Bệnh trĩ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cách chữa

Tác giả:
Lê Tiến Đạt
Ngày
14/7/2023

Bệnh trĩ là tình trạng rất phổ biến ở hậu môn trực tràng, ngày càng có nhiều người mắc phải do tính chất công việc hoặc ảnh hưởng từ các thói quen sinh hoạt. Do vốn là một vấn đề nhạy cảm, khó nói nên đa phần người bị bệnh trĩ thường cố chịu đau, e dè không dám đi khám cho đến khi diễn biến nặng nề mới vội vàng điều trị. Bởi vậy, việc chủ động tìm hiểu về bệnh trĩ là điều quan trọng mà mọi người nên lưu ý để qua đó nắm được phương pháp phòng tránh, xử lý khi cần thiết. Dưới đây, chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh sẽ chia sẻ bệnh trĩ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh trĩ để bạn đọc tham khảo.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là gì?

Giải đáp câu hỏi trĩ là gì, đội ngũ chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết đây là tình trạng phình giãn, sung huyết của các tĩnh mạch nằm tại vùng hậu môn trực tràng khiến cho cấu trúc của ống hậu môn bị thay đổi một cách bất thường. Đám rối tĩnh mạch thường xuyên phải chịu áp lực kéo dài sẽ không thể lưu thông máu bình thường, từ đó ứ đọng lại một chỗ và hậu quả là hình thành nên búi trĩ.

Trước đây bệnh trĩ thường phổ biến ở những người cao tuổi, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại các số liệu thống kê đã cho thấy ngay cả người trẻ tuổi cũng có khả năng bị trĩ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi mới khởi phát trĩ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến người mắc, nhưng càng về sau đó bệnh càng diễn biến nghiêm trọng gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do vậy, việc nắm bắt được bệnh trĩ như thế nào đóng vai trò quan trọng giúp mọi người có thể phòng tránh cũng như biết cách xử lý kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe.

Dựa trên vị trí hình thành của búi trĩ mà bệnh được phân thành 3 loại phổ biến như sau:

  • Bệnh trĩ nội: Vị trí của búi trĩ nằm trên đường lược, hình thành ngay trong ống hậu môn và hầu hết lúc đầu sẽ không đau đớn, do đó người bệnh rất khó để phát hiện được ngay từ sớm cho tới khi búi trĩ phát triển và sa ra ngoài.
  • Bệnh trĩ ngoại: Ngược lại với trĩ nội, trĩ ngoại lại xuất hiện ngay dưới đường lược ở rìa hậu môn, vì vậy ngay từ khi hình thành sẽ gây ra tình trạng cục thịt thừa tại vùng này, càng để lâu thì búi trĩ càng gia tăng về kích thước.
  • Trĩ hỗn hợp: Là tình trạng nặng nề khi người bệnh đồng thời mắc cả hai dạng trĩ nội và ngoại nguyên nhân do các tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị rối lại với nhau, đặc biệt những trường hợp sa trĩ nội kết hợp búi trĩ ngoại sẽ gây khó khăn khi phân biệt.

Theo đó, bệnh trĩ nội lại tiếp tục chia thành 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ sa xuống khỏi hậu môn của búi trĩ: Trĩ nằm trong ống hậu môn - Búi trĩ bị lồi một ít khi đại tiện nhưng tự co vào lại được - Người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ vào bên trong - Búi trĩ thường xuyên ở trong tình trạng thò ra ngoài.

Trái lại, bệnh trĩ ngoại sẽ không có các cấp mức độ mà thay vào đó chỉ chia làm 2 giai đoạn nhẹ và nặng với các biểu hiện tương ứng nên người bệnh cần lưu ý về tình trạng của mình.

Nguyên nhân bệnh trĩ

Nguyên nhân bệnh trĩ
Nguyên nhân bệnh trĩ

Tình trạng đám rối tĩnh mạch gặp áp lực dài ngày dẫn đến giãn ra, sưng phồng và ứ đọng máu huyết có thể do ảnh hưởng của sinh lý trong cơ thể, lối sống sinh hoạt chưa khoa học hay một số bệnh lý bất thường. Cụ thể, theo các bác sĩ những nguyên nhân bệnh trĩ có khả năng xuất phát ngay từ các yếu tố nguy cơ phổ biến như dưới đây:

Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên

Các mô ở vùng hậu môn trực tràng vốn đảm nhiệm chức năng kiểm soát hoạt động khi các chất thải được đưa ra bên ngoài. Chính vì thế trong trường hợp người bị táo bón dài ngày, phải gắng sức rặn liên tục sẽ khiến cho lớp mô này sưng giãn, các tĩnh mạch phồng lên tạo thành búi trĩ. Còn đối với tình trạng tiêu chảy mãn tính gây đại tiện nhiều lần trong ngày cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc của mô và tĩnh mạch hậu môn trực tràng.

Cơ thể ít vận động, ngồi hoặc đứng nhiều

Nguyên nhân bị trĩ này thường phổ biến ở những người lười vận động, không tập thể dục thường xuyên, do tình hình sức khỏe không thể vận động hoặc nhất là do tính chất nghề nghiệp phải đứng, ngồi liên tục nhiều giờ (người làm văn phòng, người lái xe, nhân viên siêu thị, người lao động chân tay…). Từ đó khiến cho phần dưới của cơ thể gặp áp lực, máu huyết không thể lưu thông đặc biệt là khiến đám rối tĩnh mạch hậu môn bị giãn nở.

Ảnh hưởng từ các thói quen trong lối sống

Một số thói quen thường ngày chưa khoa học của nhiều người sẽ gây tác động tiêu cực cho cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng, hậu quả là hình thành bệnh trĩ nhưng không phải ai cũng nắm được điều này. Điển hình có thể kể đến bao gồm: Thường xuyên nhịn đại tiện, ngồi quá lâu khi đi vệ sinh để sử dụng điện thoại, đọc sách truyện…, những người có quan hệ tình dục thông qua đường hậu môn, gặp căng thẳng stress và thiếu ngủ dài ngày…

Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt chất xơ

Chất xơ vốn rất quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa, vì vậy nếu bạn không cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, lười bổ sung các loại rau củ quả tươi, uống ít nước… sẽ khiến tiêu hóa rối loạn, phân trở nên cứng khó đào thải ra ngoài và rất dễ bị trĩ. Chưa kể, nhiều người còn có thói quen thường xuyên ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo có hại, đồ ăn cay nóng, lạm dụng chất kích thích… cũng đều có thể là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Yếu tố sinh lý và bệnh lý của cơ thể

Ngoài những nguyên nhân bệnh trĩ đã được liệt kê, tình trạng này còn có nguy cơ xuất hiện ở những chị em phụ nữ mang thai ở những tháng cuối hoặc mới trải qua quá trình sinh nở tự nhiên, người cao tuổi bị suy yếu hoạt động và chức năng cơ vòng hậu môn, người mắc bệnh béo phì, thừa cân quá mức gây áp lực cho tĩnh mạch hậu môn, mắc các bệnh lý khác như u xơ tử cung, u đại trực tràng…

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh trĩ

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh trĩ
Dấu hiệu, triệu chứng bệnh trĩ

Ở mỗi trường hợp nặng nhẹ khác nhau, các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ cũng thay đổi với mức độ không giống nhau, càng để tình trạng kéo dài thì triệu chứng lại càng nghiêm trọng. Vì thế, mọi người nên tham khảo cách nhận biết bệnh trĩ từ sớm thông qua những biểu hiện điển hình thường gặp phải như sau:

1. Chảy máu khi đại tiện

Người bị bệnh trĩ hầu hết đều sẽ xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu bất thường. Theo đó, triệu chứng bị trĩ này cho thấy máu có thể dính trên giấy vệ sinh mà người bệnh sử dụng hoặc lẫn ngay trong phân. Có thể giải thích điều này là do búi trĩ vốn sung huyết, ứ đọng máu bên trong, do đó khi phân cứng đi qua sẽ bị cọ xát, va chạm gây chảy máu.

Bệnh trĩ giai đoạn đầu thông thường chỉ gây hiện tượng chảy máu với mức độ nhẹ, lượng máu còn ít nên thậm chí một số người bệnh còn không để ý thấy. Nhưng khi đã tới giai đoạn nặng thì lượng máu mất đi sẽ nhiều lên đáng kể, chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia nhất là lúc người bệnh cố gắng rặn đại tiện. Hoặc các trường hợp nghiêm trọng hơn dấu hiệu trĩ còn khiến xuất huyết ngay khi bệnh nhân chỉ ngồi xổm hay vận động mạnh.

2. Biểu hiện của bệnh trĩ khiến hậu môn có cảm giác vướng víu

Thêm một triệu chứng trĩ dễ nhận biết khác là vùng hậu môn trực tràng của người bệnh có hiện tượng vướng víu khó chịu, nguyên nhân bởi búi trĩ đã xuất hiện khiến hậu môn nổi cục thịt. Đối với dấu hiệu này, bệnh nhân sẽ nhận thấy ngay nếu mắc phải trĩ ngoại do búi trĩ hình thành ngay bên ngoài của ống hậu môn. Còn trĩ nội vì ban đầu nằm trong hậu môn sẽ phải tới khi búi trĩ sa xuống thì người bệnh mới có cảm giác vướng mắc ở vị trí này.

3. Đau rát xung quanh vùng hậu môn

Đám rối các tĩnh mạch phình giãn cộng với việc mô hậu môn sưng viêm tạo thành búi trĩ khiến cho lớp niêm mạc xung quanh vùng này tấy đỏ, trầy xước dẫn đến cảm giác đau nhức, nóng rát với mức độ từ âm ỉ tới dữ dội tùy từng trường hợp. Thêm vào đó, biểu hiện của bệnh trĩ kể trên sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn, đau buốt kéo dài trong nhiều giờ khi người bệnh rặn đại tiện hoặc hoạt động mạnh.

4. Ngứa ngáy hậu môn do tiết nhiều dịch nhầy

Hậu môn tiết nhiều dịch ẩm ướt, có mùi khó chịu cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh trĩ thường gặp, gây ra bởi cấu trúc ống hậu môn thay đổi khiến cơ vòng bị hở. Tình trạng chảy dịch làm vùng kín luôn ở trong trạng thái ẩm ướt, nhầy dính rất khó chịu, đôi khi có lẫn cả một ít máu. Người bệnh lưu ý phải vệ sinh sạch sẽ, thay quần lót thường xuyên để phòng ngừa xảy ra hiện tượng viêm nhiễm ở hậu môn.

5. Sa búi trĩ

Dấu hiệu bị bệnh trĩ này xảy ra ở những người bị trĩ nội, sau một thời gian đại tiện ra máu búi trĩ sẽ phát triển về kích thước sau đó sa xuống khỏi ống hậu môn. Thời điểm ban đầu búi trĩ có thể tự động co vào trong như cũ, thế nhưng càng về sau mức độ sa càng tăng, mất đi khả năng tự co lên mà người bệnh phải tác động bằng tay để đẩy vào.

Ở giai đoạn nặng nhất, búi trĩ nội bị sa ra ngoài thường xuyên, không thể đẩy lại vào bên trong và làm tăng nguy cơ dẫn đến sa nghẹt.

Những biến chứng của bệnh trĩ

Những biến chứng của bệnh trĩ
Những biến chứng của bệnh trĩ

Tâm lý e dè, ngại ngùng của số đông người bệnh khi gặp phải tình trạng tế nhị, nhạy cảm như bệnh trĩ đã khiến việc thăm khám và điều trị trở nên chậm trễ. Các bác sĩ cho biết phần lớn người bệnh chỉ đến khám khi các triệu chứng đã nặng hơn, đau và chảy máu nhiều hay thậm chí còn có dấu hiệu của biến chứng.

Về thắc mắc bệnh trĩ có nguy hiểm không, nếu chần chừ không khám chữa ngay từ sớm thì người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề bao gồm:

  • Thiếu máu mãn tính: Xảy ra do tình trạng chảy máu hậu môn khi đi đại tiện kéo dài, từ đó khiến cho người bệnh thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, công việc bị ảnh hưởng, nghiêm trọng hơn còn có thể đột quỵ.
  • Rối loạn cơ vòng hậu môn: Cùng với bệnh trĩ, cơ thắt của hậu môn cũng bị giãn hơn so với bình thường gây ảnh hưởng đến chức năng kiểm soát hoạt động đại tiện, người bệnh vì thế mà có thể trung tiện và đại tiện không như mong muốn.
  • Trĩ sa nghẹt: Búi trĩ nội sa xuống khỏi ống hậu môn nhưng không thể co lại vào bên trong hoặc búi trĩ ngoại có kích thước lớn có thể gây ra hiện tượng tắc mạch máu, càng ngày búi trĩ càng sưng to bất thường, viêm nhiễm, vô cùng đau đớn.
  • Tắc mạch trĩ: Máu huyết ứ trệ bên trong búi trĩ, không thể lưu thông kết hợp với tình trạng cọ xát gây chảy máu kéo dài sẽ hình thành nên các cục máu đông to nhỏ khác nhau. Biến chứng này khiến bệnh nhân đau rát khó chịu, hậu môn phù nề và nặng hơn còn có nguy cơ bị hoại tử.
  • Hình thành trĩ vòng: Là hiện tượng nhiều búi trĩ với nhiều kích thước khác nhau liên kết lại thành một khối có chu vi lớn bao quanh vùng hậu môn của người bệnh, kèm theo viêm nhiễm, sưng tấy mức độ nặng. Lúc này phương pháp xử lý hiệu quả là nhanh chóng phẫu thuật loại bỏ khối trĩ để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm hơn.
  • Gây các bệnh lý khác: Vùng hậu môn trực tràng của người bệnh trĩ đang gặp phải tổn thương và có nguy cơ cao mắc đồng thời một số bệnh lý như viêm nhiễm và hoại tử hậu môn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn…
  • Vỡ búi trĩ: Bệnh trĩ càng kéo dài thì búi trĩ càng sung huyết nặng nề, ứ đọng máu và xuất hiện nhiều cục máu đông bên trong, đến khi to quá mức chúng có khả năng bị vỡ ra khiến máu chảy ra ngoài ồ ạt, người bệnh vô cùng đau đớn và phải được xử lý kịp thời tránh nguy hiểm tới sức khỏe.
  • Nhiễm trùng máu: Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, xảy ra khi các ổ áp xe hậu môn do trĩ gây ra không được điều trị nhanh chóng, dịch mủ chảy ra làm lây lan viêm nhiễm sang nhiều vị trí khác và hậu quả nghiêm trọng nhất chính là dẫn tới nhiễm trùng máu.

Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ được điều trị theo nhiều phương pháp, và việc áp dụng cách chữa như thế nào cũng phải phụ thuộc sức khỏe, tình trạng bệnh nhân hiện tại ra sao, loại trĩ mắc phải là gì… Trước đây, nhiều người thường lựa chọn các cách chữa bệnh trĩ dân gian khi nền y học còn lạc hậu, tuy nhiên hiệu quả không cao hoặc có những trường hợp còn diễn biến nặng hơn.

Do vậy, hiện nay để được điều trị trĩ an toàn, ngăn ngừa biến chứng và chóng khỏi thì cách tốt nhất là người bệnh nên tới ngay bệnh viện chuyên khoa trĩ để thăm khám. Khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành một trong các phương pháp chữa như dưới đây sao cho phù hợp:

Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả
Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả

1. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa

Việc điều trị bằng thuốc chữa bệnh trĩ thường chỉ thích hợp cho những người bệnh ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ còn nhỏ, các tĩnh mạch hậu môn trực tràng vẫn còn đàn hồi và các biểu hiện không quá nghiêm trọng. Một số loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa kê đơn bao gồm thuốc giảm đau, thuốc làm co búi trĩ, chống viêm, nhuận tràng, làm bền tĩnh mạch…

Thuốc dùng theo đường uống hoặc bôi trực tiếp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, ngoài ra một số trường hợp còn cần dùng thêm thuốc đặt hậu môn theo sự tư vấn của bác sĩ. Người bệnh lưu ý cần thực hiện đúng theo hướng dẫn để thuốc Tây y phát huy tác dụng điều trị như mong muốn, nếu có triệu chứng bất thường xảy ra phải liên hệ ngay với bác sĩ.

2. Cách chữa trị bệnh trĩ bằng các thủ thuật

Những thủ thuật điều trị bệnh trĩ hiện nay đang được các cơ sở y tế áp dụng cho bệnh trĩ độ 1 và độ 2 có thể kể đến như:

  • Thắt vòng cao su: Chỉ áp dụng cho người bệnh trĩ nội, một vòng dây bằng cao su sẽ được bác sĩ sử dụng để thắt chặt vào gốc búi trĩ để khoảng một tuần sau đó chúng tự rụng đi. Phương pháp này có nhược điểm dễ bị tuột vòng dây nếu không tiến hành đúng kỹ thuật, người bệnh cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Chích xơ búi trĩ: Là phương pháp tiêm chất làm xơ vào bên dưới lớp niêm mạc của búi trĩ khiến chúng teo dần đi và sau đó tự rụng. Thủ thuật tiêm xơ búi trĩ tương đối nhanh chóng nhưng người bệnh cần lưu ý tỷ lệ trĩ tái phát lại khá cao.
  • Quang đông hồng ngoại: Sử dụng nguồn nhiệt để chữa bệnh trĩ, mục đích làm mô trĩ đông lại và hình thành sẹo xơ ngăn cản máu tới nuôi dưỡng búi trĩ. Ưu điểm của phương pháp giúp cầm máu tốt, ít đau nhưng sẽ phải tiến hành vài lần.

3. Điều trị bệnh trĩ bằng kỹ thuật PPH và HCPT hiện đại

Những cách chữa bệnh trĩ kể trên nhìn chung vẫn còn ít nhiều tồn tại nhược điểm, hơn nữa lại không phải bất cứ trường hợp người bệnh nào cũng phù hợp để áp dụng. Vì vậy, các chuyên gia hậu môn - trực tràng Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đã học hỏi và đưa vào triển khai ứng dụng kỹ thuật PPH và HCPT trong công tác điều trị bệnh trĩ.

Đây là hai phương pháp tiên tiến với rất nhiều ưu điểm nổi trội, hiệu quả cao hiện nay dựa trên kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, cụ thể là:

1. Phương pháp PPH chữa bệnh trĩ nội

PPH là phương pháp ngoại khoa hiện đại được áp dụng tại một số cơ sở y tế và phòng khám trĩ uy tín, phù hợp cho người mắc trĩ nội, trĩ vòng. Kỹ thuật PPH đòi hỏi bác sĩ có tay nghề thành thạo, giàu kinh nghiệm khám chữa để đảm bảo không xảy ra các vấn đề rủi ro.

Cụ thể, phương pháp PPH là một máy kẹp được đưa vào bên trong lỗ hậu môn giúp nhanh chóng loại bỏ búi trĩ trên đường lược và phần niêm mạc trực tràng bị sa giãn. Sau đó máy PPH tiếp tục thực hiện khâu niêm mạc nối lại với nhau giúp tạo hình cho hậu môn về cấu trúc hình dạng như ban đầu.

Lựa chọn cách chữa trị bệnh trĩ theo phương pháp PPH, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm bởi chức năng hoạt động của hậu môn được bảo vệ an toàn, chỉ loại bỏ chính xác các búi trĩ mà không ảnh hưởng tới tế bào lành. Thời gian tiểu phẫu nhanh chóng khoảng 20 phút, ít đau, ít chảy máu, đặc biệt là bệnh nhân không cần phải nằm viện dài ngày.

Điều trị bệnh trĩ bằng kỹ thuật PPH và HCPT
Điều trị bệnh trĩ bằng kỹ thuật PPH và HCPT

2. Phương pháp HCPT chữa bệnh trĩ ngoại

Phương pháp HCPT sử dụng nguồn sóng điện cao tần thay vì các loại dao kéo phẫu thuật truyền thống, được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân mắc trĩ ngoại và một số bệnh lý khác thuộc hậu môn trực tràng như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn… Tương tự như PPH, kỹ thuật HCPT cũng phải được thực hiện bởi các bác sĩ vững tay nghề chuyên môn mới đạt được hiệu quả như mong muốn, tránh gặp phải sai sót không đáng có.

Các ion mang điện được sản sinh từ sóng điện cao tần sẽ tác động làm đông mạch máu khiến búi trĩ dần dần teo lại do không được cung cấp dinh dưỡng, đồng thời thắt chặt và cố định búi trĩ ngoại để bác sĩ tiến hành thủ thuật cắt bỏ bằng dao điện.

Ưu điểm của phương pháp HCPT giúp hạn chế tổn thương nhờ mức độ xâm lấn thấp, tránh tình trạng bỏng rát, đau đớn hay chảy máu nhiều. Quy trình tiểu phẫu hoàn thành nhanh chóng, bảo đảm chính xác do bác sĩ quan sát toàn bộ trên màn hình máy tính, thời gian bệnh nhân phục hồi được rút ngắn và hạn chế tái phát đến mức tối đa.

Hiện chi phí khám bệnh trĩ của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chỉ từ 280k, người bệnh có thể liên hệ hotline 0366 655 466 để biết thêm chi tiết và được hỗ trợ đặt lịch hẹn khám sớm với bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy, trong bài viết trên đây các chuyên gia đã chia sẻ các thông tin tư vấn bệnh trĩ, giải đáp bệnh trĩ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu bị trĩ và cách chữa giúp mọi người cùng tham khảo và nhanh chóng tiến hành khám chữa nếu chẳng may mắc phải. Bệnh trĩ không được điều trị có thể để lại nhiều vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như biến chứng đối với sức khỏe, vì vậy mỗi người bệnh đều cần phải chủ động thăm khám từ sớm tại các cơ sở y tế uy tín. Trường hợp còn câu hỏi băn khoăn nào khác hoặc có mong muốn đăng ký lịch khám bệnh trĩ, bạn đọc hãy liên hệ qua số điện thoại 0366 655 466 để nhanh chóng được tư vấn miễn phí.

Bệnh trĩ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh trĩ sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung bài viết này mời quý vị tham khảo nhé!
Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ