Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? nên ăn những gì

Ngày
17/4/2023

Mang thai nên ăn gì? Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh, đây là những mối quan tâm hàng đầu của các chị em phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn làm mẹ. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ từ những ngày đầu tiên. Chính vì vậy, để có thể hiểu rõ chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ khi mang thai từ 1 đến 40 tuần nên ăn gì, các mẹ bầu có thể tham khảo qua bài viết từ phòng khám Hưng Thịnh ngay dưới đây.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh nên ăn gì?

Dinh dưỡng khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự hấp thụ phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp là vấn đề rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mẹ và cung cấp đầy đủ dưỡng chất đến thai nhi.

Do đó, để đảm bảo sự phát triển của thai nhi khỏe mạnh một cách toàn diện, thì việc thực hiện một chế độ ăn uống chi tiết theo từng tuần dành cho phụ nữ khi mang thai là điều vô cùng cần thiết, sẽ giúp bé phát triển một cách khỏe mạnh và thông minh. Dưới đây là chế độ ăn uống dành cho phụ nữ khi mang thai từ 1 đến 40 tuần lành mạnh và phù hợp, mà các chị em có thể tham khảo.

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh nên ăn gì?
Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh nên ăn gì?

Mang thai 1 tuần - 5 tuần

Hầu hết các phụ nữ trong thời điểm đầu mang thai 1 tuần hay khi mang thai 2 tuần tuổi vẫn chưa phát hiện mình có thai. Thường cho đến khi xuất hiện những biểu hiện thai nghén điển hình đầu tiên như chậm kinh, buồn nôn,... qua kiểm tra siêu âm xác định chính xác mình có em bé thì cũng đã cho ra kết quả bạn mang thai 4 tuần hoặc 5 tuần tuổi.

Đây là giai đoạn đầu của thai kỳ, các mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dưỡng chất, bởi giai đoạn này rất quan trọng giúp tạo tiền đề cho sự phát triển của thai nhi trong những tuần mang thai tiếp theo. Đối với các mẹ bầu từ 4 tuần hoặc mang thai 5 tuần tuổi cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất, ăn các nhóm thực phẩm giàu chất protein như thịt, cá, trứng, ngũ cốc,...

Những loại thực phẩm giàu axit folic có trong các loại hạt, thịt gà, thịt bò, vịt, cam bưởi,… axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ, khả năng sảy thai. Ngoài ra, khi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi do phải nuôi dưỡng thêm 1 tế bào thai nên cần phải bổ sung đủ lượng chất sắt để cơ thể mẹ dần thích nghi và cung cấp đủ dưỡng chất.

Mang thai 6 tuần - 12 tuần

Từ tuần thứ 6 trở đi, cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện thai nghén sẽ khiến mẹ khó chịu, kén ăn, buồn nôn và nhất là khi mang thai 7 tuần trở lên cơ thể thường nhạy cảm hơn. Do đó, cơ thể mẹ thường bị suy nhược và thiếu chất trong thời kỳ này. Lời khuyên dành cho phụ nữ mang thai từ 6 tuần đến khi mang thai 12 tuần cụ thể như sau:

Phụ nữ mang thai từ 6 tuần đến khi mang thai 8 tuần tuổi cần tạo cho mình một thói quăn nhiều trái cây trong thực đơn hàng ngày của mình. Ăn nhiều trái cây không chỉ giúp giảm chứng nghén ở cơ thể mà còn có thể bổ sung được nhiều dưỡng chất vitamin có lợi trong khi mang thai. Đến khi các mẹ mang thai 9 tuần và mang thai 10 tuần tuổi trở đi thì cần ăn nhiều rau xanh, để dung nạp nhiều chất xơ và vitamin trong cơ thể tránh tình trạng táo bón và nóng trong cùng với nhiều lợi ích khác khi mang thai.

Thời điểm mang thai từ 6 tuần tuổi đến khi mang thai 12 tuần tuổi, các mẹ bầu cần chú uống đầy đủ nước mỗi ngày và cần bổ sung các loại khoáng chất tốt cho cơ thể như các loại hạt hay trái cây sấy khô, sữa ít béo giúp cơ thể có thể được thanh nhiệt giải độc, làm mát và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.

Mang thai 13 tuần - 16 tuần

Giai đoạn mang thai từ tuần thứ 13 đến khi mang thai 16 tuần, là thời điểm các cơ quan quan trọng của thai bắt đầu được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng. Do đó, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của thai nhi cũng ngày càng một gia tăng, nên chế độ dinh dưỡng trong thời điểm này cũng cần được bổ sung nhiều hơn, nhất là hàm lượng calo mỗi ngày để có thể đáp ứng đủ nhu cầu của bé mẹ cần tăng khoảng 300 calo/ngày.

Phụ nữ  mang thai 14 tuần đến 16 tuần trung bình mỗi tuần cơ thể mẹ cần tăng 0,5 kg là đủ cho nhu cầu phát triển của bé. Cơ thể  mẹ lúc này bắt đầu trở nên mệt mỏi hơn và tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng hơn do thay đổi nội tiết tố gây ra. Do đó, thời gian này mẹ bầu cần nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, và uống nhiều nước lọc và các loại nước trái cây tốt cho sức khỏe để giúp thanh lọc và giảm tác động đến nhu động ruột làm giảm tình trạng táo bón, và giúp cơ thể mẹ nhẹ nhàng hơn.

Ngoài ra ở giai đoạn này, vitamin C là dưỡng chất rất cần thiết để giúp tăng cường collagen, làm cho hoạt động của các tế bào dễ kết nối. Đồng thời, vitamin C còn có khả năng giữ cho xương và răng của bé phát triển chắc khỏe và giúp nuôi dưỡng làn da giảm nguy cơ lão hóa da của mẹ.

Mang thai 13 tuần - 16 tuần
Mang thai 13 tuần - 16 tuần

Mang thai 17 tuần - 24 tuần

Mang thai 17 tuần da của bé bắt đầu phát triển có tác dụng giữ ấm cho cơ thể của thể. Đồng thời tìm và các mạch máu của thai nhi cũng bắt đầu định hình và cho đến khoảng tuần 24 các cấu trúc cơ thể mới hoàn thiện. Để hỗ trợ phát triển thị giác của bé trong thai kỳ, thời điểm này mẹ không chỉ bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu mà còn cần ăn nhiều loại trái cây màu vàng hoặc đỏ và các loại trái cây củ quả giàu chất beta carotene như cà rốt, bí đỏ, ớt chuông xanh vàng,...

Đây đều là những thực phẩm giàu vitamin và các hoạt chất có vai trò giảm mỡ trong mạch máu Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin. Các thực phẩm nên có mặt trong chế độ ăn khi mang thai 20 tuần đến 24 tuần là các loại hạt, hạt hướng dương. Và cần bắt đầu tập trung các loại thực phẩm chứa kẽm, đây là chất rất cần thiết đến sự phát triển của thai nhi, và còn giúp ngăn ngừa khả năng sinh non ở mẹ bầu.

Mang thai 25 tuần - 27 tuần

Đây là những tuần cuối của giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2. Để giải đáp cho thắc mắc mang thai 25 tuần ăn gì, mang thai 27 tuần ăn gì? Lúc này bé đã phát triển vượt bậc, các cơ quan sinh dục và hệ thống sinh của bé đã phát triển rõ ràng. Lúc này mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin C, omega 3, canxi trong bữa ăn hàng ngày để giúp nâng cao sự phát triển và hệ miễn dịch của cả mẹ và thai nhi.

Mang thai 28 tuần - 34 tuần

Trong giai đoạn này, thai nhi càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao. Do đó mẹ nên theo dõi những thay đổi trong cơ thể để có thể bổ sung những dưỡng chất cần thiết giúp nâng cao sức khỏe mẹ và bé, tránh những biến chứng thai kỳ có thể xảy ra. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin b1 và Carbohydrates sẽ giúp mẹ nâng cao sức khỏe để có thể đảm bảo thể chất trong quá trình sinh nở như: các loại đậu, ngũ cốc,  ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh đậm, lúa mì,...

Đây là những tuần quan trọng mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng để giúp thai nhi có hệ thống xương chắc khỏe,phát triển trí não thông minh khỏe mạnh. Do đó, thực đơn của mẹ hàng ngày cần phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu: tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Đồng thời cần tăng thêm 300 calo mỗi ngày cùng với chế độ ăn của mẹ giàu dinh dưỡng, thì sẽ hoàn toàn cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ sẽ không bị kiệt sức.

Mang thai 35 tuần - 40 tuần

Mang thai 35 tuần - 40 tuần
Mang thai 35 tuần - 40 tuần

Đây là thời điểm ở những tuần cuối của thai kỳ mẹ cần tích lũy năng lượng để hỗ trợ quá trình sinh nở. Ở giai đoạn ngày thai nhi đã bắt đầu có hình dạng hộp sọ, não bộ dần được phát triển. Do đó mẹ cần nên có một chế độ ăn có chứa nhiều dưỡng chất giúp thai nhi phát triển não bộ và hộp sọ phát triển khỏe mạnh hơn, loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D - C, omega 3, canxi trong thời điểm này mẹ nên dung nạp là trứng, bơ, sữa rau cải xoăn.

Khi các mẹ bầu ở tuần 37-38 thai nhi sẽ dần quay đầu và di chuyển đến khung xương chậu, nhìn bụng của mẹ đã dần tụt xuống gây áp lực cho bàng quang nên mẹ có cảm giác mắc tiểu nhiều hơn và đi tiểu nhiều lần hơn. Đồng thời đây cũng là giai đoạn thai nhi có thể chào đời, đặc biệt là mang thai từ tuần 38 trở đi, cho nên mẹ nên bổ sung những thực phẩm có thể giúp mẹ thư giãn, bớt căng thẳng và tăng cường thể lực để hỗ trợ trong quá trình sinh nở như thực phẩm giàu vitamin B1, nguồn dưỡng chất carbohydrates là những nguồn năng lượng không thể thiếu ở giai đoạn này.

Đồng thời mẹ cũng nên các thực phẩm giúp tử cung có thể hoạt động dễ dàng, mềm ra để quá trình sinh nở của mẹ sẽ dễ dàng và an toàn hơn như quả dứa, quả chà là là, mè đen,...

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?

Theo các chuyên gia cho biết, một thai kỳ khỏe mạnh đủ ngày thường có 38 - 40 tuần tuổi để trẻ có thể được sinh ra an toàn. Tuy nhiên tùy vào tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi mà ngày dự kiến sinh có thể bị chênh lệch so với thời điểm thụ thai. Dưới đây là tình trạng số tuần trẻ được sinh ra như sau:

  • Nếu các mẹ bầu sinh trước 37 tuần: bé sinh ra được cho là sinh non.
  • Nếu các mẹ bầu sinh từ 37 - 38 tuần: bé  được xem là  sinh sớm.
  • Nếu các mẹ bầu sinh từ 39 - 40 tuần: bé sinh ra đủ ngày đúng tháng.
  • Nếu các mẹ bầu sinh ở tuần thứ 41: bé sinh vào cuối thời hạn.
  • Nếu các mẹ bầu sinh từ 42 tuần trở lên: bé sinh già tháng.
Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?
Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh?

Nếu như trẻ được sinh ra đủ tuần, đủ tháng thường sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, với một số trường hợp quá ngày dự sinh mà vẫn chưa được sinh ra thì có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, điển hình như thai chết lưu hoặc thai quá to cần phải sử dụng biện pháp hỗ trợ để sinh thường, hoặc cần chỉ định mổ bắt thai.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh con sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh như ảnh hướng từ yếu tố tâm lý, sự tác động từ bên ngoài, sức khỏe của mẹ và bé,... do vậy không thể đưa ra một con số cụ thể chính xác về vấn đề mang thai bao nhiêu tuần thì sinh dành cho các mẹ bầu. Đặc biệt, với những phụ nữ mang thai lần đầu tiên, thì bé thường sinh ra sớm hơn so với dự kiến từ 8-10 ngày. Tuy nhiên vẫn xuất hiện nhiều trường hợp mang thai 42 tuần mới sinh.

Hy vọng bài viết mà phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ có thể mang lại những thông tin hữu ích giúp cho các mẹ bầu có lời giải đáp cho thắc mắc mang thai từ 1 đến 40 tuần nên ăn gì? bao nhiêu lâu thì sinh. Việc xây dựng một thực đơn có đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày phù hợp dành cho bà bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy các mẹ cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng trong 40 tuần mang thai, để giúp mẹ luôn khỏe mạnh và bé phát triển toàn diện.

Mang thai nên ăn gì? Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh, đây là những mối quan tâm hàng đầu của các chị em phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn làm mẹ
Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ