Bệnh giang mai ở nam giới, nữ giới có lây không

Tác giả:
Lê Tiến Đạt
Ngày
14/6/2023

Bệnh giang mai một trong những căn bệnh xã hội có thể lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất hiện nay. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 6 triệu ca mắc mới, trong đó tỷ lệ thanh thiếu niên mắc bệnh ngày càng gia tăng. Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, giang mai còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, hãy cùng phòng khám Hưng Thịnh tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh giang mai là việc mà tất cả mọi người cần phải làm để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh được tốt nhất.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Bệnh giang mai ở nam nữ giới là gì?

Bệnh giang mai có tên khoa học là Syphilis là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay. Bệnh này do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Đây là một loại xoắn khuẩn có hình lò xo, sức đề kháng yếu, khi ra khỏi cơ thể người chỉ có thể sống thêm được được vài giờ. Ở nhiệt độ 45 độ C, vi khuẩn sẽ chết sau 30 phút và với các dung dịch sát khuẩn, xà phòng xoắn khuẩn sẽ chết sau vài phút.

Giang mai xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Đặc biệt, thời gian gần đây bệnh đang có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng với số lượng thanh thiếu niên mắc bệnh ngày càng gia tăng. Không chỉ ảnh hưởng đến da, niêm mạc và bộ phận sinh dục, bệnh còn tác động đến xương khớp, thần kinh, tim mạch và cả hệ thần kinh trung ương não bộ. Vì vậy, đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm, cần phải được phòng tránh và điều trị kịp thời để hạn chế thấp nhất các biến chứng xấu có thể xảy ra với sức khỏe.

Bệnh giang mai ở nam nữ giới là gì?
Bệnh giang mai ở nam nữ giới là gì?

Nguyên nhân bệnh giang là gì?

Tác nhân gây nên bệnh giang mai chính là do một loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Loại xoắn khuẩn này được tìm thấy vào năm 1905 do 2 nhà khoa học là Schaudinn và Hauffman.

Theo các chuyên gia, sở dĩ số lượng người mắc bệnh giang mai ngày càng gia tăng là do bệnh có nhiều con đường lây nhiễm khác nhau. Cụ thể:

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường phổ biến nhất gây nên căn bệnh giang mai có chữa được không. Thống kê của WHO cho thấy, có khoảng 90% trường hợp nhiễm bệnh là do có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Theo đó, da và niêm mạc trên cơ quan sinh dục của người bệnh thường có nhiều tổn thương do chứa xoắn khuẩn giang mai. Khi quan hệ tình dục, xoắn khuẩn thông qua các tiếp xúc, cọ xát sẽ di chuyển qua âm đạo, hậu môn, miệng đến cơ thể mới và gây bệnh.

Giang mai lây nhiễm qua đường máu

Xoắn khuẩn giang mai có trong máu của người bệnh nên việc sử dụng chung bơm kim tiêm, truyền máu từ người bệnh sang người khác là nguyên nhân gây bệnh giang mai. Thông thường, người bị lây nhiễm sẽ không xuất hiện các triệu chứng bất thường trong giai đoạn đầu nên không phát hiện sớm, đến khi bắt đầu có các dấu hiệu bên ngoài thì giang mai đã chuyển sang giai đoạn 2.

Tiếp xúc với các tổn thương giang mai của người bệnh

Sử dụng chung vật dụng cá nhân có chứa dịch mủ của người bệnh như: khăn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu...hoặc tiếp xúc với các tổn thương giang mai là nguyên nhân gây bệnh giang mai cho nhiều người.

Nguyên nhân bệnh giang là gì?
Nguyên nhân bệnh giang là gì?

Triệu chứng bệnh giang mai ở nam, nữ giới

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn giang mai thường ủ bệnh trong khoảng 3 - 4 tuần trước khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ra bên ngoài. Một số trường hợp phát bệnh ngay sau khi nhiễm 10 ngày nhưng cũng có một trường hợp sau 3 tháng mới bắt đầu có các biểu hiện bất thường đầu tiên.

Giang mai có 3 giai đoạn phát triển, lần lượt theo cấp độ 1, 2 và 3. Ở mỗi giai đoạn, sẽ có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

Triệu chứng giang mai ở nam, nữ giới giai đoạn 1

Giang mai giai đoạn 1 là thời điểm bắt đầu phát bệnh, thường sau khi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể khoảng 3 - 4 tuần và kéo dài trong vòng 1 - 2 tháng.Triệu chứng giang mai điển hình ở giai đoạn đầu là xuất hiện các vết săng và nổi hạch.

Theo đó, săng giang mai là tình trạng xuất hiện vết trợt nông, hình tròn hoặc hình bầu dục, kích thước khoảng 0,5 - 2cm. Các vết trợt nông này không có gờ nổi cao nhưng có giới hạn rõ ràng, đáy sạch màu đỏ như thịt tươi, nền cứng và bóp không đau. Ở nam giới, săng thường xuất hiện ở niêm mạc sinh dục, quy đầu, miệng sáo, bìu, dương vật...Ở nữ giới, săng thường gặp ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ. Ngoài ra, còn xuất hiện ở cả miệng, môi, lưỡi của người bệnh.

Ngoài ra, giai đoạn này người bệnh sẽ thấy ở vùng bẹn của mình xuất hiện hạch. Thường sau 5 - 6 ngày kể từ khi có các vết săng, hạch sẽ xuất hiện và mọc thành chùm, trong đó có một hạch to nhất được gọi là “hạch chúa”.

Nếu không được dùng thuốc hay can thiệp điều trị kịp thời ở giai đoạn này, chỉ sau 10 ngày, xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào máu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngay cả khi các vết loét đã biến mất thì người bệnh cũng nên điều trị bệnh sớm, tránh để bệnh chuyển sang giai đoạn sau.

Triệu chứng bệnh giang mai ở nam, nữ giới giai đoạn 2

Giang mai giai đoạn 2 bắt đầu khoảng 45 ngày sau giai đoạn đầu. Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu gặp phải các triệu chứng như: đau nhức đầu, sổ, đau nhức xương khớp và ăn không ngon miệng. Ngoài ra, triệu chứng giang mai ở giai đoạn 2 thường gặp nhất là tình trạng nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng hoặc trên bộ phận sinh dục.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau họng, sưng hạch bạch huyết ở nách, cổ hoặc háng. Những triệu chứng này thường kéo dài từ 2 - 6 tuần và biến mất kể cả người bệnh có điều trị hay không. Tuy nhiên, một số trường hợp người giai đoạn này thường kéo dài trong vài năm mà không gây ra bất kỳ biểu hiện nào.

Triệu chứng bệnh giang mai ở nam, nữ giới cần lưu ý
Triệu chứng bệnh giang mai ở nam, nữ giới cần lưu ý

Triệu chứng giang mai ở nam, nữ giới giai đoạn 3

Đây là giai đoạn nặng của bệnh. Triệu chứng giang mai lúc này là tổn thương khu trú mang tính chất ăn sâu, phá hủy tổ chức da và gây nên những di chứng không thể phục hồi.

Thường sau khoảng từ 10 - 40 năm khi nhiễm bệnh, xoắn khuẩn giang mai sẽ phát triển mạnh mẽ và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho não, tim dẫn đến tình trạng tê liệt, suy giảm trí nhớ và mất thăng bằng. Bệnh nhân khi đã chuyển sang giai đoạn này thì nguy cơ tử vong là rất cao.

Cách trị bệnh giang mai hiệu quả

Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bệnh giang mai còn đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, điều trị bệnh càng sớm càng tốt là lời khuyên mà các chuyên gia dành cho người bệnh.

Tùy vào tình trạng, sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Cụ thể:

Điều trị giang mai giai đoạn 1

Giang mai giai đoạn đầu tương đối dễ chữa. Tuy nhiên, rất ít người phát hiện bệnh sớm do tâm lý chủ quan, e ngại. Theo đó, cách điều trị giang mai giai đoạn này chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu dưới dạng uống hoặc dạng bôi. Tác dụng của thuốc là ức chế sự phát triển của vi khuẩn, từ đó tiêu diệt bệnh. Ngoài ra, một số loại thuốc được chỉ định sử dụng để làm lành các vết loét và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Điều trị giang mai giai đoạn 2

Lúc này bệnh đã tiến triển nặng, xoắn khuẩn đã xâm nhập vào hệ thần kinh và nội tạng. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh nặng dạng tiêm kết hợp với việc kiểm soát tiến triển của các triệu chứng. Lưu ý, trong thời gian điều trị, người bệnh tuyệt đối không quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác cũng như khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Nhìn chung, điều trị bệnh giang mai chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với chế độ kiêng cữ hợp lý. Giang mai là căn bệnh khó chữa nên bệnh nhân cần phải có sự kiên trì, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ, nếu thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần nhanh chóng thông báo ngay để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Chữa bệnh giang mai ở đâu hiệu quả

Chữa bệnh giang mai ở đâu hiệu quả
Chữa bệnh giang mai ở đâu hiệu quả

Hiện nay có hai phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh giang mai đó là điều trị bằng thuốc và điều trị bằng phương pháp miễn dịch cân bằng

1. Điều trị bệnh giang mai bằng thuốc

Bệnh giang mai do vi khuẩn (đặc biệt là Treponema pallidum) gây ra, do đó, việc tiêu diệt vi khuẩn là nguyên tắc quan trọng trong điều trị. Sử dụng thuốc kháng sinh là một phương pháp thông thường và hiệu quả để ức chế sự phát triển của vi khuẩn giang mai và tấn công cấu trúc bảo vệ của chúng, từ đó giúp giảm đi các triệu chứng.

Phương pháp điều trị bệnh giang mai bằng thuốc kháng sinh thường được áp dụng hiệu quả nhất trong giai đoạn đầu của bệnh. Liều lượng thuốc được sử dụng sẽ phụ thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh của từng người, do đó, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng sử dụng. Việc sử dụng không đúng liều lượng có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh và làm cho bệnh giang mai tái phát.

Quan trọng nhất là việc đều đặn sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và hoàn thành toàn bộ khóa điều trị để đảm bảo vi khuẩn giang mai được tiêu diệt hoàn toàn và ngăn ngừa tái phát bệnh. Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm như sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục cũng rất quan trọng để ngăn chặn sự lan truyền của bệnh giang mai.

2. Phương pháp miễn dịch cân bằng điều trị bệnh giang mai

Phương pháp miễn dịch cân bằng là một phương pháp tiên tiến trong điều trị bệnh giang mai, và nó mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi mức độ và tình trạng bệnh, bao gồm cả những trường hợp tái phát.

Phương pháp miễn dịch cân bằng được thực hiện bằng cách đưa thuốc trực tiếp vào vùng bị bệnh và kết hợp với gen sinh vật để điều tiết chức năng miễn dịch của người bệnh. Sau khi thuốc đặc hiệu được đưa vào vùng bệnh, các ion thuốc sẽ tác động lên các tổ chức bệnh để loại bỏ độc tố do vi khuẩn gây ra và loại bỏ các triệu chứng bệnh giang mai.

Ngoài ra, phương pháp này can thiệp vào gen của xoắn khuẩn giang mai để phá hủy cấu trúc của chúng và ngăn chặn sự sinh sôi tiếp diễn, từ đó ngăn ngừa tái phát bệnh. Đồng thời, phương pháp này cũng tăng cường hệ miễn dịch của người bệnh, giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương nhanh chóng, từ đó giúp người bệnh hồi phục sớm.

Phòng khám bệnh giang mai Hưng Thịnh là một cơ sở y tế áp dụng phương pháp miễn dịch cân bằng trong điều trị bệnh giang mai và đã thành công trong việc chữa khỏi rất nhiều người bệnh. Quá trình khám chữa bệnh tại đây được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn có kinh nghiệm và tay nghề cao, sử dụng các thiết bị và máy móc hiện đại để hỗ trợ.

Hiện nay, phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đang triển khai gói khám tổng quát với chi phí chỉ 280.000 đồng và giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật áp dụng cho người bệnh điều trị giang mai.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh giang mai ở nam gới, nữ giới

Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh, ngoài việc đi thăm khám sớm và tuân thủ chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  1. Cung cấp thông tin chi tiết về bệnh cho bác sĩ: Người bệnh cần cung cấp một cách thành thật các thông tin về tiền sử bệnh, đời sống tình dục, quá trình dùng thuốc, các thuốc dị ứng, và bất kỳ thông tin nào liên quan đến tình trạng sức khỏe của mình. Điều này giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
  2. Hạn chế mang thai trong quá trình điều trị: Phụ nữ mắc bệnh giang mai nên hạn chế mang thai trong quá trình điều trị vì nó có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Mang thai khi mắc bệnh giang mai có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, nhiễm bệnh cho thai nhi, suy dinh dưỡng và chậm phát triển thai nhi.
  3. Hạn chế quan hệ tình dục: Những người mắc bệnh giang mai từ 2 năm trở lên nên hạn chế quan hệ tình dục và sử dụng bao cao su trong quan hệ để tránh lây nhiễm cho đối tác.
  4. Không sử dụng chung đồ cá nhân: Những vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần lót, dao cạo, son môi... có thể bám dính dịch tiết của người mắc bệnh, vì vậy tuyệt đối không nên chia sẻ đồ cá nhân này với người khác để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.
  5. Kiên trì trong quá trình điều trị: Điều trị bệnh giang mai yêu cầu thời gian và kiên nhẫn. Người bệnh cần kiên trì và không tự ý ngừng thuốc khi thấy các triệu chứng giảm đi. Việc này không chỉ không đạt được kết quả điều trị mà còn có thể làm cho quá trình điều trị kéo dài hơn.
  6. Thăm khám định kỳ và thông báo các triệu chứng bất thường: Người bệnh nên tuân thủ lịch hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ và thông báo ngay lập tức với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện trong quá trình điều trị hoặc sau khi điều trị. Điều này giúp bác sĩ có thể theo dõi và điều chỉnh phương án điều trị nếu cần thiết.

Bệnh giang mai là gì, bệnh giang mai ở nam, nữ có chữa được không tuy là căn bệnh xã hội nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh nhưng bản thân mỗi người có thể phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả nếu trang bị đầy đủ các kiến thức về bệnh. Hy vọng, với những thông tin mà Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cung cấp trong bài viết sau đây đã giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích trong công tác chăm sóc sức khỏe bản thân và những người xung quanh được hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Mọi chi tiết xin liên hệ 0366.655.466

Bệnh giang mai là một trong những căn bệnh xã hội có thể lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm nhất hiện nay. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 6 triệu ca mắc mới, trong đó tỷ lệ thanh thiếu niên mắc bệnh ngày càng gia tăng

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvan