Thiếu Vitamin B12 gây bệnh gì? Cách bổ sung

Tác giả:
Lê Tiến Đạt
Ngày
21/4/2023

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì, liệu có gây nguy hiểm đến sức khỏe hay không là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. Chuyên gia sức khỏe cho biết, vitamin B12 là một trong những chất rất cần thiết, đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể đặc biệt là hoạt động của hệ thần kinh, vì vậy nếu thiếu hụt có thể dẫn đến nhiều vấn đề bất thường. Vậy nếu thiếu vitamin B12 sẽ gây ra những bệnh gì và nên bổ sung vitamin B12 ra sao an toàn hiệu quả, hãy cùng chuyên giá phòng khám Hưng Thịnh tìm hiểu cụ thể thông qua nội dung bài viết sau.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Những tác dụng của vitamin B12 đối với cơ thể

Vitamin B12 (hay cobalamin) là một loại vitamin quan trọng, tuy nhiên cơ thể chúng ta lại không tự sản xuất ra mà chúng thường được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như thịt gia cầm, thịt cá, trứng, sữa, ngũ cốc… Theo đó, tác dụng của vitamin B12 sẽ mang lại cho sức khỏe rất nhiều lợi ích như dưới đây:

  • Ngăn ngừa thiếu máu: Hàm lượng vitamin B12 quá thấp sẽ làm biến đổi hình dạng của các tế bào hồng cầu khiến tốc độ di chuyển của chúng giảm đi gây thiếu máu, vì thế bạn cần có đủ loại vitamin này để tránh làm cơ thể yếu ớt, mệt mỏi.
  • Có lợi cho tóc, da và móng: Những người đang bị thiếu vitamin B12 nếu bổ sung đầy đủ trở lại sẽ giúp mái tóc, làn da và móng trở nên khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa tăng sắc tố trên da, móng đổi màu, tóc dễ gãy rụng…
  • Tăng cường sức khỏe xương: Cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin B12 giúp duy trì mật độ khoáng xương ổn định, nhờ đó bạn sẽ có thể phòng ngừa nguy cơ loãng xương, giảm thiểu tình trạng xương dễ gãy đặc biệt là ở nữ giới.
  • Giúp cải thiện tâm trạng: Một số nghiên cứu cho thấy vitamin B12 tham gia vào quá trình tổng hợp và chuyển hóa serotonin, bởi vậy có tác dụng phòng tránh tâm lý chán nản, thậm chí còn làm giảm bớt những triệu chứng của bệnh trầm cảm.
  • Nâng cao sức khỏe tim mạch: Thiếu vitamin B12 là nguyên nhân làm gia tăng axit amin homocysteine trong máu, do đó nếu muốn giảm tỷ lệ mắc bệnh lý về tim mạch thì mọi người cần phải duy trì lượng vitamin sao cho phù hợp.
  • Hạn chế thoái hóa điểm vàng: Vitamin B12 không chỉ hỗ trợ làm giảm lượng axit amin homocysteine để phòng chống bệnh tim mạch mà bên cạnh đó còn hạn chế nguy cơ mắc bệnh về mắt, điển hình như thoái hóa điểm vàng.
  • Phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi: Phụ nữ đang mang thai cần cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết bao gồm cả vitamin B12, bởi loại vitamin này có công dụng giúp thai nhi phát triển tốt về hệ thần kinh, ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh.

Chúng ta nhận thấy được rằng vitamin B12 rất cần thiết, nhưng thực tế có một số người lại đang gặp khó khăn khi muốn hấp thụ B12 từ các loại thực phẩm tự nhiên. Những nhóm đối tượng có khả năng cao bị thiếu hụt vitamin B12 bao gồm: Người cao tuổi, người bị thiếu máu ác tính, người mắc chứng viêm teo dạ dày, mắc bệnh Crohn, bệnh Celiac làm ảnh hưởng ruột non, người bị rối loạn hoạt động miễn dịch…, thậm chí là người ăn thuần chay. Vậy thiếu vitamin B12 gây bệnh gì, vấn đề này chúng tôi xin được giải đáp ngay sau đây.

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?
Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?

Thiếu vitamin B12 được hiểu là tình trạng cơ thể không được nhận B12 đầy đủ, hoặc B12 đang ở mức thấp hơn so với thông thường. Mặc dù vậy, không phải cứ thiếu hụt vitamin B12 là sẽ biểu hiện ra bên ngoài ngay lập tức, mà phải sau một thời gian cơ thể bị “cạn kiệt” chất này thì các triệu chứng mới bắt đầu khởi phát.

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì, bạn cần thận trọng bởi nếu như không kịp thời bổ sung sẽ có khả năng phải đối mặt với những vấn đề như sau:

1. Hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi thường xuyên

Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, cảm thấy bị kiệt sức, chóng mặt, hoa mắt, buồn ngủ liên tục… chính là những dấu hiệu rất phổ biến của hiện tượng thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu máu, quá trình vận chuyển oxy cho các hoạt động của cơ thể bị giảm sút đáng kể. Cần phân biệt rõ ràng với tình trạng mệt mỏi do căng thẳng hoặc làm việc quá sức, đồng thời bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để được xử lý theo đúng cách.

2. Da trở nên tái nhợt và vàng mắt

Như đã chia sẻ, thiếu vitamin B12 chính là nguyên nhân làm quá trình sản xuất hồng cầu trực tiếp bị ảnh hưởng. Lúc này kích thước của các tế bào hồng cầu gia tăng, biến đổi thành hình bầu dục, gặp khó khăn khi di chuyển từ trong tủy xương ra ngoài từ đó làm giảm nồng độ hồng cầu trong máu, hậu quả là dẫn đến triệu chứng da nhợt nhạt. Đồng thời, tế bào hồng cầu không những không phân chia được mà còn rất dễ vỡ làm cho cơ thể giải phóng dư thừa chất Bilirubin, khiến lòng mắt dần chuyển sang màu vàng.

3. Tổn thương hệ thần kinh

Tổn thương hệ thần kinh
Tổn thương hệ thần kinh

Những người bị thiếu vitamin B12 trong thời gian dài còn làm phá hủy bao myelin bảo vệ các dây thần kinh, mà B12 lại là thành phần chủ yếu của lớp bảo vệ này. Vì thế dần dần sẽ hình thành nên nhiều vấn đề tổn thương ở dây thần kinh, trong đó có biểu hiện đặc trưng là cảm giác tê bì, khó chịu giống như có kim châm ở xung quanh bàn chân, bàn tay.

4. Mất trí nhớ hoặc mắc bệnh trầm cảm

Sở dĩ việc thiếu hụt vitamin B12 lại làm tâm trạng thay đổi thất thường, trí nhớ giảm sút nhanh chóng, hoặc gia tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm là do khi đó chất dẫn truyền thần kinh serotonin trong não cũng sẽ bị giảm sút, không được sản xuất đầy đủ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi nếu như cơ thể được cung cấp đủ hàm lượng vitamin B12 đang bị thiếu hụt thì tâm trạng và khả năng ghi nhớ cũng sớm cải thiện trở lại.

5. Suy giảm thị lực, mắt mờ đi

Nếu đang băn khoăn thiếu vitamin B12 gây bệnh gì thì một số trường hợp bị ảnh hưởng về hệ thần kinh còn gây ra hiện tượng giảm thị lực, nhìn mờ hơn so với thông thường hay mắc phải bệnh lý thần kinh thị giác nguy hiểm. Theo thống kê, tình trạng này xảy ra tương đối phổ biến ở những người theo chế độ ăn thuần chay hoặc đang bị suy dinh dưỡng kéo dài.

6. Các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa

Rối loạn hoạt động của hệ tiêu hóa cũng là một trong những hậu quả khi cơ thể thiếu hụt hàm lượng vitamin B12 cần thiết. Bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề như đầy hơi chướng bụng, ăn uống kém, tiêu chảy, táo bón…, vì vậy hãy lưu ý bổ sung vitamin B12 ngay để phòng tránh trường hợp rối loạn tiêu hóa mãn tính khiến sức khỏe bị tác động nghiêm trọng.

7. Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì - Viêm và sưng lưỡi

Nếu nhận thấy dấu hiệu lưỡi bị viêm, sưng tấy đỏ, đau nhức và xuất hiện những vệt hằn dài thì bạn cũng nên lưu ý trước hiện tượng cảnh báo thiếu vitamin B12. Triệu chứng này theo thời gian thường có xu hướng nặng nề hơn trước, bên cạnh đó nhiều người còn có thể mắc kèm theo viêm loét miệng, ngứa niêm mạc miệng, tê lưỡi nhẹ, mất gai lưỡi…

Cách bổ sung vitamin B12 hiệu quả và an toàn

Cách bổ sung vitamin B12 hiệu quả và an toàn
Cách bổ sung vitamin B12 hiệu quả và an toàn

Việc bổ sung vitamin B12 như thế nào còn phụ thuộc vào từng trường hợp khác nhau, tuy nhiên nhìn chung có hai cách phổ biến nhất bao gồm:

  • Bổ sung vitamin B12 từ các loại thực phẩm: Đây là phương pháp đơn giản và còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Theo đó, nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào từ thực phẩm phải kể tới thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn, cá ngừ, cá hồi, trứng, sữa và những sản phẩm làm từ sữa, sữa thực vật, ngũ cốc ăn sáng có thành phần B12… Hãy cân bằng các nhóm thực phẩm, xây dựng thực đơn ăn uống khoa học để khắc phục nhanh chóng biểu hiện thiếu hụt vitamin B12.
  • Sử dụng thuốc bổ sung vitamin B12: Biện pháp này thường được áp dụng cho những người bệnh đang mắc thiếu máu ác tính, người rối loạn chức năng đường ruột, người cao tuổi, người ăn thuần chay. Các chất bổ sung vitamin B12 tùy loại sẽ dùng theo đường uống hoặc đường tiêm, tuy nhiên đều phải có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh dư thừa B12.

Như vậy, bài viết đã giải đáp vấn đề thiếu vitamin B12 gây bệnh gì mà nhiều người đang quan tâm. Nhìn chung, nếu như thiếu hụt vitamin B12 ở mức độ nhẹ thường sẽ không quá nguy hiểm, trái lại khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ loại chất này sẽ gây ra hàng loạt vấn đề tiêu cực cho sức khỏe. Chính vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy chủ động xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin B12 với liều lượng phù hợp khi cần thiết giúp phòng ngừa mắc bệnh.

https://phongkhamdakhoahungthinh.webflow.io/

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì, liệu có gây nguy hiểm đến sức khỏe hay không là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. Chuyên gia sức khỏe cho biết
Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ