Bị hôi miệng nặng: nguyên nhân gây bệnh từ đâu?

Ngày
13/4/2024

Hôi miệng có thể xảy ra ở bất cứ nam nữ giới trong độ tuổi nào, khiến cho người mắc cảm thấy tự ti, xấu hổ, là rào cản lớn đối với các mối quan hệ xung quanh. Không chỉ vậy, người bị hôi miệng nặng còn có thể là triệu chứng cảnh báo một bệnh lý nào đó, càng để lâu sẽ lại càng gây khó khăn trong việc điều trị về sau đó. Vậy bị hôi miệng phải làm sao, có chữa được không? Những vấn đề này sẽ được đội ngũ chuyên gia sức khỏe của Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nội Dung Bài Viết [Hiện]

Bị hôi miệng là như thế nào?

Hôi miệng là tình trạng vô cùng phổ biến, theo các thống kê cho thấy có tới 60% người trên thế giới gặp phải vấn đề này. Đúng như tên gọi, triệu chứng bệnh hôi miệng được thể hiện qua hiện tượng phát ra hơi thở có mùi hôi, xảy ra ở nhiều đối tượng bao gồm cả người lớn và trẻ em. Trong số đó, có những người hôi miệng nặng lâu năm, hầu như là rất khó hoặc phải mất nhiều thời gian mới khắc phục được.

Bệnh hôi miệng ban đầu có thể không nghiêm trọng đối với sức khỏe, tuy nhiên tình trạng này lại ảnh hưởng rất lớn đến việc giao tiếp và các mối quan hệ xung quanh, khiến tâm lý người mắc trở nên ngại ngùng, tự ti, không dám đối diện với mọi người. Mức độ hôi miệng ở mỗi trường hợp lại khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ tăng theo độ tuổi nên người tuổi càng cao thì mùi hôi khó chịu cũng sẽ càng gia tăng thêm.

Để nhận định được về hiện tượng hôi miệng không quá khó khăn, bạn có thể biết được thông qua một số biện pháp cụ thể như sau:

Tự ngửi thấy mùi khó chịu khi thở ra hay nói chuyện, hoặc áp lòng bàn tay vào gần miệng sau đó thở ra sẽ thấy mùi hôi, khẩu trang sau khi đeo có mùi lạ…

Người thân trong gia đình hay những người ở xung quanh xác nhận rằng bạn có mùi khó chịu từ khoang miệng.

Kiểm tra nồng độ hơi thở của mình thông qua một số thiết bị, máy đo chuyên dụng.

Bị hôi miệng là như thế nào?
Bị hôi miệng là như thế nào?

Nguyên nhân gây hôi miệng

Trước khi tìm hiểu về hôi miệng và cách chữa trị như thế nào hiệu quả, chúng ta cần phải nắm rõ được tình trạng hôi miệng nguyên nhân do đâu mới xử lý một cách đúng đắn. Theo đó, người bị hôi miệng có thể xuất phát từ một hoặc kết hợp nhiều nguyên do như dưới đây:

Nguyên nhân do miệng gây ra hơi thở có mùi hôi

Những vấn đề xuất phát từ miệng của người bệnh là nguyên nhân phổ biến gây mùi khó chịu, có thể kể đến bao gồm:

Một số bệnh lý viêm nhiễm như viêm lợi, viêm nha chu, viêm chân răng, áp xe… hình thành nên mùi khó chịu, thêm vào đó là cảm giác đau nhức khiến việc vệ sinh răng miệng cũng vì vậy mà gặp nhiều khó khăn hơn.

Bệnh sâu răng, các mảng bám và cao răng do vệ sinh kém, các loại thức ăn còn sót lại và tích tụ lâu ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây mùi.

Các vết nhiệt miệng, lở loét ác tính, bệnh tay chân miệng, bệnh lậu ở miệng, HIV/AIDS, nấm Candida ở lưỡi, viêm tuyến nước bọt...

Các bệnh lý liên quan đến xương hàm: Viêm ổ răng khô, viêm tủy xương, hoại tử xương… hoặc những bệnh ác tính cũng là nguyên nhân hôi miệng nặng.

Nguyên nhân gây mùi khó chịu không xuất phát từ miệng

Do thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm gây mùi cho miệng như hành, tỏi, ngoài ra trong quá trình tiêu hóa mùi từ những thực phẩm này cũng có khả năng quay lại vùng thực quản, khi thở ra hoặc nói chuyện mùi sẽ phát ra bên ngoài.

Chứng khô miệng thường xảy ra trong lúc ngủ một cách tự nhiên khiến lượng nước bọt giảm sút gây mùi hôi cho hơi thở vào buổi sáng, hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc dẫn tới tình trạng khô miệng mãn tính.

Người hút nhiều thuốc lá cũng sẽ bị hôi miệng do các thành phần trong thuốc lá bám vào phổi trong nhiều giờ, ức chế quá trình sản xuất nước bọt, khiến các bộ phận trong khoang miệng (cổ họng, răng, lưỡi…) trở nên khô.

Hôi miệng do mắc phải các bệnh lý trên cơ thể: Tiểu đường, suy thận, tắc ruột thấp, viêm amidan, viêm xoang, trào ngược dạ dày - thực quản, bệnh hôi mùi cá...

Nguyên nhân gây hôi miệng
Nguyên nhân gây hôi miệng

Cách chữa trị hôi miệng hiệu quả an toàn hiện nay

Với những cảm giác khó chịu gây ra bởi tình trạng hôi miệng, rất nhiều người đều có chung một thắc mắc hôi miệng có chữa được không. Các chuyên gia cho biết, mùi hôi ở miệng hoàn toàn có thể được cải thiện và điều trị khỏi nếu biết được nguyên nhân chính xác, tìm ra hướng giải quyết hiệu quả và an toàn.

Ví dụ, bạn phải thay đổi các thói quen hàng ngày gây ra mùi khó chịu, hoặc cần chữa trị dứt điểm các bệnh lý mà mình đang gặp phải thì hôi miệng mới không bị tái phát. Dưới đây là một số phương pháp chữa hôi miệng nặng tùy theo nguyên nhân mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng:

1. Duy trì việc vệ sinh răng miệng sạch đúng cách

Đây là một thói quen có lợi giúp bảo vệ răng miệng, phòng tránh mùi hôi hiệu quả nhưng thực tế vẫn có không ít người chủ quan không thực hiện. Theo đó, bạn nên đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 3 - 4 phút để loại bỏ những thức ăn thừa, mảng bám trên răng. Bởi nếu không những chất này tồn tại trong khoang miệng chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, tạo ra mùi hôi khó ngửi.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý thay bàn chải đánh răng sau 2 - 3 tháng sử dụng để hạn chế vi khuẩn gây các bệnh về răng miệng. Kết hợp chải răng với chải lưỡi, dùng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước… cũng là những cách chữa hôi miệng nhờ vào việc loại bỏ được các mảnh vụn thức ăn trong miệng.

2. Dùng nước sạch hoặc nước muối súc miệng

Nhiều người thường có thói quen sử dụng các loại nước súc miệng để giảm mùi hôi, tuy nhiên thực tế là mùi hương của những sản phẩm này chi có khả năng loại bỏ mùi khó chịu tạm thời. Hơn nữa, nếu lạm dụng quá mức thì thành phần cồn có trong nước súc miệng sẽ khiến nước bọt giảm tiết, gây chứng khô miệng. Từ đó các loại vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng tấn công, sinh sôi nhiều đáng kể, đồng nghĩ với mùi hôi miệng nặng nề hơn.

Thay vào đó, bạn nên hạn chế dùng nước súc miệng lại mà hãy kết hợp với nước sạch, hoặc nước muối giúp nâng cao khả năng sát khuẩn răng miệng.

3. Tích cực uống nhiều nước

Nếu bạn vừa ăn xong những loại thực phẩm, món ăn dễ tạo mùi và muốn xử lý nhanh chóng thì có thể “chữa cháy” bằng cách uống nhiều nước sau đó. Mùi hôi từ hơi thở trong khoang miệng sẽ được cải thiện do nước giúp cuốn trôi đi những vụn thức ăn thừa còn sót lại từ trước đó. Ngoài ra, việc uống đầy đủ nước hằng ngày còn hỗ trợ bổ sung độ ẩm cho khoang miệng, phòng tránh vi khuẩn sinh sôi phát triển hình thành mùi hôi khó chịu.

4. Nguyên liệu tự nhiên

Hôi miệng và cách chữa từ những nguyên liệu tự nhiên
Hôi miệng và cách chữa từ những nguyên liệu tự nhiên

Để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa hôi miệng tại nhà bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên sau đây:

  • Gừng: Có khả năng kháng khuẩn, phòng tránh viêm nhiễm, sâu răng… cùng hàm lượng tinh dầu với mùi hương dễ chịu. Ngoài cách pha trà từ gừng tươi và chanh để uống, nếu chịu được vị cay của gừng bạn cũng có thể ăn trực tiếp vài lát mỏng hằng ngày giúp loại bỏ đi mùi hôi trong khoang miệng nhanh chóng.
  • Mật ong: Nguyên liệu này chứa nhiều khoáng chất có lợi giúp chống khuẩn, kháng viêm hiệu quả cho răng miệng. Cách thực hiện vô cùng đơn giản: Lấy một lượng mật ong và chanh tươi vừa đủ đem trộn đều sau đó ngậm hỗn hợp trong miệng, thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần để nhận thấy sự thay đổi.
  • Sữa chua: Bị hôi miệng phải làm sao đừng quên ăn sữa chua hằng ngày, bởi loại thực phẩm này có thể ức chế quá trình sản sinh Hydrogen sulfide gây mùi trong miệng. Mặt khác, sữa chua cũng đồng thời có thể tạo thành môi trường cho lợi khuẩn phát triển để bảo vệ hiệu quả cho răng miệng của bạn.
  • Táo: Polyphenol oxy hóa có trong thành phần của táo có công dụng làm sạch răng miệng, hạn chế hiện tượng hơi thở có mùi hôi. Đặc biệt là những loại táo giòn sẽ giúp tăng tiết nước bọt trong khoang miệng, hỗ trợ loại bỏ tác nhân gây mùi.
  • Rau húng chanh: Với nguyên liệu này, bạn sẽ cần thực hiện nhiều công đoạn hơn so với những phương pháp kể trên. Lá rau húng chanh sau khi rửa sạch thì đem phơi khô, tiếp đó là sắc với ít nước sao cho thu được phần nước rau húng chanh thật đặc. Mỗi ngày ngậm nước này trong khoảng 5 - 7 phút để cải thiện mùi hơi thở.

5. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây nặng mùi cho miệng

Một phương pháp đơn giản khác giúp giải đáp câu hỏi hôi miệng làm sao hết chính là thay đổi thói quen ăn uống của bạn. Các loại gia vị gây mùi như hành, tỏi hay những thực phẩm chứa nhiều hàm lượng đường và chất béo đều sẽ khiến miệng đọng lại mùi trong thời gian rất lâu. Chính vì vậy, việc hạn chế lại những thực phẩm này cũng sẽ giúp chứng hôi miệng được thuyên giảm. Trong trường hợp ăn xong thì bạn cần lưu ý đến việc vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận răng miệng để mùi hôi không gây phiền hà.

6. Đi khám bác sĩ chuyên khoa

Đi khám bác sĩ chuyên khoa
Đi khám bác sĩ chuyên khoa

Những cách trị hôi miệng kể trên sẽ đem lại hiệu quả đối với nguyên nhân không xuất phát từ các bệnh lý. Do đó, nếu cơ thể bạn đang gặp phải một vấn đề bất thường nào đó thì việc áp dụng các phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ cải thiện mùi hôi miệng tạm thời, tình trạng hơi thở có mùi sẽ rất nhanh chóng quay trở lại.

Vì thế, nếu đã áp dụng những biện pháp tại nhà nhưng hôi miệng vẫn thường xuyên xuất hiện thì cách tốt nhất là người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa tại những cơ sở y tế uy tín. Qua khâu thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán được cụ thể nguyên nhân gây hôi miệng, tư vấn phác đồ điều trị giúp loại bỏ yếu tố bệnh lý để mùi hôi khó chịu được chữa dứt điểm.

Một số phương pháp phòng tránh bệnh hôi miệng

Theo các chuyên gia, tình trạng hôi miệng có thể được phòng ngừa bằng cách thực hiện những điều sau đây:

Nên đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 phút, đồng thời sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch các mảnh vụn thức ăn bị “mắc kẹt” giữa các kẽ răng.

Tránh sử dụng hoặc hạn chế một cách tối đa bia rượu, cà phê, nước chè, nước ngọt, thuốc lá… bởi chúng không chỉ dễ gây mùi khó chịu cho miệng mà còn không tốt đối với sức khỏe.

Tích cực bổ sung trái cây, rau củ quả tươi trong chế độ ăn uống hằng ngày, uống nhiều nước để không bị khô miệng, hạn chế nạp vào cơ thể quá nhiều thịt và thực phẩm giàu chất béo.

Lên kế hoạch chủ động đi khám nha khoa để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý có liên quan đến răng miệng, đi lấy cao răng theo định kỳ khoảng 6 tháng/lần.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi bị hôi miệng nặng phải làm sao hết, cách chữa trị hôi miệng hiệu quả từ các chuyên gia. Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp xử lý hôi miệng ngay tại nhà nhưng vẫn không có sự cải thiện, người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, biết được rõ nguyên nhân và được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất, nhanh chóng lấy lại sự tự tin cũng như bảo vệ an toàn cho sức khỏe.

Vậy bị hôi miệng phải làm sao, có chữa được không? cách chữa trị ! Những vấn đề này sẽ được đội ngũ chuyên gia sức khỏe giải đáp trong nội dung bài viết này
Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Bài Viết Cùng Chuyên mục

Được quản lý bởi:
Bộ y Tế
Sở Y tế
DMCA ldl
Google Tin Tức
Chatvoibacsi
Chat facebookChat Zalo
goichobacsideduoctuvanChát với bác sĩ