, hai chân co lại giống thai nhi trong bụng mẹ) để cơ bụng được thư giãn và giảm đau.

Như vậy, thông qua bài viết các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh đã chia sẻ lời giải đáp cho câu hỏi uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không, có ảnh hưởng gì không. Nhìn chung thuốc đau bụng kinh chỉ là một biện pháp tạm thời, nữ giới tuyệt đối không được lạm dụng bởi điều đó sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề đối với sức khỏe, thay vào đó chị em nên tham khảo áp dụng một số phương pháp khác an toàn hơn hoặc đến gặp bác sĩ khi cần thiết. Nếu đang gặp phải tình trạng đau bụng kinh và có nhu cầu đặt lịch hẹn khám phụ khoa, vui lòng liên hệ hotline 0366 655 466 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Tuy chưa có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc uống thuốc giảm đau bụng kinh sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh tuy nhiên nếu quá lạm dụng thuốc thì sẽ dễ gây bị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, viêm phụ nhiễm khoa ảnh hưởng nặng đến khả năng sinh sản. Lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở chi em.
Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ