11 Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

Ngày
19/4/2023

Trễ kinh thường được biết đến là dấu hiệu cho biết một người nữ giới đã mang thai tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân bệnh lý khác. Vậy tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu, phải làm sao khi gặp phải tình trạng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết sau đây.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

11 Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai
Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

Trễ kinh được hiểu đơn giản là tình trạng ngày hành kinh của nữ giới bị đến chậm bất thường so với các chu kỳ trước đó. Thông thường, trễ kinh là dấu hiệu mang thai sớm tuy nhiên nếu bạn đã trễ kinh nhiều ngày nhưng dùng que thử thai chỉ một vạch và không có các dấu hiệu mang thai khác thì việc này có thể xuất phát do một trong các nguyên nhân sau đây:

1. Tâm lý căng thẳng

Một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây nên tình trạng trễ kinh ở nữ giới đó là vấn đề tâm lý. Việc quá căng thẳng, stress trong một thời gian dài khiến quá trình sản sinh nội tiết tố bị ảnh hưởng gây nên tình trạng chậm kinh. Một số trường hợp, các bạn trẻ sau khi quan hệ không áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn, quá lo lắng bị mang thai ngoài ý muốn mà cũng gây nên tình trạng trễ kinh mặc dù không có bất cứ dấu hiệu mang thai nào.

2. Tăng hoặc giảm cân đột ngột

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai chị em cần liên kết với quá trình tăng, giảm cân gần đây của bản thân. Việc tăng, giảm cân đột ngột gây ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của cơ thể trong đó có sự sản sinh nội tiết tố. Mất cân bằng nội tiết tố khiến kinh nguyệt của chị em bị rối loạn và trường hợp bị trễ kinh là khá dễ xảy ra.

3. Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến  việc sản sinh nội tiết tố trong cơ thể khiến nguy cơ bị trễ kinh cũng tăng cao. Nếu nữ giới sử dụng lượng đồ uống có cồn, gas và caffein nhiều hơn có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, kinh nguyệt ra không đều. Ngoài ra việc bất ngờ tăng cường các bài tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao quá sức cũng có thể khiến cơ thể tốn lượng năng lượng lớn, không đảm bảo cho quá trình rụng trứng vì vậy mà “ngày đèn đỏ” bị đẩy lùi chậm lại một vài ngày.

4. Dấu hiệu tiền mãn kinh

Dấu hiệu tiền mãn kinh
Dấu hiệu tiền mãn kinh

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai xuất hiện ở phụ nữ sau tuổi 40 có thể là biểu hiện bạn đang bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh không chỉ khiến kinh nguyệt ở nữ giới không đều mà lượng máu kinh mỗi tháng cũng không ổn định, bị giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo. Bên cạnh đó nữ giới cũng có sự thay đổi về cảm xúc, thường xuyên cáu gắt, dễ nổi nóng, bốc hỏa và bị rối loạn giấc ngủ.

5. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Không ít chị em trong độ tuổi sinh sản thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai để giúp ngừa mang thai ngoài ý muốn. Hệ quả của việc sử dụng quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến nội tiết tố trong cơ thể mất đi sự cân bằng, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng gây nên tình trạng bị trễ kinh. Ngoài ra một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây nên tình trạng trễ kinh. Khi có những dấu hiệu này bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên môn để có sự điều chỉnh kịp thời.

6. Hội chứng buồng trứng đa nang

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể xuất phát do các nguyên nhân bệnh lý và một trong số những bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng này phải kể đến hội chứng buồng trứng đa nang. Khi gặp hội chứng này trong buồng trứng nữ giới sẽ xuất hiện nhiều nang nhỏ, ngăn cản sự rụng trứng xảy ra vì vậy mà nữ giới bị trễ kinh, kinh nguyệt xuất hiện không đều. Hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây nên vô sinh ở nữ giới vì vậy khi bị trễ kinh nhưng không mang thai, chu kỳ kinh kéo dài trên 35 ngày và lượng máu kinh thay đổi nhiều hoặc ít hơn bất thường chị em cũng nên sớm thăm khám với các bác sĩ sản phụ khoa.

7. Trong giai đoạn cho con bú

Trong giai đoạn cho con bú
Trong giai đoạn cho con bú

Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt là 4 đến 6 tháng đầu tiên nữ giới thường sẽ không có kinh nguyệt. Tình trạng này xuất hiện là trong sữa mẹ có chứa một loại hormone có tên gọi prolactin, hormone này sẽ gây ức chế hoạt động rụng trứng, giảm hàm lượng estrogen khiến “ngày đèn đỏ” chậm hơn. Nếu đã dùng que thử thai nhưng xác định không có bầu chị em không nên quá lo lắng, 5 đến 6 tháng sau sinh chị em sẽ có kinh nguyệt trở lại.

8. Rối loạn phóng noãn

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể xuất phát do vấn đề từ phóng noãn. Noãn không được phóng ra theo đúng chu kỳ khiến sự rụng trứng diễn ra muộn từ đó khiến chu kỳ kinh bị rối loạn, kinh nguyệt đến chậm hơn. Rối loạn phóng noãn là một trong những nguyên nhân khiến nữ giới chậm có con, hiếm muộn và vô sinh. Do đó khi bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai kèm theo biểu hiện béo phì, rậm lông, giảm ham muốn tình dục,... chị em nên sớm thăm khám và kiểm tra sức khỏe sinh sản.

9. Các vấn đề ở tuyến giáp

Các hormone quan trọng có tác dụng kiểm soát hoạt động trao đổi chất của cơ thể được sản xuất từ tuyến giáp. Khi khu vực này xảy ra các vấn đề như suy giáp, cường giáp cũng có thể làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến thời gian hành kinh hàng tháng thay đổi mà thường gặp là trễ kinh. Các biểu hiện cho thấy bạn đang gặp các vấn đề tuyến giáp bao gồm rụng tóc, luôn cảm thấy lạnh hoặc nóng, tăng giảm cân không rõ nguyên và cơ thể cảm giác mệt mỏi kéo dài,... Nếu có những biểu hiện này xuất hiện nữ giới nên nhanh chóng thăm khám để được tìm hiểu rõ nguyên nhân.

10. Bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa đặc biệt là bệnh về tử cung, cổ tử cung và buồng trứng có thể là nguyên nhân khiến nữ giới bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Cụ thể u xơ tử cung, suy buồng trứng, viêm buồng trứng hay viêm lộ tuyến cổ tử cung đều có thể tác động khiến ngày hành kinh đến chậm hơn. Ngoài ra các bệnh phụ khoa còn sẽ gây thay đổi cả về màu sắc, tính chất của máu kinh, mùi máu kinh, dịch tiết âm đạo hay gây mùi hôi khó chịu, cảm giác đau bụng dưới. Chị em cần quan sát cơ thể mình đặc biệt là các dấu hiệu ở vùng kín khi bị trễ kinh để thăm khám ngay phòng trường hợp các bệnh phụ khoa biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

11. Rối loạn nội tiết tố

Khi chị em thăm khám tình trạng trễ kinh có thể sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm kiểm tra hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể. Một hệ nội tiết cân bằng sẽ đảm bảo nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và ngược lại. Nếu có tình trạng trễ kinh xuất hiện chị em cũng nên lưu ý đến trường hợp này và sớm liên hệ để nhận sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn.

Phải làm gì khi bị trễ kinh nhưng không mang thai?

Phải làm gì khi bị trễ kinh nhưng không mang thai?
Phải làm gì khi bị trễ kinh nhưng không mang thai?

Phải làm gì khi bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai là câu hỏi mà không ít chị em quan tâm. Nếu chị em mới chỉ trễ kinh một vài ngày và thử que thử thai 1 lần lên 1 vạch thì chị em có thể chờ thêm một vài ngày, tiến hành thử thai một lần nữa. Nếu tình trạng trễ kinh hoàn toàn không xuất phát từ nguyên nhân thai nghén và kéo dài 3 đến 4 tuần thì cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Thông qua việc thực hiện các xét nghiệm, siêu âm các bác sĩ sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân. Việc biết rõ nguyên nhân gây trễ kinh không chỉ giúp bác sĩ đưa ra được hướng điều trị phù hợp mà các chị em cũng hiểu rõ về sức khỏe của bản thân để xử lý đúng cách.

Thông thường các trường hợp trễ kinh chỉ diễn ra ở một chu kỳ sẽ không quá nguy hiểm chỉ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều chỉnh sẽ khắc phục được tình trạng trễ kinh. Chị em cũng nên duy trì lối sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Một số biện pháp cần thực hiện bao gồm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa để cơ thể hấp thu vừa đủ phục vụ cho các quá trình, hoạt động trao đổi chất. Nữ giới nên hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo, nhiều đường.
  • Chị em cũng nên hạn chế đồ uống có gas, cồn hay cafe, các loại đồ uống nhiều đường.
  • Duy trì chế độ tập luyện thể thao thường xuyên ở mức độ vừa phải, không nên tăng giảm đột ngột.
  • Giữ cân nặng ở mức ổn định không chỉ giúp chị em duy trì vẻ đẹp hình thể, sự quyến rũ mà còn giúp cải thiện sức khỏe đặc biệt là các vấn đề sinh sản.
  • Chị em nên giữ tâm lý ổn định, luôn lạc quan, vui vẻ, hạn chế những căng thẳng, áp lực từ công việc hay đời sống hàng ngày.
  • Luôn giữ vùng kín sạch sẽ nhưng tuyệt đối không rửa quá sâu phía trong âm đạo.
  • Mỗi gia đình nên lựa chọn cho mình các phương pháp ngừa thai an toàn, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ 3 đến 6 tháng một lần để sớm phát hiện các bệnh phụ khoa và được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin giúp ích cho chị em trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Nếu chị em vẫn đang băn khoăn chưa rõ tình trạng trễ kinh cùng các dấu hiệu bất thường khác trong cơ thể nguyên nhân do đâu hãy chia sẻ ngay với các chuyên gia tư vấn của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để được hỗ trợ tư vấn miễn phí qua tổng đài 0366.655.466

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu, phải làm sao khi gặp phải tình trạng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết sau đây

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvan